+ Theo quy định của Luật Quản lý thuế, Ở Việt nam cơ quan quản lý thuế bao gồm cả cơ quan thuế và cơ quan hải quan. Tuy nhiên, ngoài các cơ quan như Công an, Quân đội cũng được giao nhiệm vụ điều tra theo Điều 20, Pháp lệnh số 23/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ quốc hội về tổ chức điều tra hình sự. Trong khi đó, cơ quan quản lý thuế đang quản lý số người nộp thuế khá lớn, số thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thu ngân sách nhà nước, tình trạng trốn lậu thuế ngày càng tinh vi và phức tạp lại chưa được giao nhiệm vụ này, đặc biệt về chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
+ Quy định kiểm tra thuế: Quy định hiện hành việc kiểm tra tại trụ sở NNT chỉ được thực hiện trong trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin tài liệu. Thực tế, việc giải trình, bổ sung thông tin chủ yếu chỉ được thực hiện những sai sót đơn giản, trong khi đó, đối với những trường hợp như kiểm tra trước hoàn, sau hoàn và trường hợp có dấu hiệu vi phạm như gian lận về thuế, có dấu hiệu tẩu tán tài liệu, tang vật thì cần phải kiểm tra trực tiếp tài liệu gốc liên quan đến sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ tại trụ sở của người nộp thuế. Trong một số trường hợp khác, NNT còn có văn bản đề nghị cơ quan thuế kiểm tra quyết toán thuế tại trụ sở NNT (chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, …). Đối với DN có độ rủi ro cao, khai lỗ lớn, kéo dài nhưng vẫn tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh cần phải thực hiện ngay kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước khác trong việc phốihợp và tăng cường công tác quản lý thuế: