Quản lý phương thức đóng bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý QUỸ bảo HIỂM xã hội tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN DUY XUYÊN (Trang 64 - 70)

TIỂU KẾT CHƯƠNG

2.2.1.4 Quản lý phương thức đóng bảo hiểm xã hộ

Việc xác định phương thức đóng BHXH căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh cũng như định kỳ trả lương đối với người lao động của đơn vị tham gia BHXH. Trên địa bàn huyện, các đơn vị đều đóng BHXH bắt buộc theo định kỳ hàng tháng.

Theo đó, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc (cùng với BHYT, BHTN nếu có) trên quỹ tiền lương, tiền công tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc để đóng tiền thu BHXH.

Về số tiền phải chuyển hàng tháng:

Số tiền BHXH phải nộp = tỷ lệ thu BHXH x Tổng quỹ lương đóng BHXH của đơn vị

Từ năm 2015 trở về trước thì trường hợp đơn vị chậm đóng BHXH quá 30 ngày (trường hợp chậm nộp tiền đóng BHXH hoặc làm hồ sơ báo điều chỉnh tăng

mức đóng chậm quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định), BHXH sẽ tính lãi phạt theo quy định. Mức lãi phạt BHXH Duy Xuyên quy định căn cứ trên mức lãi suất thực tế của ngân hàng.

Từ ngày 01/01/2016 trở đi, mức lãi suất đối với các trường hợp người sử dụng lao động chưa đóng, chậm đóng BHXH, BHTN thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg: “Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHTN từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN bình quân của năm trước liền kề”. Mức lãi phạt chậm đóng BHXH đối với các đơn vị được quy định thực hiện thống nhất trên địa bàn huyện Duy Xuyên như sau:

Bảng 2.9: Mức lãi phạt chậm đóng từ 2016 đến năm 2019 Đơn vị: %/năm Thời gian Tháng 01/2016 đến 01/2017 Tháng 2/2017 đến 12/2017 Tháng 01/2018 đến 12/2018 Tháng 01/2019 đến 12/2019 Lãi phạt chậm đóng BHXH 12,78 15,80 14,5 10,66

Tiền lãi BHXH được trích nộp và bổ sung vào quỹ BHXH.

Tuy nhiên, việc quản lý phương thức đóng của các đơn vị chỉ dựa vào lãi phạt chậm đóng chưa có hiệu quả cao, đặc biệt khi mức lãi phạt chậm đóng thấp hơn lãi suất vay. Số tiền nợ BHXH tăng, giảm qua các năm nhưng vẫn còn ở mức cao.

Đơn vị: triệu đồng

Khối loại hình Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Khối DN có vốn DTNN 76,145 3,477 147,650 0

Khối DN Ngoài quốc doanh 1.970,543 1.609,808 2.420,294 2.338,536

Khối HCSN, Đảng, Đoàn thể 52,287 38,908 76,922 0,60

Khối hợp tác xã 67,876 68,540 129,813 22,306

Khối xã, thị trấn 19,975 7,141 0 0

Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 22,572 5,348 6,501 34,794

Tổng cộng 2.209,398 1.733,222 2.781,180 2.396,236

Nguồn: BHXH huyện Duy Xuyên

Năm 2016, 2018 có sự gia tăng số tiền nợ BHXH khối hành chính, đảng, đoàn thể và xã, thị trấn; nguyên nhân: nguồn NSNN chậm cấp dự toán tiền đóng BHXH cho các cơ quan HCSN. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 6, Thông tư 134/TT-BTC về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam quy định: khi nhận được chứng từ liên quan của đơn vị sử dụng lao động nộp tiền đóng BHXH, BHTN, BHYT, cơ quan BHXH thực hiện hạch toán thu các quỹ theo thứ tự như sau: thu đủ tiền đóng vào quỹ bảo hiểm y tế, kể cả số tiền lãi phát sinh trong thời gian chậm đóng (nếu

có), sau đó thu đủ tiền đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp, kể cả số tiền lãi phát sinh trong thời gian chậm đóng (nếu có).. Phần còn lại, hạch toán thu quỹ BHXH bắt buộc. Do đó, sau khi đơn vị nộp tiền, số tiền tự động phân bổ theo quy định nên số nợ còn lại được tính vào nợ BHXH.

Đặc biệt, số nợ của khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số nợ BHXH và tăng nhanh qua các năm.

Biểu đồ 2.4 Số tiền nợ BHXH giai đoạn 2016-2019

Nhìn chung, trong cơ cấu nợ thì số nợ của các đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước (Khối Hành chính sự nghiệp, đảng đoàn thể, khối xã, thị trấn) thì tỷ lệ nợ thấp (tỉ lệ nợ dưới 1% và có xu hướng giảm dần: Khối HCSN, đảng đoàn thể, Khối xã, thị trấn tỷ lệ nợ 3.27% năm 2016 xuống gần bằng 0% năm 2019). Sở dĩ có sự chuyển biến tích cực ở khối này do tác động kinh tế ít ảnh hưởng đến vấn đề đóng BHXH ở khu vực này do chi phí đóng BHXH được dự toán trong chi phí tiền lương; và khi cơ quan BHXH tăng cường đối chiếu, đôn đốc thì các đơn vị HCSN có ý thức hơn trong việc trích nộp BHXH kịp thời, đúng thời gian quy định.

Trong khi đó, tỷ lệ nợ của khối doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu số nợ của BHXH huyện (năm 2019 chiếm 99% tổng số nợ BHXH).

Sở dĩ số nợ và tỷ lệ nợ cao như vậy (đặc biệt ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh) do tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp gặp khó khăn trong tài chính, và cơ chế xử phạt còn nhẹ, (bắt đầu từ năm 2016 mới điều chỉnh mức lãi suất chậm đóng bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN bình quân của năm trước liền kề).

Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ BHXH giai đoạn 2016 – 2019

Năm Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

DN có vốn đầu tư nước ngoài

Số tiền phải thu 39.377,769 52.736,422 69.708,139 95.936,934

Số tiền nợ 76,145 3,477 147,650 0

Tỉ lệ (%) 0,19 0,01 0,21 0

DN ngoài quốc doanh

Số tiền phải thu 33.130,396 43.820,637 46.217,997 53.108,010

Số tiền nợ 1.970,540 1.609,810 2.420,294 2.338,536

Tỉ lệ (%) 5,95 3,67 5,24 4,40

Khối HCSN, Đảng, Đoàn thể

Số tiền phải thu 38.203,232 39.466,621 39.853,599 41.440,428

Số tiền nợ 52,287 38,908 76,922 0,6

Tỉ lệ (%) 0,14 0,10 0,19 0,001

Khối hợp tác xã

Số tiền phải thu 1.469,564 1.483,015 1.357,940 1.464,808

Số tiền nợ 67,876 68,540 129,813 22,306

Khối xã, thị trấn

Số tiền phải thu 3.195,158 3.458,687 3.593,421 3.977,829

Số tiền nợ 19,975 7,141 0 0

Tỉ lệ (%) 0,63 0,21 0 0

Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác

Số tiền phải thu 225,075 232,785 340,099 683,720

Số tiền nợ 22,572 5,348 6,501 34,794

Tỉ lệ (%) 10,03 2,30 1,91 5,08

Tổng cộng

Số tiền phải thu 115.600,194 141.198,164 161.071,195 196.611,729

Số tiền nợ 2.209,400 1.733,220 2.781,18 2.396,236

Tỉ lệ (%) 1,91 1,23 1,73 1,21

Tính toán dựa trên quyết toán thu BHXH- BHXH huyện Duy Xuyên

Để quản lý đối với các đơn vị nợ, BHXH huyện tập trung rà soát, phân loại và quản lý nợ BHXH, BHYT; thực hiện theo dõi chặt chẽ diễn biến nợ, thực hiện quản lý nợ đối với các đơn vị nợ từ 3 tháng trở lên để có các biện pháp xử lý. Trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của BHXH Quảng Nam, BHXH huyện đã tập trung mọi giải pháp để thu hồi nợ đọng, nợ lớn, nợ kéo dài tại các đơn vị sử dụng lao động cố tình dây dưa, đã thành lập các tổ thu hồi nợ, phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động huyện thành lập Đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra việc thực hiện đóng BHXH, BHYT cho người lao động; đồng thời

phối hợp với các ngành khởi kiện các đơn vị nợ đọng lớn ra Tòa án. Trong các năm 2016 - 2019, BHXH Duy Xuyên đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chế độ, chính sách cho người lao động tại 67 đơn vị vi phạm. Sau thanh kiểm tra phần lớn đơn vị thực hiện trích nộp theo đúng biên bản đã cam kết. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp vẫn không thực hiện theo biên bản đã cam kết.

Ngoài ra, BHXH huyện tiếp tục sử dụng các biện pháp để thu BHXH như: phạt do chậm đóng, công khai danh tính các đơn vị nợ BHXH trên các phương tiện truyền thông, trên báo của Ngành và báo địa phương; đề nghị cấp có thẩm quyền không hiệp y khen thưởng hoặc không xét khen thưởng các danh hiệu thi đua đối với các đơn vị nợ BHXH;

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, mặc dù kinh tế vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng nhưng tỷ lệ nợ năm 2019 đã bắt đầu có xu hướng giảm hơn so với các năm trước.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý QUỸ bảo HIỂM xã hội tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN DUY XUYÊN (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w