Đánh giá và chấp nhận khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng nợ phải trả người bán của công ty tnhh kiểm toán và thẩm định giá afa (Trang 46)

Bảng 6- Trích GLV IOB .OO Chứng kiến kiểm kê HTK

2.2.1.1Đánh giá và chấp nhận khách hàng

2.2 Thực trạng về kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán của Công ty TNHH

2.2.1.1Đánh giá và chấp nhận khách hàng

Vì giới hạn thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài, do đó, đềtài chỉdừng lại ởmức trình bày một sốgiấy làm việc chủyếu và kết quảcủa quá trình tìm đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng mà không đi sâu chi tiết vào cách thực hiện như thế nào để ra được kết quả đó.

a) Đánh giá rủi ro chấp nhận khách hàng

Đối với khách hàng mới, KTV sẽ tự mình điền vào bảng câu hỏi được thiết kế sẵn trong GLV mẫu số 0200.MPQ Bảng câu hỏi đánh giá về việc chấp nhận khách hàng, bằng cách phỏng vấn trực tiếp, tìm hiểu các nguồn thông tin về khách hàng, quan sát hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nội dung của bảng câu hỏi chủ yếu xoay quanh ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức công ty khách hàng, tính chính trực của ban giám đốc và ban quản trị, hệthống kế toán,…

Vì Công ty ABC là khách hàng cũ nên bước làm việc trên KTV sẽkhông cần thực hiện, mà sẽtiến hành đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán thông qua việc trình bày vào GLV mẫu số 0210.MPQ Bảng hỏi đánh giá rủi ro chấp nhận (Phụ lục 1). Kết luận của KTV đối với khách hàng Công ty ABC là:Tuy là Công ty đại chúng , nhưng qua thông tin tìm hiểu Công ty tuân thủ tốt các quy định pháp luật chi phối,

giao dịch không phức tạp, KTV cũng đánh giá không có nguy cơ gian lận nào đối với BTGĐ.

b) Tính độc lập của kiểm toán viên

Tính độc lập là nền tảng của hoạt động kiểm toán. Đây được coi là điều kiện cần thiết để DN đạt được mục tiêu trong hoạt động kiểm toán và là nguyên tắc hành nghề cơ bản của KTV. Vì vậy cần phải đánh giá sựphù hợp với tiêu chuẩn đạo đức và đánh giá sự phù hợp của việc lựa chọn KTV hành nghề và người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán theo hướng dẫn của Nghị định 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 hướng dẫn một số điều của Luật Kiểm toán độc lập và chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp kế toán, kiểm toán được Ban hành theo Thông tư số70/2015/TT- BTC ngày 08/05/2015 của Bộ tài chính. Việc đánh giá về tính độc lập được thực hiện thông qua 2 mẫu GLV là 0220.MPQ Bảng hỏi về tính độc lập và 224.MPQ Đánh giá vềsựluân chuyển kiểm toán.

Đối với khách hàng Công ty ABC, AFA chỉ cung cấp dịch vụkiểm toán và không có bất kỳ đe dọa nàoliên quan đến chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp. Kết luận của GLV mẫu số0220.MPQ là: Không có các nguy cơ đe dọa đến tính độc lập của KTV và AFA.

AFA đã cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng Công ty ABC trên 3 năm liên tục. Nhưng không có Partner và/hoặc KTV nào phụ trách hợp đồng kiểm toán cho khách hàng này liên tục trên 3 năm liên tiếp. Vì vậy kết luận của GLV mẫu số224.MPQ là: Việc phân công Partner và KTV phụtrách hợp đồng kiểm toán cho khách hàng hiện hành phù hợp với Nghị Định 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 hướng dẫn một số điều của Luật kiểm toán độc lập và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kếtoán, kiểm toán được Ban hành theo Thông tư số70/2015/TT-BTC ngày 08/05/2015 của Bộtài chính.

c) Tiếp tục khách hàng thường niên

Vì Công ty ABC là khách hàng mà AFA đã cung cấp dịch vụ kiểm toán 3 năm liên tiếp nên cần thực hiệnđánh giá việc tiếp tục phục vụkhách hàng bằng việc

xem xét bất kỳ lợi ích nào có xung đột với công việc kiểm toán thích hợp. Cụ thể như sau:

Đánh giá rủi ro hợp đồng => Không có bất kỳ sự thay đổi nào làm ảnh hưởng đến việc tiếp tục thực hiện dịch vụcho khách hàng.

Xem xét về tính độc lập => Không có bất kỳ yếu tố nào liên quan đến tính độc lập của KTVảnh hưởng đến việc tiếp tục thực hiện dịch vụcho khách hàng.

Công việc kiểm toán thích hợp => Không có khó khăn nào trong việc thực hiện công việc kiểm toán thích hợp. Đã trao đổi và BGĐ khách hàng đồng ý về trách nhiệm lập và trình bày BCTC trung thực và hợp lý.

Điều kiện tiên quyết cho hợp đồng kiểm toán => Khuôn khổ báo cáo tài chính là được chấp nhận.

Kết luận: Việc xem xét các rủi ro đã được xác định và các biện pháp ngăn ngừa đãđược đưa ra để loại bỏ các rủi ro này hoặc làm giảm chúng xuống mức có thểchấp nhận được đãđược ghi lại bằng tài liệu trong Bảng câu hỏi về tính độc lập, AFA có nguồn thông tin đầy đủvà khả năng để thực hiện cuộc kiểm toán => Chấp nhận hợp đồng.

Sau khi đánh giá về rủi ro của hợp đồng kiểm toán và KTV chấp nhận kiểm toán thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Tiếp đến, AFA tiến hành phân công nhóm kiểm toán bao gồm những KTV và trợ lý KTV có năng lực và chuyên môn phù hợp với ngành nghềkinh doanh của khách hàng. Các KTV sẽký xác nhận vềviệc đảm bảo tính độc lập trước khi bắt đầu công việc kiểm toán.

2.2.1.2 Tiền kế hoạch

Sau khi đã đánh giá về việc có chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, thì trong giai đoạn này KTV sẽ tiến hành các bước để có thể đánh giá về rủi ro tiềm tàng trọng yếu trong BCTC của đơn vị.

a) Đánh giá rủi ro

Công ty ABC là khách hàng thường niên của công ty nên đánh giá về rủi ro có gian lận thông qua việc tìm hiểu hệthống kiểm soát nội bộ được thực hiện thông qua tài liệu kiểm toán năm trước và cập nhật, bổ sung các thông tin thay đổi mang tính trọng yếu. Tuy nhiên dưới đây vẫn sẽtrình bày lại các thủtục thực hiện để đánh giá rủi ro.

Đối với rủi ro gian lận, thông qua tam giác gian lận: Động cơ/áp lực, Cơ hội/môi trường và Thái độ. KTV xem xét mức tổng thể đánh giá Rủi ro gian lận của Công ty ABC là Thấp. Vì mặc dù BTGĐ chịu áp lực hoàn thành chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận tuy nhiên vì Công ty có lượng khách hàng và thị trường ổn định nên việc hoàn thành kế hoạch không phải quá khó khăn, việc giám sát và năng lực kế toán trưởng tốt nên hệthống sổ sách kếtoán và báo cáo tài chính được đánh giá là tốt và không có nhiều rủi ro gian lận.

Đối với rủi ro gian lận có thểphát sinh từsự vượt quyền của Ban Giám đốc,

KTV kiểm tra việc ghi sổ Nhật ký chung thông qua việc phỏng vấn nhân sự nhập liệu và nhân sự kế toán của doanh nghiệp, ở đây toàn bộ bút toán phát sinh của Công ty ABCđều có chứng từphù hợp. Kết hợp với việc chọn một sốbút toán nhật ký và những điều chỉnh để kiểm tra, bao gồm Bút toán ghi sổ nhật ký tiêu chuẩn; Bút toán ghi sổbất thường/không thường xuyên; Bút toán ghi sổnhật ký tiêu chuẩn cuối niên độ; Bút toán ghi sổbất thường và không thường xuyên cuối niên độ. KTV kết luận: Các nghiệp vụ ghi nhận đều được TGĐ phê duyệt và không có rủi ro nào vềnhững gian lận có thểphát sinh từsự vượt quyền củaBGĐ.

Đối với rủi ro kinh doanh, KTV tiến hành phân tích những yếu tố cơ bản của khách hàng liên quan đến môi trường bên trong và bên ngoài và trả lời bảng hỏi được thiết kếsẵn trong GLV mẫu số 0330.MO Đánh giá rủi ro kinh doanh (Phụlục 2). Những yếu tốbên ngoài có thể ảnh hưởng đến khách hàng có thể bao gồm chính trị, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, luật pháp và môi trường tự nhiện. Những yếu tố bên trong có thể bao gồm hệ thống kếtoán, tổchức, và yếu tố kiểm soát nội bộ. Những phân tích này nhằm phát hiện ra những rủi ro trọng yếu tiềm tàng. Qua bảng hỏi của

GLV 0330.MO có thểkết luận rằng không có rủi ro trọng yếu nào trong môi trường kinh doanh của Công ty khách hàng ABC.

Đối với rủi ro kếtoán, KTV phân tích những nội dung sau:

- KTV xem xét lại chính sách kếtoán của khách hàng trong thuyết minh báo cáo tài chính (xem xét liệu chính sách kếtoán có phù hợp với doanh nghiệp và nhất quán với chuẩn mực vềbáo cáo tài chính và chính sách kếtoán áp dụng trong ngành nghề liên quan). KTV kết luận: Chính sách kế toán của Công ty ABC phù hợp và nhất quán trong những năm qua. (Thông tư số 200/2014/TT-BTC ("Thông tư 200") hướng dẫn áp dụng chế độkếtoán doanh nghiệp).

- Đánh giá kế toán và ước tính: Các ước tính kế toán của khách hàng ABC chủ yếu là khấu hao tài sản cố định/ước tính chi phí phải trả/dự phòng nợ phải thu khó đòi… Đối với lĩnh vực kinh doanh của công ty là không cần đến việc sử dụng chuyên gia trong các ước tính kế toán này. Và không có sự thay đổi quan trọng nào về ước tính kếtoán.

- Quy trình lập báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của Công ty ABC được lập bởi kế toán tổng hợp, kiểm tra bởi kế toán trưởng và phê duyệt bởi Tổng Giám đốc. Các báo cáo gửi cho KTV trước khi kiểm toán thường chưa được duyệt và giám sát đầy đủnênthường xảy ra sai sót, thường là sai sót thông thường vềnghiệp vụkếtoán, không có yếu tốgian lận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều chỉnh báo cáo tài chính: Các điều chỉnh được thực hiện bởi kế toán tổng hợp và được phê duyệt bởi kế toán trưởng. Các bút toán điều chỉnh chủ yếu là bút toán sai sót trong quá trình hạch toán, ước tính kế toán chưa chính xác. Các điều chỉnh được tính toán và lập phiếu kếtoán kèm theo các chứng từ liên quan đến điều chỉnh đó và được ký duyệt bởi cấp có thẩm quyền (Kế toán trưởng và Tổng Giám đốc).

Đối với mức độ kiểm soát của doanh nghiệp, KTV đánh giá về môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro và quy trình kiểm soát của khách hàng thông qua phỏng vấn Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và Trưởng phòng nhân sự. Kết luận đối với

Công ty ABC là Hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là phù hợp và hiệu quả trong mô hình hoạt động của công ty và trong việc lập báo cáo tài chính.

b) Thủ tục đánh giá sơ bộ

Mục đích của thủ tục này là để xác định những khoản mục, thuyết minh trọng yếu và những khu vực đặc biệt nhạy cảm. Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành phân tích các khoản mục theo phương pháp phân tích ngang. Xem xét biến động các khoản mục qua các năm và đưa ra những xét đoán ban đầu về những rủi ro có thể xảy ra.

Đối với những khoản mục liên quan đến chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán, qua thủ tục phân tích sơ bộ,trưởng nhóm kiểm toán nhận định được số dư hàng tồn kho giảm nhẹ có thể do đơn đặt hàng ít hơn. Tuy nhiên số ngày của vòng quay hàng tồn kho tăng so với năm trước, có rủi ro về việc xác định dở dang chưa phù hợp dẫn đến giá vốn kết chuyển thiếu và số dư hàng tồn kho cao hơn thực tế, đồng thời là rủi ro vềsố dư hàng tồn kho bị ghi nhận khống. Bên cạnh đó cũng lưu ý đến rủi ro về việc trích thiếu dựphòng giảm giá hàng tồn kho. Số dư phải trả người bán tăng mạnh có thể do Công ty thực hiện tốt kéo dãn thời gian thanh toán cho nhà cung cấp nhưng cũng có thểcó rủi ro tồn tại công nợkhông có thật.

Trích GLV 0340.MO - Thủ tục đánh giá sơ bộ như sau:

THỦ TỤC PHÂN TÍCH BAN ĐẦU 0340.MO

Tên KH: Công ty Cổ phần ABC

Ký: Ký tắt Ngày Thực hiện: L.V.H 02/01/2020 Kết thúc kỳ: 31/12/2019 Soát xét: T.T.N.P 02/01/2020 OM 6.990.253.721 Năm hiện hành (2019)

Năm trước (2018) Năm trước (2017) Thay đổi Thay đổi

RMM Giải thích biến động quan trọng

HTK 147.348.136.455 164.623.356.935 174.846.403.249 (17.275.220.480) (10,5%) Y

Số dư hàng tồn kho giảm nhẹ có thể do năm nay lượng đơn đặt hàng ít hơn (khá phù hợp với mức giảm doanh thu), nên lượng hải sản dở dang cuối năm cho các đơn hàng giảm.

Tuy nhiên số ngày 1 vòng quay HTK tăng 4 ngày so với năm trước, đồng thời như phân tích ở mục "doanh thu- giá vốn- lãi gộp " ở trên, có rủi ro về việc xác định dở dang chưa phù hợp dẫn đến giá vốn kết chuyển thiếu và số dư HTK cao hơn thực tế, đồng thời là rủi ro về số dư HTK bị ghi nhận khống (tương ứng là ghi khống số dư phải trả người bán).

Tham chiếu RR 2 - 395.MPQ

Vòng quay HTK (HTK bình quân/GVHB x 365 ngày) 71 67 4 5,8%

Mặt hàng thuỷ hải sản có thời hạn sử dụng khá ngắn tuy nhiên qua tìm hiểu, thường tồn kho là hàng đang chế biến sẵn sàng cho các đơn hàng sắp giao, đồng thời quy trình bảo quản của Công ty đạt chất lượng tốt nên rủi ro về hàng bị tồn đọng kém phẩm chất được giảm xuống, tuy nhiên giá trị tồn kho rất lớn và số ngày 1 vòng quay tăng, nên vẫn có rủi ro về việc trích thiếu dự phòng giảm giá HTK. KTV cần tham chiếu kết quả kiểm kê hàng tồn kho để xác định liệu có hàng nào bị kém phẩm chất hay không, đồng thời xem xét giá xuất bán các đơn hàng liên quan đến số dư HTK tại thời điểm cuối năm có đảm bảo cao hơn giá thành và không cần trích lập dự phòng.

Chi tiết RR 2 - Sheet 395

Nợ phải trả

người bán 48.104.284.172 10.898.799.343 8.208.735.282 37.205.484.829 341,4% Y

Số dư phải trả tăng mạnh có thể do Công ty thực hiện tốt kéo dãn thời gian thanh toán cho nhà cung cấp. Tuy nhiên cũng có thể có rủi ro tồn tại công nợ không có thật (ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho…..) KTV cần thực hiện ở mức cao thủ tục cut-off công nợ phải trả, cũng như gửi thư xác nhận với số lượng ở mức cao. Tham chiếuRR No. 5 - Sheet 395

Số ngày trả

tiền bình quân 13 4 9,69 255,4%

c) Báo cáo rủi ro

Tất cảrủi ro trọng yếu phải được nêu, ghi lại, phân tích chi tiết hơn trên Báo cáo rủi ro và trình bày định hướng các thủ tục kiểm toán nhằm xác định những rủi ro này. Những phát hiện từviệc thực hiện các thủtục như là thủtục đánh giá rủi ro trên khía cạnh tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và của ban giám đốc nói riêng,phân tích sơ bộcác khoản mục có rủi ro cao, các tài khoản nhạy cảm, thủ tục đánh giá rủi ro vềkếtoán của khách hàng,…sẽ được thểhiện trên báo cáo rủi ro theo GLV mẫu số 0395.MPQ Báo cáo rủi ro. Đây có thể xem là bản thể hiện kết quảcuối cùng của việc thực hiện các thủtục nêu trên trong giai đoạn tiền kếhoạch.

Đối với khách hàng ABC, rủi ro trong kiểm toán chu trình mua hàng là sai phạm đối với cơ sởdẫn liệu hiện hữu, cụthể như sau:

Đối với rủi ro về hàng tồn kho bị ghi nhận khống, KTV đưa ra hướng tiếp cận đối với rủi ro này là tham chiếu kết quảkiểm kê hàng tồn kho để đảm bảo vềsố lượng, cũng như xác định có hàng tồn kho nào kém phẩm chất không, thực hiện thủ tục kiểm tra cut-off hàng tồn kho.

Đối với rủi ro tồn tại công nợ phải trả người bán không có thật (có thểdo có hàng tồn kho ghi nhận ảo…), thì hướng tiếp cận với rủi ro này là thực hiện ở mức

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng nợ phải trả người bán của công ty tnhh kiểm toán và thẩm định giá afa (Trang 46)