- Nguồn nhân lực: Theo số liệu thống kê, số lao động bình quân mỗi doanh nghiệp từ 5 người trở lên, trong đó những doanh nghiệp siêu nhỏ hầu
a. Khai thác hiệu quả thông tin người nộp thuế
- Thông qua chương trình quản lý thuế gồm: Hệ thống Quản lý thuế tập trung (TMS); Hệ thống cơ sở dữ liệu Báo cáo tài chính doanh nghiệp (BCTC); Hệ thống hỗ trợ Thanh tra, kiểm tra (TTR); Hệ Thống Kiểm tra nội bộ (KTNB); Hệ thống thuế điện tử (eTax); Hệ thống Quản lý ấn chỉ (QLAC); Hệ thống tập trung cơ sở Dữ liệu và khai thác thông tin NNT (TPH); Hệ thống xử lý tờ khai (SAP PORTAL); Hệ thống phân tích rủi ro (TPR), Hệ thống quản lý trước bạ, nhàđất (QLTB-NĐ) ... thống kê danh sách doanh nghiệp kinh doanh theo từng loại, rút ra các số liệu cần thiết có liên quan đối với doanh nghiệp như: bảng kê tổng hợp tờ khai thuế GTGT, thuế TNDN, số thuế phải nộp, đã nộp hàng năm, các quyết định hoàn thuế, xử lý thuế để có cơ sở nhận diện sơ bộ việc chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp.
trong đó tất cả các nội dung liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp được cập nhật và tích lũy thông tin qua nhiều kỳ như: số lượng xe, số lượng khách lẻ, giá cước vận chuyển, định mức tiêu hao chi phí (xăng, dầu, săm lốp), số lượng lao động,... nhằm có đầy đủ cơ sở để thực hiện phân tích và kiểm tra.
Mục đích của việc khai thác thông tin trên cơ sở các dữ liệu của cơ quan thuế sẽ giúp cho cán bộ kiểm tra (trước khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT) nắm được khái quát một số nội dung có liên quan như: ngành nghề, quy mô, địa chỉ, họ tên giám đốc, kế toán trưởng, các số điện thoại cần liên lạc; tốc độ phát triển của doanh nghiệp, tình hình chấp hành pháp luật thuế cũng như sự tương xứng với số thuế nộp NSNN; các sắc thuế phát sinh tại doanh nghiệp để có định hướng về mặt chính sách trong quá trình kiểm tra tại trụ sở NNT.