5. Kết cấu và nội dung của đề tài
2.1 Tổng quan về khách sạn Saigon Morin Huế
2.1.1 Những thông tin chung
- Tên công ty: Công ty TNHH Saigon Morin Huế - Tên tiếng Anh: Saigon Morin Hue Co.ltd
- Thương hiệu: HOTEL SAIGON MORIN
- Địa chỉ: 30 Lê Lợi, Phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, Việt Nam - Website: www.morinhotels.com.vn
- Email:info@morinhotels.com.vn - Facebook: Hotel Saigon Morin - Điện thoại: 00.84.54.3823526 - Fax: 00.84.54.3823526
- Xếp hạng:
Hình 1: Khách sạn Saigon Morin Huế
(Nguồn: Internet, website: www.morinhotels.com.vn)
Tọa lạc tại một trong những vị trí “đắt giá” nhất trên đường phố Lê Lợi, bên dòng sông Hương thơ mộng và cây cầu Trường Tiền lịch sử, khách sạn Saigon Morin nổi tiếng với kiến trúc Pháp độc đáo, bề dày lịch sử hơn 118 năm cũng như những tiện nghi sang trọng và dịch vụ cao cấp.
SVTH: Kiều Thị Hoa Mai
Khách sạn có vị trí nằm ngay trung tâm thành phố, giáp ranh giới 4 tuyến đường: Lê Lợi, Hùng Vương, Trương Định và Hoàng Hoa Thám; Đồng thời cách sân bay Phú Bài 15km, cách biển Thuận An 12km, cách nhà ga xe lửa thành phố 1,5km, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, tham quan các điểm du lịch nổi tiếng của thành phố như: Đại Nội, chợ Đông Ba, Viện bảo tàng, các chùa, đền, lăng tẩm,…khách sạn còn ở gần các cơ quan của tỉnh, thành phố như bưu điện, ngân hàng, nhà ga, trung tâm văn hóa.
Hình 2: Khách sạn Saigon Morin Huế
(Nguồn: Internet, website: www.morinhotels.com.vn)
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển khách sạn
Khách sạn Saigon Morin ra đời năm 1901. Lúc đó, ông chủ là Bogaert – người sáng lập ra nhà máy Xi măng Long Thọ (1898). Năm 1904, sau cơn bão năm Thìn, khách sạn bị hư hỏng nặng, ông cho sửa chữa và đồng thời nhượng lại cho nhà tư sản A. Guérin.
Năm 1907, ông A. Guérin nhượng khách sạn này lại cho anh em gia đình Morin vừa từ thành phố Hải Phòng vào làm nghiệp chủ. Từ đó, các tên khách sạn Morin có mặt trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, du lịch của Huế suốt hơn 01 thế kỷ qua.
Năm 1929, được coi là thời kỳ thịnh vượng nhất của khách sạn Morin tính từ khi ra đời. Lúc này, khách sạn có nhiều gian phố cho thuê, 70 phòng ngủ, nhà hàng 120 chỗ, quầy cà phê, quầy rượu, cửa hàng thịt, rạp chiếu bóng, một xưởng làm nước đá, một xưởng may, một kho chứa hàng lớn…
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (09/03/1945), toàn bộ Pháp kiều ở Huế đều bị bọn Nhật giam lỏng ở Tòa Khâm sứ (Đại học sư phạm Huế ngày nay) và khách sạn Morin. Cũng từ đó, khách sạn Morin trở thành nơi trú ẩn của người Pháp ở Huế.
Năm 1954, sau khi Pháp rút quân về nước theo tinh thần hiệp định Giơ-ne-vơ, người đại diện hãng buôn Morin ủy quyền lại cho ông Nguyễn Văn Yến được tự do kinh doanh. Theo khế ước, ngày 21/06/1955, ông Martin – đại diện các thừa kế của ông Morin đã bán cho ông Nguyễn Văn Yến toàn bộ cơ sở với số tiền 150.000.000 quan Pháp.
Ông Nguyễn Văn Yến kinh doanh chưa được bao lâu thì năm 1957, Ngô Đình Cẩn tịch thu toàn bộ cơ sở Morin và giao cho chính phủ Saigon thuê làm Trường Đại học Huế.
Đến năm 1963 – Chế độ Diệm Nhu bị lật đổ - Trường Đại học Huế trở thành tài sản toàn dân cho đến năm 1975.
Năm 1990, sau thời gian dùng làm Đại học Huế - khu Morin được trả về làm khách sạn quốc tế đúng với giá trị đích thực của nó.
Trong những năm 1922-1993, nhờ vị trí trung tâm, Morin đã thu hút được khá nhiều khách Tây balo. Để có thể phát huy được vị thế ưu việt của khách sạn, vào giữa năm 1994, Công ty liên doanh Saigon Tourist – Morin Huế ra đời (liên doanh giữa ban Tài chính quản trị tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh nay là Tổng Công ty Du lịch Saigon).
Sau thời gian nâng cấp cải tạo, ngày 26/03/1998, tỉnh Thừa Thiên Huế và Công ty Du lịch Saigon long trọng khách thành khách sạn. Lúc này, khách sạn được công nhận đạt chuẩn 3 sao với 127 phòng ngủ. Đây là khách sạn đẹp nhất và ở vào vị trí tốt nhất của trung tâm thành phố Huế.
Năm 2001, khách sạn được công nhận đạt chuẩn 4 sao. Sau thời gian nâng cấp cải tạo và để phù hợp với quy mô và tình hình kinh doanh, tháng 10/2004, Công ty liên Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Kiều Thị Hoa Mai
doanh Saigon Tourist – Morin Huế được đổi thành Công ty TNHH Saigon – Morin Huế.
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của khách sạn Saigon Morin Huế
Khách sạn Saigon Morin Huế là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch kinh tế độc lập, có con dấu và tài khoản riêng. Tuy là một đơn vị liên doanh nhưng khách sạn vẫn tự chủ trong kinh doanh, tự khai thác thị trường và lựa chọn nguồn khách hàng.
Chức năng:
Tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú và dịch vụ bổ sung kèm theo: Ở hoạt động này khách sạn cung cấp cho khách hàng du lịch những dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn.
Tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống và các dịch vụ bổ sung kèm theo:
- Tổ chức sản xuất, chế biến các món ăn phục vụ khách đảm bảo chất lượng vệ sinh - Tổ chức công tác lưu thông: Bán các sản phẩm do các nhãn hàng khác sản xuất rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt,…
Tổ chức các hoạt động văn hóa vui chơi giải trí cho khách lưu trú và khách ngoài khách sạn như: Tổ chức triển lãm, trưng bày tranh ảnh sản phẩm điêu khắc, sản phẩm truyền thống, hội nghị khách hàng, tiệc cưới,… Là điểm hoạt động văn hóa trong và nước ngoài để thu hút khách.
Vận chuyển khách du lịch: Bảo đảm các yêu cầu đưa đón khách đến khách sạn, đi tham quan các địa điểm du lịch trong và ngoại tỉnh.
Các dịch vụ khác thực hiện do khách yêu cầu như: Hướng dẫn tham quan, phiên dịch, đăng kí vé máy bay, tàu hỏa, gia hạn visa, fax, điện thoại, photocopy, phục vụ trọn gói các hội nghị, hội thảo quốc tế.
- Cung cấp các loại dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác cho khách du lịch quốc tế và khách nội địa có nhu cầu.
- Tổ chức các dịch vụ khác như cưới hỏi, đầy tháng, thôi nôi, liên hoan, hội nghị,…
Nhiệm vụ:
Khách sạn Saigon Morin đặt dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Quản trị Công ty (do 2 bên liên doanh cử ra, mỗi bên 2 người) Giám đốc của Tổng công ty Saigon Tourist Trường Đại học Kinh tế Huế
cử ra, bên còn lại là Kế toán trưởng của khách sạn, và Ban Giám đốc điều hành theo đúng điều lệ của khách sạn. Khách sạn Saigon Morin có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh mọi quy định của Pháp luật về kinh doanh của khách sạn, chịu sự quản lí hành chính của Nhà nước; Thực hiện tốt phương hướng sản xuất kinh doanh và mục tiêu doanh thu do Hội đồng Quản trị đề ra, có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước, trích lợi nhuận cho các bên tham gia liên doanh.
Bên cạnh đó, khách sạn có nhiệm vụ quản lí và sử dụng tốt lao động, tài sản vật tư, bảo toàn và phát triển vốn của công ty; quản lí chặt chẽ tài chính, kế toán. Chăm lo quan tâm đến cán bộ công nhân viên làm việc trong khách sạn.
Nhiệm vụ kinh doanh của khách sạn Saigon Morin Huế là tạo ra lợi nhuận, tăng doanh thu. Ngoài hai lĩnh vực kinh doanh chính là dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống, khách sạn còn kinh doanh thêm các dịch vụ bổ sung với nhiều loại hình như: dịch vụ giặt là, quầy bán hàng lưu niệm, dịch vụ đặt vé máy bay, dịch vụ sauna massage,…Bên cạnh đó, khách sạn còn thực hiện nhiệm vụ tạo công ăn việc làm cho người dân, sinh viên tại địa bàn thành phố Huế.
- Nâng cao hiệu quả chất lượng phục vụ khách hàng.
- Tổ chức và không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng nhằm đảm bảo việc phục vụ, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu khách hàng.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. - Sử dụng và quản lý tốt các cơ sở vật chất kĩ thuật.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lí
Xây dựng cơ cấu tổ chức có tác dụng phân bổ nguồn lực hợp lý cho từng công việc cụ thể, từ đó có thể tiết kiệm nguồn lực, hạ thấp chi phí nhân công. Cơ cấu tổ chức có chức năng xác định rõ trách nhiệm và cách thức thể hiện vai trò của mỗi thành viên theo quy chế của bản mô tả công việc, sơ đồ tổ chức và hệ thống phân cấp quyền hạn trong tổ chức. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần có một bộ máy hiệu quả trong hoạt động.
Chịu trách nhiệm lớn nhất và có vai trò quyết định trong khách sạn là ban giám đốc, giám đốc, phó giám đốc. Bên dưới có hai khối bộ phận:
- Khối văn phòng gồm 3 phòng: Kế hoạch Tổ chức, Tài chính kế toán, Kinh doanh tiếp thị.
SVTH: Kiều Thị Hoa Mai
- Khối tác nghiệp gồm 6 bộ phận: bộ phận nhà hàng, bộ phận tiền sảnh, bộ phận buồng, bộ phận bếp, bộ phận kỹ thuật, bộ phận bảo vệ.
Bộ máy tổ chức hoạt động của khách sạn Saigon Morin Huế thời điểm hiện nay được xây dựng theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của khách sạn Saigon Morin Huế
(Nguồn: Phòng Tổ chức Kế hoạch – KS Saigon Morin Huế)
SVTH: Kiều Thị Hoa Mai
2.1.5 Các dịch vụ cung cấp
Khách sạn Saigon Morin Huế có chức năng chính là phục vụ lưu trú. Bên cạnh đó, khách sạn có kinh doanh các dịch vụ khác nhau và đa dạng.
* Dịch vụ phòng ở
Lưu trú là hoạt động mang lại doanh thu chủ đạo cho khách sạn, khoảng 65% doanh thu. Vì vậy mà việc nâng cao chất lượng phòng là một việc quan trọng để tăng lượng khách lưu trú và doanh thu trong kinh doanh cho khách sạn.
Bảng 2.1: Cơ cấu các loại phòng Loại phòng Số lượng (phòng) Tỷ trọng (%) Loại giường Diện tích (m2)
Executive Suite 5 2,78 King 120
Morin Suite 6 3,33 King 100
Colonial Suite 7 3,89 King 60
Premium River Deluxe
63 35 Twin & Double 50
Premium City Deluxe 57 31,67 Twin & Double 50 Colonial Deluxe 42 23,33 Twin & Double 45
Tổng 180 100,00
(Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tiếp thị KS Saigon Morin Huế)
Khách sạn Saigon Morin Huế có 180 phòng được đưa vào sử dụng, được chia làm 6 loại phòng với mức giá khác nhau phù hợp với nhu cầu, đối tượng, khả năng thanh toán của khách hàng. Mỗi loại phòng có diện tích và mức độ tiện nghi khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đạt chuẩn khách sạn 4 sao. Loại phòng Deluxe chiếm tỷ trọng cao nhất, đây là loại phòng có mức giá trung bình, phòng khá rộng, tiện nghi, vị trí tốt. Chiếm tỷ lệ cao nhất là phòng Premium River Deluxe chiếm 35% tổng số các phòng. Loại phòng Suite cao nhất dành cho những khách hàng VIP, loại này chiếm tỷ trọng nhỏ, gồm Colonial Suite, Morin Suite và Excultive Suite. Đây là loại phòng rộng, sang trọng, có phòng khách riêng, view đẹp, dịch vụ khách hàng tốt, dành cho những khách hàng có thu nhập cao, có khả năng thanh toán.
Ở mỗi loại phòng của khách sạn đều đấp ứng đầy đủ nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng, có đầy đủ tiện nghi như: Đèn làm việc, đèn ngủ, wifi, điện thoại, hoa Trường Đại học Kinh tế Huế
quả, sách,… Đặc biệt không gian thoáng, rộng rãi, vị trí ngắm cảnh đẹp, ánh sáng đầy đủ, cách âm tốt…
* Dịch vụ nhà hàng
Nhà hàng và Bar là dịch vụ chiếm tỷ trọng 30% doanh thu của khách sạn. Hệ thống gồm 4 nhà hàng.
Bảng 2.2: Quy mô các nhà hàng
Tên nhà hàng Quy mô (chỗ ngồi)
Nhà hàng Morin Banquet – Jules Ferry 450 - 500 Nhà hàng Sân vườn Le Rendezn - vous 400 - 450 Nhà hàng Cung đình Le Royal 40
Panorama Bar 120 - 150
Lobby Bar & Pool Bar 20 – 30
(Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tiếp thị KS Saigon Morin Huế)
- Nhà hàng Morin Banquet – Jules Ferry: Phục vụ món Âu – Á, mang phong cách sang trọng và ấm cúng.
- Nhà hàng sân vườn Le Rendez – Vous: Phục vụ barbecue và buffet, là 1 trong các nhà hàng sân vườn ngoài trời đẹp của Việt Nam. Thích hợp cho các khách hàng có nhu cầu tổ chức tiệc, hội nghị,… ngoài trời.
- Nhà hàng cung đình Le Royal: Phục vụ các món cơm vua, mang phong cách cổ kính. Giúp du khách có cảm nhận về không gian Cung đình Huế xưa.
- Panorama bar: Phục vụ ăn uống và nghe hòa tấu.
* Dịch vụ phòng họp và tiệc
Để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách nên dịch vụ tổ chức các loại hình tiệc, hội nghị mang tính chuyên nghiệp cao và chu đáo với nhiều phòng và chức năng khác nhau, hệ thống thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên năng động.
Bảng 2.3: Quy mô các phòng họp của khách sạn Saigon Morin Tên phòng họp Kích thước (m x m) Hình lớp học (Chỗ ngồi) Hình rạp hát (Chỗ ngồi) Hình chữ U (Chỗ ngồi) Le Cinéma A 16 x 12 80 100 50 Le Cinéma B 9 x 12 40 60 30 Le Cinéma A&B 25 x 12 180 250 150 Le Royal 15 x 6 34 40 25
SVTH: Kiều Thị Hoa Mai
Banquet 21 x 12 60 80 40
Le Panorama 16 x 10 50 70 40
(Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tiếp thị KS Saigon Morin)
* Các loại hình bổ sung
Khách sạn rất chú trọng các hoạt động dịch vụ bổ sung, vừa là hoàn thiện phát triển các loại hình dịch vụ, vừa đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Các dịch vụ tại phòng: Wifi spot, IDD telephone, cable TV LCD, electronic in – room safe, minibar, tea & coffee making facilities, hair dryer, bathroom with tub… Các dịch vụ vui chơi giải trí (crown club) như billiards & snooker, beauty salon, fitness center, body & foot massage, steambath, sauna & Jacuzzi, outdoor swimming pool.
2.2 Phân tích kết quả hoạt động sản kinh doanh của khách sạn Saigon Morin Huế2.2.1 Tình hình vốn và nguồn vốn 2.2.1 Tình hình vốn và nguồn vốn
Bảng 2.4: Tình hình vốn và nguồn vốn của khách sạn Saigon Morin giai đoạn 2016-2018
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
Tổng nguồn vốn 70,5 100 76,4 100 76,4 100 5,9 8,37 0 0
Phân theo tính chất
Vốn cố định 50,7 71,91 59,4 77,75 59,4 77,75 8,7 17,16 0 0
Vốn lưu động 19,8 28,09 17,0 22,25 17,0 22,25 2,8 14,14 0 0
Phân theo nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu 70,5 100 76,4 100 76,4 100 5,9 8,37 0 0
Vốn vay 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổ chức KS Saigon Morin)
SVTH: Kiều Thị Hoa Mai 47
Nhận xét:
Đối với bất kì một doanh nghiệp nào, để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phải có một lượng vốn để đầu tư, nó phản ánh tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp. Ở khách sạn Saigon Morin Huế, nguồn vốn được hình thành do các bên liên doanh tham gia đóng góp theo tỉ lệ 50:50 để kinh doanh và hưởng lợi nhuận. Tình hình vốn và nguồn vốn của khách sạn Saigon Morin qua 3 năm (2016-2018) được thể hiện ở bảng sau. Dựa vào bảng số liệu này, ta thấy:
Xét theo tính chất:
- Vốn cố định:Đây là khoản vốn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của khách sạn, chiếm từ 70 đến 72%. Điều này rất hợp lý do đặc trưng của hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải đầu tư rất lớn vào hệ thống nhà cửa và máy móc, trang thiết bị. Năm 2016, lượng vốn cố định của khách sạn là 50,7 tỷ đồng, chiếm 71,91%. Đến năm 2017, lượng vốn cố định tăng lên 59,4 tỷ đồng tương ứng 77,75%.