Bảng 2.7. Phân tích nhóm chỉsố đòn bẩy tài chính của Công ty giai đoạn 2016–2018 Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % 1. Nợ phải trả Đồng 6.815.185.478 5.858.672.149 7.998.021.771 (956.513.329) (14,04) 2.139.349.622 36,52 2. Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Đồng 17.634.035.342 15.592.023.895 18.028.196.888 (2.042.011.447) (11,58) 2.436.172.993 15,62 3. Nguồn VCSH Đồng 10.818.849.864 9.733.351.746 10.030.175.117 (1.085.498.118) (10,03) 296.823.371 3,05
4. Lợi nhuận trước thuế Đồng 420.182.842 483.560.781 355.645.465 63.377.939 15,08 (127.915.316) (26,45)
5. Chi phí lãi vay Đồng 59.072.522 46.909.305 136.053.894 (12.163.217) (20,59) 89.144.589 190,04
6. Lợi nhuận trước thuế
và lãi vay Đồng 479.255.364 530.470.086 491.699.359 51.214.722 10,69 (38.770.727) (7,31)
7. Tỷ số nợ % 38,65 37,57 44,36 (1,08) (2,79) 6,79 18,07
8. Tỷ số nợ trên VCSH % 62,99 60,19 79,74 (2,80) (4,45) 19,55 32,48
9. Tỷ số tự tài trợ % 61,35 62,43 55,64 1,08 1,76 (6,79) (10,88)
10. Hệ số khả năng thanh
toán lãi vay Lần 8,11 11,31 3,61 3,20 39,46 (7,70) (68,08)
Để tăng trưởng và duy trì khả năng tăng trưởng mỗi doanh nghiệp đều tìm kiếm và sử dụng các công cụ quản trị một cách tích cực hơn. Công cụ cho phép doanh nghiệp khuếch đại khả năng sinh lời khi cơ hội thuận lợi chính là đòn bẩy kinh doanh
và đòn bẩy tài chính - động lực cơ bản của tăng trưởng. Phân tích đòn bẩy tài chính giúp các chủthể quản lý đánh giá được trình độ quản trị các chính sách tài chính của doanh nghiệp, năng lực sửdụng đòn bẩy tài chính, các lợi ích và nguy cơ rủi ro thông
qua đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
a) Tỷsốnợ
Biểu đồ2.9. Biến động tỷsốnợ giai đoạn 2016 - 2018
Dựa vào bảng 2.7 và biểu đồ2.9 có thểthấy:
TỷsốnợCông ty có biến động giảm vào năm 2017 và tăng vào năm 2018. Năm
2016, tỷsốnợcủa Công ty là 38,65%, thểhiện cứ 100 đồng đầu tư vào tổng tài sản thì có tới 38,65 đồng hình thành từnợ. Năm 2017 tỷsốnợ là 37,57% giảm nhẹ 1,08% so với năm 2016, khi đó cứ 100 đồng đầu tư vào tổng tài sản thì có 37,57 đồng hình thành từ nợ. Trong năm 2017 nợ phải trả giảm 956.513.329 đồng trong khi một số chỉ tiêu trong tổng tài sản của Công ty giảm mạnh như tiền và các khoản tương đương tiền
6,815,185,478 5,858,672,149 7,998,021,771 17,634,035,342 15,592,023,895 18,028,196,888 38.65 37.57 44.36 34 36 38 40 42 44 46 0 2,000,000,000 4,000,000,000 6,000,000,000 8,000,000,000 10,000,000,000 12,000,000,000 14,000,000,000 16,000,000,000 18,000,000,000 20,000,000,000 2016 2017 2018 NPT Tổng tài sản Tỷ số nợ Đồng %
giảm1.136.053.360 đồng (giảm 68,37%), HTK giảm 384.005.786 đồng (giảm 9,52%), TSNH khác giảm 1.182.228.256 đồng (giảm 55,40%), TSCĐ giảm 1.405.471.971
đồng (giảm 20,63%) dẫn đến tổng tài sản năm 2017 giảm 2.042.011.447 đồng, tổng tài sản giảm gần gấp 2 lần nợ phải trảnên hệsốnày giảm nhẹ1,08% so với năm 2016.
Đến năm 2018, tỷ số nợ ở mức cao nhất trong 3 năm chạm ngưỡng 44,36%,
tăng 6,79% so với năm 2017. Có sự thay đổi này do nợ phải trả tăng mạnh lên đến
2.139.349.622 đồng (chủ yếu là tăng chỉ tiêu vay và nợ thuê tài chính một khoản
1,321,973,610 đồng) bên cạnh đómột sốchỉ tiêu của tổng tài sản tăng bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền tăng 1.836.644.179 đồng (tăng 349,38%), các khoản phải thu ngắn hạn tăng 3.330.420.582 đồng (tăng 65,82%) dẫn đến tổng tài sản tăng 2.436.172.993 đồng,nhưng tốc độ tăng của tổng tài sản không nhanh bằng nợ phải trả
nên tỷsốnợ tăng một khoản tương ứng. Nhìn chung, tỷsốnợ Công tydao động không quá lớn, có tăng có giảm nhưng không quá lớn.
Hệ số nợ Công ty tăng vào năm 2018 chứng tỏ Công ty đang áp dụng chính sáchtăng vốn bằng cách đi vay sẽ không làm ảnh hưởng tới quyền kiểm soát Công ty. Công ty tăng cường vay nợ đồng nghĩa với việc Công ty muốn sử dụng hiệu quả từ đòn bẩy tài chính mang lại, điều này có thể gây khó khăn cho Công ty vì đòn bẩy tài chính càng cao thì rủi ro tài chính càng lớn và doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên hệ số nợ của Công ty hiện tại cũng chưa phải là quá cao, nếu kiểm soát tốt và có những kếhoạch SXKD hiệu quảthì hoàn toàn có thể đạt được lợi nhuận mong muốn nhờvào lá chắn thuếmà các khoản vay mang lại. Việc
để hệ số nợ cao cho thấy khả năng thanh toán của Công ty không quá dồi dào, qua đó
có thể gây ảnh hưởng nhất định đến kết quả kinh doanh. Đa phần các chủ nợ thường thích một hệsốnợvừa phải, hệsốnợcàng thấp thì món nợ càng được đảm bảo, doanh nghiệp sẽdễ dàng huy động thêm vốn bằng cách đi vay.
b) Tỷsốnợtrên VCSH
Dựa vào kết quả phân tích có thể thấy tỷ số nợ trên VCSH của Công ty giảm nhẹ vào giai đoạn 2016– 2017 và tăng mạnh vào giai đoạn 2017– 2018. Năm 2016,tỷ
số nợ trên VCSH là 62,99%, cho thấy cứ 100 đồng VCSH thì Công ty phải trả 62,99 Trường Đại học Kinh tế Huế
đồng cho các khoản NPT. Năm 2017, tỷ số này là 60,19%, giảm 2,8% so với năm
2016.Trong năm 2017 nợ phải trảcủa Công ty giảm 956.513.329 đồng (giảm 14.04%)
trong khi đó một sốchỉ tiêu của VCSH cũng giảm bao gồm vốn khác của chủsở hữu giảm 1.420.000.000 đồng (giảm 24,83%), lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm
1.917.498.118 đồng (giảm 67,26%) đẫn đến VCSH giảm 1.085.498.118 đồng (giảm 10,03%). Mặc dù cả nợ phải trả và các chỉ tiêu của VCSH đều giảm nhưng tốc độ
giảm của nợphải trả nhanh hơn nên tỷsốnợ trên VCSH năm 2017 giảm 2,80%.
Đến năm 2018, tỷsốnợ của Công ty là 79,74%, tăng19,55% so với năm 2017. Các chỉ tiêu của NPT tăng trong năm 2018 bao gồm phải trả người bán tăng 797.989.491 đồng, thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng nhẹ 19.386.521 đồng, vay và nợ thuê tài chính tăng mạnh lên đến 1.321.973.610 đồng dẫn đến NPT tăng
mạnh 2.139.349.622 đồng (tương ứng tăng 36,52%) nhanh hơn tốc độ tăng của VCSH
là 296.823.371đồng (tương ứng tăng3,05%) nên làm cho tỷ số này tăng thêm19,55%.
Tỷ số nợ trên VCSH của Công ty cao, cho thấy các tài sản của Công ty được
đầu tưkhông hầu hết từ VCSH, chứng tỏCông ty càng phải chịu trách nhiệm pháp lý
đối với các nguồn vốn hình thành nên các tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuếthu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thểgặp rủi ro trong việc trảnợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Do đó, Công ty phải cân nhắc giữa ưu điểm và nhược điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.
c) Tỷsốtựtài trợ
Tỷsố tự tài trợ có biến động tỷlệnghịch với tỷsố nợ và tỷsố nợ trên VCSH.
Năm 2016, tỷ số tự tài trợ của Công ty là 61,35%, thể hiện cứ 100 đồng đầu tư vào tổng nguồn vốn thì có tới 61,35 đồng hình thành từ VCSH. Tỷ số này năm 2017 là
62,43%, tăng 1,08% so với năm 2016. Trong năm 2017 một số chỉ tiêu của VCSH giảm bao gồm vốn khác của chủ sở hữu giảm 1.420.000.000 đồng (giảm 24,83%), lợi Trường Đại học Kinh tế Huế
nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 1.917.498.118 đồng (giảm 67,26%) đẫn đến VCSH giảm 1.085.498.118 đồng (giảm 10,03%), trong khi các chỉtiêu của tổng nguồn vốn bên cạnh VCSH giảm thì NPT cũng giảm mạnh bao gồm phải trả người bán giảm
505.612.016 đồng (giảm 9,61%), thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm mạnh
800.901.313 đồng (giảm 86,14%) dẫn đến tổng nguồn vốn giảm 2.042.011.447 đồng (giảm 11,58%). Tốc độ giảm của các chỉ tiêu thuộc nợ phải trả đã làm tỷsốtựtài trợ công ty năm 2017 tăng 1,08%.
Năm 2018, tỷ số tự tài trợ giảm xuống còn 55,64%, giảm 6,79% so với năm
2017. Có sựbiến động này là do trong VCSH chỉ tăng 1 chỉ tiêu là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 296.823.371 đồng (tăng 31,80%) làm VCSH tăng 3,05% trong
khi các chỉ tiêu của tổng nguồn vốn ngoài VCSH tăng 3,05% thì các chỉ tiêu của nợ
phải trả cũng tăng bao gồm phải trả người bán tăng 797.989.491 đồng (tăng 16,78%),
thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng 19.386.521 đồng (tăng 15,05%), vay và nợ thuê tài chính tăng mạnh lên đến 1.321.973.610 đồng (tăng 165,25%) dẫn đến tổng nguồn vốn tăng 2.436.172.993 đồng (tăng 15,62%). Tốc độ tăng của các chỉ tiêu trong nợ phải trả làm nợ phải trả tăng nhanh (tăng 36.52%) đã làm tỷsốtựtài trợ của Công
ty năm 2018 giảm 6,79% so với năm 2017.
Tuy có giảm nhưng tỷ số tự tài trợ của Công ty luôn duy trì ở mức trên 55%, nguồn vốn của doanh nghiệp vẫnđược tài trợchủyếu từVCSH,điều đó cho thấy quy mô nguồn VCSH mặc dù có sự sụt giảm nhưng vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh của bản thân Công ty.
d) Khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của Công ty có nhiều biến động trong giai
đoạn 2016– 2018. Hệ số này năm 2016 là 8,11 lần, nghĩa là cứ 1 đồng chi phí lãi vay thì sẽ có 8,11 đồng lợi nhuận để thanh toán lãi. Năm 2017, Công ty có 11,31 đồng lợi nhuận để thanh toán lãi, tăng 3,2 đồng (tương đương tăng 39,46%) so với năm 2016.
Biến động tăng nguyên nhân chính do lợi nhuận trước thuế tăng 15,08% trong khi chi phí lãi vay giảm 20,59%, thời gian này Công ty có chính sách giảm vay nợ và tiến hành trảcác khoản vay đến hạn.
Năm 2018, hệ số này chỉ còn 3,61 lần, giảm đến 7,70 lần (tương đương giảm 68,08%), biến động giảm này liên quan đến chính sách của Công ty. Trong năm 2018
lợi nhuận trước thuế giảm 26,45%, đồng thời chi phí lãi vay tăng mạnh lên đến 190,04% đẫn đến hệsốkhả năng trảlãi giảm mạnh. Công ty tiến hành vay mới khoản tiền lớn phục vụ cho quá trình mở rộng hoạt động SXKD, nhận nhiều công trình quy mô lớn, thúc đẩy hiệu quảcủa đồn bẩy tài chính.