Thực thi giao tiếp trong Quan hệ công chúng:

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUAN hệ CÔNG CHÚNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH RẠCH sỏi KIÊN GIANG (Trang 29 - 32)

6. Bố cục luận văn:

1.3.3. Thực thi giao tiếp trong Quan hệ công chúng:

1.3.3.1. Khái niệm và mục đích của thực thi giao tiếp:

Thực thi Quan hệ công chúng là sự hợp phần của thực thi hành động và thực thi giao tiếp. Thực thi hành động là sự thay đổi trong chính sách, thủ tục, sản phẩm, dịch vụ, hành vi của tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu của cả tổ chức lẫn các nhóm công chúng. Sau đó thực thi giao tiếp là hỗ trợ cho các chương trình hành động, giúp công chúng hiểu được các hoạt động đó của tổ chức. Mục đích của thực thi giao tiếp trong QHCC là truyền tải thông điệp đến các nhóm khách mục tiêu một cách ấn tượng và hiệu quả nhất nhằm thuyết phục, thúc đẩy, thay đổi hoặc đạt được sự hiểu biết lẫn nhau.

1.3.3.2. Các nội dung thực thi giao tiếp:

Quan hệ công chúng nội bộ: Công chúng nội bộ ở đây là tập thể cán

bộ, nhân viên của công ty, các tổ chức trong công ty và họ được liên kết với nhau bằng các mối quan hệ chuyên môn và công việc. Nhiệm vụ của PR nội

bộ là kiểm soát cộng đồng bên trong nhằm tạo ra sự quản lý hiệu quả nhất, đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó nội bộ và sự tin cậy giữa nhân viên với nhân viên và nhân viên với lãnh đạo đơn vị.

Quan hệ với khách hàng: Quan hệ với khách hàng là trách nhiệm quan trọng của PR, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Đối tượng khách hàng của ngân hàng khá rộng lớn, từ những cá nhân nhỏ lẻ đến các doanh nghiệp lớn, từ những khách hàng gửi tiền đến các đối tượng đến vay, khách hàng chuyển tiền kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam; khách du lịch đến Việt Nam,… Do đó, ngân hàng cần phải phân nhóm khách hàng và duy trì quan hệ tốt với khách hàng là cách để ngân hàng luôn giữ vững và tăng cường năng lực tài chính của mình,

Quan hệ truyền thông: Truyền thông, dưới một hình thức nào đó, dù là đối nội hay đối ngoại đều là vấn đề mà các tổ chức không thể né tránh hoặc phớt lờ. Vì vậy mà các ngân hàng cần phải giữ mối quan hệ với giới truyền thông. Nhất là với báo chí, các ngân hàng cần xây dựng quan hệ trong thời gian dài. Quan hệ báo chí, bao gồm: tổ chức họp báo, soạn thảo thông cáo báo chí, tổ chức các buổi phỏng vấn, các phóng sự đặc biệt về ngân hàng hoặc tư vấn tiêu dùng hàng hóa…

Các hoạt động tài trợ cộng đồng: Tài trợ cộng đồng là một hình thức làm công tác xã hội mà ngân hàng thường quan tâm thực hiện và có ngân sách riêng dành cho các hoạt động xã hội này. Các hoạt động tài trợ này phần lớn đều đem đến lợi ích cho cộng đồng bên cạnh mục đích quảng bá thương hiệu của ngân hàng. Các hoạt động này thường rất thiết thực, không lạm dụng quảng cáo mà hình ảnh của ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn rất đẹp và dễ được chấp nhận hơn. Cũng như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng tham gia vào các hoạt động tài trợ, từ thiện cũng như tài trợ thương mại nhằm thể hiện sự quan tâm của mình đến cộng đồng và một phần nhằm khẳng định tiềm lực tài chính của mình.

Quan hệ với chính phủ: Quan hệ với chính phủ rất quan trọng đối với ngân hàng. Các ngân hàng thực thi chính sách, đầu tư để các thành phần kinh tế xã hội phát triển góp phần phát triển kinh tế đất nước, thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ đồng thời tạo dựng được uy tín với chính phủ. Dưới sự điều chỉnh của các luật liên quan, ngân hàng tạo được môi trường hoạt động kinh doanh hấp dẫn, thông qua đó tạo được mối quan hệ tốt với cơ quan chính phủ. Hơn nữa, khi một ngân hàng có mối quan hệ tốt với chính phủ thì cơ hội ngân hàng đó được ưu tiên hỗ trợ trong việc xử lý sự cố là điều rất dễ xảy ra. Từ đó sẽ tạo môi trường đầu tư cho đất nước và lại quay ngược lại giúp phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng trong nước. Tóm lại, quan hệ với chính phủ tốt có ý nghĩa không chỉ về mặt chính trị mà còn về kinh tế và xã hội, đối với không chỉ ngân hàng mà với toàn xã hội.

Quan hệ với nhà đầu tư: Đầu tư là một kênh thu hút nguồn vốn quan trọng của các Tổ chức Tài chính. Bộ phận QHCC sẽ phát huy vai trò của mình trong công tác hỗ trợ ngân hàng tiến hành giao tiếp với các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư thực sự rất kì vọng đặt niềm tin vào hoạt động kinh doanh và luôn giành sự quan tâm lớn tới những hoạt động của ngân hàng. Bằng cách xây dựng một mạng lưới liên hệ giữa nhà đầu tư và ngân hàng thông qua hoạt động QHCC, các NH sẽ thường xuyên thu nhận được những ý kiến đóng góp có giá trị và từ đó phân tích, nghiên cứu nhằm đưa ra phương hướng kế hoạch kinh doanh hợp lý.

Quản trị khủng khoảng: Ngân hàng là ngành có mức độ rủi ro rất cao, do đó, việc quản trị khủng hoảng trong hoạt động PR cần được thực sự quan tâm, bởi ngân hàng là một ngành quan trọng trong xã hội. Nếu ngân hàng không xử lý tốt khủng hoảng bất ngờ xảy ra cũng như có thể dự đoán được có thể xảy ra thì sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng trầm trọng, thậm chí đổ vỡ, phá sản. Bởi khi đã mất uy tín, mất niềm tin trong công chúng thì việc

xây dựng lại hình ảnh của ngân hàng không hề dễ dàng, chưa kể đến việc hiện nay có rất nhiều ngân hàng có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUAN hệ CÔNG CHÚNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH RẠCH sỏi KIÊN GIANG (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w