Trình tự kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP đối với các DOANH NGHIỆP vận tải tại CHI cục THUẾ KHU vực sơn TRÀ NGŨ HÀNH sơn, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 63 - 68)

- Nguồn nhân lực: Theo số liệu thống kê, số lao động bình quân mỗi doanh nghiệp từ 5 người trở lên, trong đó những doanh nghiệp siêu nhỏ hầu

a. Trình tự kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:

Thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế, Chi cục Thuế đã áp dụng các bước để tiến hành một cuộc kiểm tra gồm:

Bước 1: Chuẩn bị nội dung kiểm tra

Trước khi tiến hành kiểm tra, bộ phận kiểm tra tập hợp các thông tin, tài liệu có sẵn tại Chi cục Thuế, liên quan đến nội dung kiểm tra như:

+ Khai thác đầy đủ các thông tin đăng ký ban đầu: Giấy chứng nhận ĐKKD, Giấy phép đầu tư; Vốn; địa chỉ kinh doanh để xác định lĩnh vực, ngành nghề, qui mô kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Khai thác Bảng Phân tích Báo cáo Tài chính; Phân tích Cân đối kế toán trên chương trình ứng dụng. Đồng thời tiến hành phân tích các Báo cáo tài chính, các tờ khai thuế, quyết toán thuế, nộp thuế để phân tích, xem xét các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính như: Vốn, Tài sản,... qua đó so sánh, đánh giá tình hình kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp qua các năm để xác định năm thanh tra, kiểm tra;

+ Các vi phạm đã bị Cơ quan Thuế, các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác đã xử lý; xem xét thời gian và hành vi đã vi phạm để có sự nhận định về tính tuân thủ của doanh nghiệp;

+ Tiến hành trao đổi các nội dung liên quan như tính tuân thủ pháp luật thuế, việc hạch toán kế toán, qui mô của doanh nghiệp... với các đồng nghiệp đã từng thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp mà chúng ta chuẩn bị thanh tra, kiểm tra hoặc tại các doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh đã được thanh tra, kiểm tra.

+ Sau khi có những thông tin, bộ phận kiểm tra sẽ phân tích các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, rút ra những nhận xét nghi vấn về hành vi gian lận thuế của doanh nghiệp và lập bảng nhận xét, đề xuất nội dung trọng tâm dự kiến sẽ kiểm tra.

còn phải tập hợp những thông tin từ bên ngoài như: Qua công tác thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp cùng ngành nghề với doanh nghiệp chuẩn bị thanh tra, kiểm tra để thu thập được các thông tin như: Hợp đồng vận tải; Hợp đồng hợp tác kinh doanh; định mức nhiên liệu, săm lốp; sửa chữa, công tác phí...Xác định phương tiện, TSCĐ hiện có là do tự đầu tư, mua sắm hay đi thuê, làm dịch vụ hay là cho các tổ chức cá nhân “núp bóng” tên doanh nghiệp để bán hóa đơn; Rà soát thu thập các thông tin từ thực tế về tình hình, qui mô kinh doanh, địa bàn kinh doanh, lĩnh vực vận tải, phương tiện vận tải; Thu thập các thông tin từ các doanh nghiệp có thuê vận tải để tìm hiểu đối tượng vận tải; Thu thập các thông tin từ các cơ sở cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp như: các cơ sở kinh doanh xăng dầu (với các nội dung như: số lượng xăng dầu mua, hóa đơn đã cấp, thanh toán theo thời gian, địa điểm mua...; cơ sở sửa chữa phương tiện;

+ Đối chiếu, xác minh: Lựa chọn các hóa đơn đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp vận tải có nghi vấn như: hóa đơn có giá trị lớn, hóa đơn đầu vào phát sinh nhiều của một đối tượng, hóa đơn đầu vào do thuê lại đối tượng khác vận tải; Rà soát, lựa chọn trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, đại lý có quy mô lớn, có chi phí vận tải đầu vào lớn để xác minh; Xác minh các vấn đề khác nghi vấn liên quan để có những thông tin về quy mô kinh doanh của doanh nghiệp để có thêm cơ sở cho việc kiểm tra và đưa ra kết luận sai phạm sau này. Việc chuẩn bị nội dung kiểm tra ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cuộc kiểm tra.

Bước 2: Ban hành quyết định kiểm tra

Qua số liệu đã phân tích, bộ phận kiểm tra sẽ đề xuất ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở của NNT, quyết định sẽ ghi đầy đủ nội dung kiểm tra, tên cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thời gian kiểm tra, kỳ kiểm tra. Quyết

hành, đồng thời Đoàn kiểm tra phải lập bảng phân công nhiệm vụ, xem xét nội dung để xác định số ngày cần kiểm tra dự kiến, số ngày hoàn thành công tác kiểm tra. Việc phân giao nhiệm vụ phải dựa vào năng lực của các thành viên Đoàn kiểm tra để có thể đáp ứng yêu cầu cũng như nội dung kiểm tra.

Bước 3: Tiến hành kiểm tra tại doanh nghiệp

Công tác kiểm tra tại doanh nghiệp được tiến hành trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Nội dung chủ yếu được kiểm tra tập trung vào doanh thu chịu thuế TNDN, thu nhập khác, chi phí được trừ, chi phí khác. Trường hợp nội dung kiểm tra không phức tạp, có thể phát hiện và ghi nhận ngay sai phạm thì cuộc kiểm tra có thể kết thúc sớm hơn, trường hợp trong quá trình kiểm tra, cần phải đối chiếu, xác minh, thu thập thêm bằng chứng thì có thể gia hạn thời gian nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc. Tất cả các nội dung kiểm tra được xác nhận bằng biên bản chi tiết cho từng nội dung, khoản mục kiểm tra, số liệu này là cơ sở để tổng hợp và lập biên bản chính thức, kết luận kiểm tra. Quá trình tiến hành kiểm tra đều phải ghi vào nhật ký kiểm tra, với mục đích xác định và kiểm soát thời gian cũng như nội dung công việc đã làm của Đoàn kiểm tra.

Nội dung kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp tại doanh nghiệp vận tải được thực hiện bằng cách xem xét số liệu và xác lập hồ sơ chứng lý như sau:

- Kiểm tra đối chiếu số liệu tổng hợp: Việc kiểm tra đối chiếu số liệu tổng hợp được thực hiện tùy theo phạm vi, quy mô, các nội dung kiểm tra bao gồm:

+ Kiểm tra các thủ tục pháp lý về nội dung đăng ký kinh doanh, mã số thuế, ngành nghề, mặt hàng kinh doanh; tình hình đăng ký sử dụng hóa đơn, TSCĐ hiện có là do tự đầu tư, mua sắm hay đi thuê, việc áp dụng các căn cứ tính thuế, miễn giảm, hoàn thuế; thực hiện nghĩa vụ nộp thuế;

toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm thông qua kiểm tra doanh thu, đối chiếu giữa kê khai trên tờ khai thuế với trên SSKT, so sánh sự thay đổi thu nhập chịu thuế giữa các năm liền kề.

+ Kiểm tra việc mở sổ sách và tính hợp pháp: sổ cái, sổ theo dõi chi tiết theo các quy định của chuẩn mực kế toán nhà nước quy định, kiểm tra đối chiếu số liệu tổng hợp giữa bảng cân đối số phát sinh và sổ chi tiết.

- Kiểm tra chi tiết, lập hồ sơ chứng lý:

+ Đối chiếu số liệu chứng từ kế toán với sổ kế toán, chứng từ, các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính; kiểm tra thủ tục, chế độ kế toán áp dụng; tính hợp pháp, hợp lý của các nội dung kinh tế, TSCĐ khấu hao, tỷ lệ định mức nhiên liệu, săm lốp đã đăng ký với CQT;

+ Kiểm tra nội dung kinh tế ghi trên hóa đơn chứng từ, truy vấn các nội dung có nghi vấn của hóa đơn mua vào, xác minh, đối chiếu với số liệu thanh toán cho khách hàng.

+ Kiểm tra chứng từ nộp thuế tại doanh nghiệp, đối chiếu số tiền thuế đã nộp từ chứng từ nộp với số liệu trên báo cáo tài chính, tình hình thực hiện nộp ngân sách với số thuế đã nộp do cơ quan thuế theo dõi trên chương trình quản lý thuế.

+ Tiến hành lập các biên bản chi tiết theo từng nội dung kiểm tra như kiểm tra doanh thu, chi phí, kiểm tra hàng tồn kho (xăng, dầu, săm, lốp,…), khấu hao TSCĐ,…làm cơ sở cho lập biên bản kết luận sau kiểm tra.

Kết thúc kiểm tra sẽ thiết lập biên bản tổng hợp về tình hình chấp hành pháp luật về thuế, chế độ kế toán, chế độ hoá đơn, chứng từ. Biên bản sẽ được thông báo công khai cho doanh nghiệp được kiểm tra biết, xác nhận số liệu kiểm tra. Sau khi kết luận kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra lập báo cáo lãnh đạo Chi cục Thuế về kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý vi phạm.

Căn cứ vào biên bản kết luận các hành vi vi phạm và đề xuất của đoàn kiểm tra, Lãnh đạo Chi cục Thuế sẽ ban hành quyết định xử phạt hành chính về thuế, trong đó bao gồm xử phạt hành vi trốn thuế, kê khai sai, phạt hành chính về thủ tục và tính tiền chậm nộp thuế. Quyết định xử lý sẽ được gửi đến cho NNT trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP đối với các DOANH NGHIỆP vận tải tại CHI cục THUẾ KHU vực sơn TRÀ NGŨ HÀNH sơn, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w