Phân tích kết quả hoạt động sản kinh doanh của khách sạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn saigon morin (Trang 52)

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN

2.2 Phân tích kết quả hoạt động sản kinh doanh của khách sạn

2.2.1 Tình hình vốn và nguồn vốn

Bảng 2.4: Tình hình vốn và nguồn vốn của khách sạn Saigon Morin giai đoạn 2016-2018

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %

Tổng nguồn vốn 70,5 100 76,4 100 76,4 100 5,9 8,37 0 0

Phân theo tính chất

Vốn cố định 50,7 71,91 59,4 77,75 59,4 77,75 8,7 17,16 0 0

Vốn lưu động 19,8 28,09 17,0 22,25 17,0 22,25 2,8 14,14 0 0

Phân theo nguồn vốn

Vốn chủ sở hữu 70,5 100 76,4 100 76,4 100 5,9 8,37 0 0

Vốn vay 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổ chức KS Saigon Morin)

SVTH: Kiều Thị Hoa Mai 47

Nhận xét:

Đối với bất kì một doanh nghiệp nào, để đảm bảo cho q trình hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phải có một lượng vốn để đầu tư, nó phản ánh tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp. Ở khách sạn Saigon Morin Huế, nguồn vốn được hình thành do các bên liên doanh tham gia đóng góp theo tỉ lệ 50:50 để kinh doanh và hưởng lợi nhuận. Tình hình vốn và nguồn vốn của khách sạn Saigon Morin qua 3 năm (2016-2018) được thể hiện ở bảng sau. Dựa vào bảng số liệu này, ta thấy:

Xét theo tính chất:

- Vốn cố định:Đây là khoản vốn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của khách sạn, chiếm từ 70 đến 72%. Điều này rất hợp lý do đặc trưng của hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải đầu tư rất lớn vào hệ thống nhà cửa và máy móc, trang thiết bị. Năm 2016, lượng vốn cố định của khách sạn là 50,7 tỷ đồng, chiếm 71,91%. Đến năm 2017, lượng vốn cố định tăng lên 59,4 tỷ đồng tương ứng 77,75%. Đây là một dấu hiệu không tốt đối với khách sạn vì điều này chứng tỏ năm 2012, khách sạn phải giảm khoản khấu hao tài sản cố định, do đó vốn cố định tăng. Tuy nhiên đến năm 2018, lượng vốn cố định được giữ nguyên, không tăng, không giảm.

- Vốn lưu động: Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, chỉ từ 20-28% trong tổng nguồn vốn của khách sạn, nhưng vẫn có vai trị quan trọng. Vốn lưu động được dùng để mua thêm vật tư, cơ sở hạ tầng, đồ dùng cho nhân viên trong khách sạn, nguyên vật liệu phục vụ khách. Năm 2016, lượng vốn lưu động của khách sạn là 19,8 tỷ đồng. Năm 2017 là 17 tỷ đồng, tăng 2,8 tỷ đồng, tăng 14,14% so với năm 2016. Đến năm 2018, vốn lưu động được giữ nguyên.

Xét theo nguồn vốn

Khách sạn Saigon Morin kinh doanh bằng 100% vốn tự có. Do đó, lượng vốn chủ sở hữu của khách sạn chính bằng tổng nguồn vốn của khách sạn. Điều này cho thấy khả năng tự chủ trong kinh doanh của khách sạn. Năm 2016, vốn chủ sở hữu của khách sạn là 70,5 tỷ đồng, năm 2017 vốn chủ sở hữu là 76,4 tỷ đổng, tăng 8,37% tương đương 5,9 tỷ đồng so với năm 2016. Đến năm 2018, lượng vốn này không đổi và giữ nguyên so với năm 2017. Khách sạn Saigon Morin với quy mô là khách sạn 4 sao nên đối với lượng vốn như này là phù hợp.

Qua 3 năm, tổng nguồn vốn tuy có sự thay đổi chênh lệch nhưng không nhiều, lượng vốn có giảm trong giai đoạn 2016-2017, nhưng đến 2018 lượng vốn đã giữ nguyên và vốn chủ sở hữu vẫn luôn giữ được cơ cấu đảm bảo 100%. Trong môi trường ngày càng nhiều khách sạn hiện đại mọc lên, khơng thốt khỏi tình trạng cạnh tranh gay gắt trong môi trường kinh doanh dịch vụ. Khách sạn Saigon Morin cần đưa ra nhiều chính sách, biện pháp khoa học hiệu quả, đúng đắn nhằm sử dụng và quản lý nguồn vốn một cách hiệu quả, mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, chú trọng nguồn lực, cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ.

SVTH: Kiều Thị Hoa Mai 47

2.2.2 Tình hình lượt khách đến khách sạn giai đoạn 2016-2018

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn Saigon Morin Huế giai đoạn 2016-2018.

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm So sánh

2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017

Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %

1. Tổng lượt khách Người 28,500 25,800 24,845 -3,500 -12,28 -955 -3,7

- Quốc tế Người 20,000 17,800 17,275 -2,200 -12,36 -525 -2,95

- Nội địa Người 8,500 8,000 7,570 -500 -5,88 -430 -5,38

2. Tổng ngày khách Ngày 44,300 43,400 47,300 -900 -2,03 3,900 8,99

3. Tổng ngày phòng Ngày 23,000 21,300 23,150 -1,700 -7,39 1,850 8,69

4. Cơng suất phịng % 35 32 35 -3 -8,57 3 8,57

5. Tổng doanh thu Triệu đồng 65,215 56,000 59,300 -9,215 -14,13 3,300 5,89 6. Tăng trưởng lợi nhuận Triệu đồng 11,547 7,200 13,163 -4,347 -37,65 5,963 82,82

7. Nộp ngân sách Triệu đồng 8,500 7,000 7,050 -1,500 -17,65 50 0,71

8. Thu nhập bình quân NLĐ Triệu đồng 6,675 7,5 7,3 0,825 12,36 -0,2 -2,67

(Nguồn: Phịng Tài chính Kế tốn KS Saigon Morin)

Nhận xét:

Khách sạn Saigon Morin có thâm niên hoạt động lâu năm, với chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả, biết tạo dựng nên hình ảnh riêng và vị thế của mình trên thị trường du lịch, dịch vụ nên nguồn khách đến với khách sạn luôn được duy trì và ngày một tăng cao. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn qua các năm qua là khá tốt và ổn định.

Về cơng suất phịng:Qua bảng số liệu về kết quả kinh doanh của khách sạn trong 3 năm (2016-2018), cơng suất sử dụng phịng vẫn chưa cao và có sự biến động. Cụ thể năm 2016 cơng suất sử dụng là 35% thì năm 2017 là 32% giảm 3% và sang đến năm 2018 thì cơng suất lại tăng lên thành 35%. Vào thời điểm năm 2016 là năm có nhiều hoạt động, lễ hội du lịch, đặc biệt là Festival Huế 2016 nên thu hút khách đến với khách sạn. Đến năm 2017 là năm mà các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp du lịch nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Tình hình lạm phát gia tăng và kéo dài, thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên, sự bùng phát của dịch bệnh. Sự đi vào hoạt động ngày càng nhiều của các khách sạn đồng hạng, lượng khách cao cấp đến Huế giảm càng làm trầm trọng hơn tình trạng khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch như khách sạn Saigon Morin. Qua năm 2018 công tác tuyên truyền được đẩy mạnh thường xuyên, chính quyền địa phương có những chính sách ưu đãi cho sự phát triển của du lịch. Cơ sở hạ tầng được củng cố và nâng cấp, các cơ quan ban ngành và Hội đồng thành viên cơng ty quan tâm chu đáo đến tình hình hoạt động của công ty. Nguồn nhân lực được đào tạo và đào tạo lại đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của cơng tác kinh doanh,… Chính những thuận lợi này đã góp phần to lớn trong quá trình kinh doanh của khách sạn. Vì vậy với nhiều khó khăn, thuận lợi, điều kiện phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh qua mỗi năm là mỗi khác, những ảnh hưởng không nhỏ đến đến tổng doanh thu của khách sạn.

Về doanh thu: Tổng doanh thu của khách sạn bao gồm doanh thu lưu trú, doanh thu ăn uống và doanh thu từ các dịch vụ bổ sung khác. Từ bảng kết quả hoạt đồng kinh doanh ta thấy, trong năm 2016 tổng doanh thu của khách sạn là 65,215 tỷ đồng, con số này tương đối cao, nguyên nhân là do như đã nêu trên trong năm 2016 diễn ra lễ hội Festival, lượng khách đến Huế và lưu trú tăng cao, làm tăng doanh thu. Đến năm 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Kiều Thị Hoa Mai 49

vì gặp nhiều khó khăn nên tổng doanh thu giảm 9,215 tỷ đồng so với năm 2016, tương đương giảm 14,13%. Sang năm 2018 tổng doanh thu là 59,300 tỷ đồng, so với năm 2017 đã tăng 3,300 tỷ đồng, tương ứng tăng 5,89%.

Cùng với sự biến động của doanh thu và chi phí đã làm cho lợi nhuận thay đổi qua các năm. Nguyên nhân là do khách sạn đã bỏ ra chi phí để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ công nhân viên qua các năm là tương đối cao. Sự tăng trưởng lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời của doanh thu. Qua bảng phân tích ta thấy chỉ tiêu này có nhiều biến động qua các năm. Cụ thể như tăng trưởng lợi nhuận của năm 2016 là 11,547 tỷ đồng, đến năm 2017 tăng trưởng lợi nhuận còn 7,200 tỷ đồng, giảm 4,347 tỷ đồng, tương ứng giảm 37,65%. Qua năm 2018 sự tăng trưởng lợi nhuận tăng lên đáng kể được 13,163 tỷ đồng, đã tăng thêm 5,963 tỷ đồng, tương ứng tăng 82,82%. Nhìn chung chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực.

Tóm lại, khách sạn Saigon Morin là một trong những khách sạn có thâm niên hoạt động lâu năm với kết quả hoạt động kinh doanh tương đối khả quan, qua phân tích ta thấy rằng đạt được những kết quả như trên khách sạn là khá tốt. Tuy nhiên để cải thiện hơn nữa tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn thì khách phải phải khơng ngừng đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới trang thiết bị, mời các chuyên gia về đào tạo, giảng viên giỏi về đào tạo chất lượng nguồn nhân lực cho khách sạn, chú trọng đến các hoạt động công tác tiếp thị trong và ngoài nước.

2.3. Các yếu tố nguồn lực của khách sạn Saigon Morin Huế

Bảng 2.6: Tình hình lao động của khách sạn qua các năm 2016 – 2018

Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) Tổng lao động 200 100 196 100 184 100 -4 -2 -12 -6,12 1. Theo giới tính Lao động nam 100 50,0 97 49,49 92 50,0 -3 -3 -5 -5,15 Lao động nữ 100 50,0 99 50,51 92 50,0 -1 -1 -7 -7,07 2. Theo độ tuổi Từ 20 – 30 58 29 60 30,61 60 32,61 2 3,45 0 0 Từ 30 – 40 74 37 72 36,74 65 35,32 -2 -2,70 -7 -9,72 Từ 40 – 50 60 30 58 29,59 57 30,98 -2 -3,33 -1 -1,72 Trên 50 8 4 6 3,06 2 1,09 -2 -25 -4 -66,67 3. Theo tính chất LĐ trực tiếp 130 65,0 122 62,25 118 64,13 -8 -6,15 -4 -3,28 LĐ gián tiếp 70 35,0 74 37,75 66 35,87 4 5,71 `-8 -10,81 4. Theo trình độ Đại học 78 39,0 79 40,31 76 41,3 1 1,28 -3 -3,8 CĐ, TC, SC 35 17,5 32 16,33 28 15,22 -3 -8,57 -4 -12,5 LĐ phổ thông 87 43,5 85 43,36 80 43,48 -2 -2,29 -5 -5,88 5. Hình thức lao động Hợp đồng khơng XĐTH 168 84,0 162 82,65 159 86,41 -6 -3,57 -3 -1,85 Hợp đồng có XĐTH từ 12 tháng đến 36 tháng 28 14 25 12,76 21 11,41 -3 -10,71 -4 -16 Hợp đồng dưới 12 tháng 4 2 9 4,59 4 2,18 5 55,56 5 -55,56

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổ chức KS Saigon Morin Huế)

SVTH: Kiều Thị Hoa Mai 51

Nhận xét:

Nhìn vào bảng số liệu lao động của khách sạn qua các năm, ta thấy tình hình lao động tại khách sạn ln có sự biến động trong 3 năm 2016 – 2018. Năm 2017, số lượng nhân viên trong khách sạn là 196 người giảm 4 người so với năm 2016, tương ứng giảm 2%. Đến năm 2018 giảm 12 người so với năm 2017 còn 184 người, tương ứng giảm 6,12%. Sau quá trình tìm hiểu nguyên nhân thì biết được trong số những người nghỉ thì họ đã đến tuổi nghỉ hưu, điều này cho thấy sự gắn kết giữa nhân viên và khách sạn.

Xét cơ cấu lao động theo giới tính

Xét theo giới tính, qua bảng số liệu 2.6 ta thấy sự chênh lệch về nam và nữ là không đáng kể qua các năm. Năm 2016 và 2018 tỷ lệ giữa nam và nữ đều nhau, đều bằng 50%. Cụ thể vào năm 2016, số nhân viên nữ và nam đều là 100 người. Năm 2018, số nhân viên nữ và nam đều có 92 người. Cịn năm 2017 nữ chiếm 49,49%, còn nam chiếm 50,51% hai con số này không chênh lệch nhau quá nhiều. Qua đó có thể thấy sự phân bố nhân viên nam và nữ của khách sạn rất đồng điệu phù hợp với công việc. Cụ thể như ở bộ phận kỹ thuật, yêu cầu cao về tính chun mơn, nguy hiểm, nặng nhọc thì cần nhiều nam. Cịn ở bộ phận buồng phịng, cần sự tỉ mỉ, khéo léo thì lao động nữ sẽ chiếm đa số.

Xét cơ cấu lao động theo độ tuổi

Dựa vào số liệu từ bảng 2.6 ta thấy độ tuổi của nhân viên từ 20 – 30 tuổi chiếm tỷ lệ tương đối, con số này luôn tăng qua các năm. Điều này cho thấy đội ngũ này đem đến cho khách sạn Saigon Morin Huế khơng khí làm việc năng động, phong cách làm việc chuyên nghiệp, trẻ trung. Đội ngũ này có cách nhìn mới mẻ, khả năng nhạy bén đáp ứng công việc. Độ tuổi từ 30 – 40 chiếm tỷ lệ lớn nhất, tuy nhiên nhóm tuổi này có xu hướng giảm dần về cả số lượng và tỷ trọng qua các năm. Năm 2016, có 74 nhân viên chiếm tỷ trọng 37%. Năm 2017, có 72 nhân viên chiếm 36,74%. Năm 2018, có 65 nhân viên chiếm 35,32%.

Đứng thứ hai về số lượng và tỷ trọng là số lao động có độ tuổi từ 40 – 50 tuổi, nhóm tuổi này là đội ngũ có thâm niên cơng tác lâu năm, có bề dày kinh nghiệm, thể hiện sự gắn kết giữa nhân viên và khách sạn. Nhóm tuổi này cũng có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2016 có 60 nhân viên, qua năm 2017 số nhân viên giảm Trường Đại học Kinh tế Huế

xuống còn 58 người, tương đương với giảm 3,33%. Năm 2018 giảm 1 người so với năm 2017 còn 57 nhân viên.

Độ tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ trọng thấp nhất, đây là nhóm độ tuổi người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu. Nhóm tuổi này cũng có số người lao động giảm dần trong giai đoạn 2016-2018, cụ thể vào năm 2016 thì có 8 nhân viên, năm 2017 cịn 6 nhân viên tương đương giảm 25%. Đến năm 2018 chỉ còn 2 nhân viên, số nhân viên giảm mạnh tới 66,67%.

Xét cơ cấu lao động theo tính chất

Xét về tính chất cơng việc, do đặc thù của ngành kinh doanh khách sạn là cung cấp dịch vụ, kịp thời nên số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn. Các bộ phận buồng, nhà hàng, tiền sảnh, kỹ thuật, bảo vệ, bếp là những bộ phận quan trọng đòi hỏi số lượng lao động trực tiếp tương đối lớn. Đối với khối hành chính văn phịng là những lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Cụ thể là năm 2016, lao động trực tiếp chiếm 65%, lao động gián tiếp chiếm 35%. Năm 2017, lao động trực tiếp chiếm 62,25%, lao động gián tiếp chiếm 37,75%. Năm2018, lao động trực tiếp chiếm 64,13%, còn lao động gián tiếp chỉ 35,87%. Nhìn chung số lượng lao động trực tiếp luôn chiếm hơn 60% của khách sạn.

Xét cơ cấu lao động theo trình độ

Xét theo trình độ lao động, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng cao nhất, nhân viên chú trọng vào mảng phục vụ khách cho nên không quá chú trọng quá nhiều vào học vấn, tuy nhiên trình độ tay nghề và kinh nghiệm làm việc thì lại rất cao, phần lớn nhân viên đạt trên 10 năm kinh nghiệm. Khách sạn Saigon Morin đã có mặt tại Huế hơn 100 năm, dẫn đến việc nhân viên bắt đầu công việc ở đây khá lâu, khi ấy lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn saigon morin (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)