Kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực ở một số doanh nghiệp hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn saigon morin (Trang 37)

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN

1.2 Cơ sở thực tiễn về công tác đào tạo nguồn nhân lực

1.2.2 Kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực ở một số doanh nghiệp hiện nay

1.2.2.1 Đào tạo nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam

Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo thì quy mơ tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp cũng không ngừng tăng lên.

Nhận thức được vai trò quan trọng của con người đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã được nâng cao rõ rệt.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì dạy nghề là một bộ phận thuộc giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay mạng lưới cơ sở dạy nghề của nước ta cũng đang ngày càng lớn mạnh, đa dạng hóa về loại hình và lĩnh vực đào tạo.

1.2.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nước ngoài

Ở Việt Nam đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn là một vấn đề mới cả về khái niệm, nội dung, phương pháp và các chính sách cụ thể. Vì vậy những kinh nghiệm của các nước đã trải qua thời kì đầu cơng nghiệp hóa sẽ có nhiều điều bổ ích cho những nghiên cứu có liên quan về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Kinh nghiệm của Hoa Kỳ:

Chính sách về giáo dục, đào tạo:

Theo nhận thức chung trên thế giới, mơ hình giáo dục được thừa nhận rộng rãi trên thế giới là giáo dục đại học Hoa Kỳ, một hệ thống đã hình thành và phát triển gắn chặt với sự phát triển của kinh tế trí thức. Sự thăng hoa và phát triển ổn định của nên giáo dục đại học Mỹ đến từ nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, là cơ chế và tổ chức khơng giống mẫu cũ nào trước đó. Ngun tắc đầu tiên là vai trị hạn chế của Chính phủ Liên bang. Hệ thống đại học Mỹ nhận kinh phí từ đủ thành phần từ các công ty, tổ chức nhà nước đến tổ chức phi chính phủ, tổ chức tơn giáo đến nhà từ thiện. Chính vì vậy mà các trường ln dồi dào kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, thuế mướn giảng viên giỏi cũng như xây dựng quỹ hỗ trợ sinh viên…

Thứ hai, là tính cạnh tranh khốc liệt. Đại học Mỹ giành nhau quyết liệt từ sinh viên đến giảng viên. Bằng cấp ở Mỹ mang tính cạnh tranh cao và vơ cùng quan trọng cho mỗi sự nghiệp cá nhân. Nếu vào được các trường đại học tốt và nổi tiếng, cơ hội việc làm sẽ tăng lên nhiều.

Thứ ba,phương pháp giáo dục giúp sinh viên phát huy khả năng cá nhân (5 quan điểm thực hành giáo dục cho sinh viên):

Chủ trương giáo dục cho mọi người: Nền giáo dục Mỹ rất nhiều khuyến khích

sinh viên học tập. Mỹ cịn nhiều chính sách hỗ trợ học phí cho sinh viên (kể cả sinh Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Kiều Thị Hoa Mai

viên quốc tế), chẳng hạn như những khoản tiền cho vay dài hạn với lãi suất thấp và sinh viên không phải trả lại cho đến khi đi làm, những khoản tiền trợ cấp để trang trải chi phí học tập, sinh hoạt…

Thời gian lên lớp ít, hiệu quả cao: một trong những đặc trưng nổi bật của

phương pháp giáo dục Mỹ là tôn trọng thực tế, hiệu quả “không nhồi nhét”. Một học kỳ, thay vì học 7-10 mơn như ở Việt Nam, thì ở Mỹ sinh viên chỉ cần học 4-5 môn. Tuy thời gian lên lớp không nhiều, nhưng học hành ở Mỹ vơ cùng vất vả địi hỏi sinh viên phải nỗ lực cao. Bởi vì phương pháp giáo dục, đào tạo ở Mỹ đỏi hỏi sinh viên phải phát huy tối đa tính tự giác. Điều này được thể hiện qua việc tự học và tự nghiên cứu, không chỉ là lý thuyết suông, các giáo sư thường cố gắng áp dụng việc “Học” vào thực tế, giúp sinh viên hiểu sâu nhớ lâu.

Lựa chọn và cơ hội: Nếu như ở Việt Nam mỗi học kỳ sinh viên phải học những

môn học bắt buộc do nhà trường quy định, ở Mỹ họ tự lựa chọn những mơn học phù hợp với sở thích, khả năng và theo đuổi của mình. Sinh viên khơng chỉ được lựa chọn lớp học cịn lựa chọn ln cả giáo sư giảng dạy nữa.

Tính tồn diện: Giáo dục Mỹ chú trọng nhiều đến đào tạo học sinh một cách

toàn diện. Việc học và việc chơi được kết hợp hết sức nhuần nhuyễn.

Tính cạnh tranh cao: Vì học như thế nào, điểm số ra sao, thứ hạng bằng tốt

nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến công việc và những cơ hội tiến thân sau này.

Thứ tư, tính hữu dụng thực tế. Mỹ là nơi đi đầu trong liên kết đại học và công nghiệp. Hơn 170 đại học Mỹ có “lị ấp trứng” cho các doanh nghiệp. Giáo dục đại học luôn gắn chặt với thị trường, đại học và các cơng ty có mối quan hệ chặt chẽ, ln khuyến khích các nghiên cứu đột phá.

Về việc thu hút nhân tài từ nước ngoài: Mỹ là nước thu lợi nhiều nhất trong thu hút nhân tài từ nước ngoài.

Phát triển giáo dục từ xa và giáo dục qua mạng: Ngoài giáo dục ở các trường học, Mỹ còn rất quan tâm đến giáo dục từ xa thơng qua đài phát thanh, đài truyền hình phi thương mại…

Sáng tạo môi trường phát triển nhân tài: Mỹ rất coi trọng mơi trường sáng tạo và khuyến khích phát triển nhân tài, bồi dưỡng nhân tài và thu hút nhân tài khoa học kỹ thuật cao, với các hình thức:

-Thực hiện nhất thể qua sản xuất, học tập.

-Có cơ chế khuyến khích tốt, tập trung đầu tư mạo hiểm.

Kinh nghiệm của Nhật Bản

Chỉ một vài thập niên sau chiến tranh thế giới thế hai, từ một nước bị tàn phá nặng nề và nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản đã vươn lên thành những con rồng trong nền kinh tế. Sự thành công của họ được quyết định bởi nhiều ngun nhân, song trong đó khơng thể khơng nói đến việc họ xây dựng và vận hành một cách sáng suốt, hiệu quả đào tạo và phát triển chiến lược nguồn nhân lực.

Về giáo dục – đào tạo: Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực “từ xa” thông qua q trình giáo dục từ tiền phổ thơng cho đến khi thạo nghề làm ra sản phẩm xã hội. Ở Nhật Bản, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở tuy được miễn phí nhưng là bắt buộc, ngay từ khi bước chân vào trường tiểu học, học sinh đã được rèn luyện thói quen kỹ thuật, tinh thần hợp tác trong sinh hoạt cũng như trong lao động. Sự phát triển vững chắc trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản đã có ảnh hưởng quan trọng đến q trình tạo dựng một nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Về ý thức, truyền thống con người: Sự cần cù, lịng kiên trì, bền bỉ, kỷ luật lao động nghiêm, trung thành, tận tụy với cơng việc và gắn bó sống cịn với tổ chức mà họ đang làm việc,… Kết hợp với trình độ học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật ngày càng được nâng lên không ngừng là truyền thống quý báu đối với nhiều thế hệ người Nhật Bản.

Về sử dụng và quản lí nhân lực: Chế độ lên lương và tăng thương theo thâm niên: Ở các nước phương Tây, chế độ nâng lương và đề bạt chủ yếu dựa vào năng lực và thành tích cá nhân mà ít hoặc dựa vào tuổi tác và thâm niên phục vụ ở cơng ty. Ở đó khơng thiếu những người trẻ có chức vụ và lương bổng cao hơn những người già.

Cơ cấu lại kinh tế:Với mục tiêu hình thành và phát triển một hệ thống mạng lưới các tâm điểm kinh tế với trọng tâm là các khu cơng nghiệp trí tuệ. Cơng nghiệp thơng tin, mà đặc biệt là cơng nghiệp phần mềm được coi như là một trong những mũi nhọn của nền kinh tế.

SVTH: Kiều Thị Hoa Mai

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN SAIGON MORIN

HUẾ

2.1 Tổng quan về khách sạn Saigon Morin Huế2.1.1 Những thông tin chung 2.1.1 Những thông tin chung

- Tên công ty: Công ty TNHH Saigon Morin Huế - Tên tiếng Anh: Saigon Morin Hue Co.ltd

- Thương hiệu: HOTEL SAIGON MORIN

- Địa chỉ: 30 Lê Lợi, Phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, Việt Nam - Website: www.morinhotels.com.vn

- Email:info@morinhotels.com.vn - Facebook: Hotel Saigon Morin - Điện thoại: 00.84.54.3823526 - Fax: 00.84.54.3823526

- Xếp hạng:

Hình 1: Khách sạn Saigon Morin Huế

(Nguồn: Internet, website: www.morinhotels.com.vn)

Tọa lạc tại một trong những vị trí “đắt giá” nhất trên đường phố Lê Lợi, bên dịng sơng Hương thơ mộng và cây cầu Trường Tiền lịch sử, khách sạn Saigon Morin nổi tiếng với kiến trúc Pháp độc đáo, bề dày lịch sử hơn 118 năm cũng như những tiện nghi sang trọng và dịch vụ cao cấp.

SVTH: Kiều Thị Hoa Mai

Khách sạn có vị trí nằm ngay trung tâm thành phố, giáp ranh giới 4 tuyến đường: Lê Lợi, Hùng Vương, Trương Định và Hoàng Hoa Thám; Đồng thời cách sân bay Phú Bài 15km, cách biển Thuận An 12km, cách nhà ga xe lửa thành phố 1,5km, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, tham quan các điểm du lịch nổi tiếng của thành phố như: Đại Nội, chợ Đông Ba, Viện bảo tàng, các chùa, đền, lăng tẩm,…khách sạn còn ở gần các cơ quan của tỉnh, thành phố như bưu điện, ngân hàng, nhà ga, trung tâm văn hóa.

Hình 2: Khách sạn Saigon Morin Huế

(Nguồn: Internet, website: www.morinhotels.com.vn)

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển khách sạn

Khách sạn Saigon Morin ra đời năm 1901. Lúc đó, ơng chủ là Bogaert – người sáng lập ra nhà máy Xi măng Long Thọ (1898). Năm 1904, sau cơn bão năm Thìn, khách sạn bị hư hỏng nặng, ơng cho sửa chữa và đồng thời nhượng lại cho nhà tư sản A. Guérin.

Năm 1907, ông A. Guérin nhượng khách sạn này lại cho anh em gia đình Morin vừa từ thành phố Hải Phịng vào làm nghiệp chủ. Từ đó, các tên khách sạn Morin có mặt trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, du lịch của Huế suốt hơn 01 thế kỷ qua.

Năm 1929, được coi là thời kỳ thịnh vượng nhất của khách sạn Morin tính từ khi ra đời. Lúc này, khách sạn có nhiều gian phố cho thuê, 70 phòng ngủ, nhà hàng 120 chỗ, quầy cà phê, quầy rượu, cửa hàng thịt, rạp chiếu bóng, một xưởng làm nước đá, một xưởng may, một kho chứa hàng lớn…

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (09/03/1945), tồn bộ Pháp kiều ở Huế đều bị bọn Nhật giam lỏng ở Tòa Khâm sứ (Đại học sư phạm Huế ngày nay) và khách sạn Morin. Cũng từ đó, khách sạn Morin trở thành nơi trú ẩn của người Pháp ở Huế.

Năm 1954, sau khi Pháp rút quân về nước theo tinh thần hiệp định Giơ-ne-vơ, người đại diện hãng buôn Morin ủy quyền lại cho ông Nguyễn Văn Yến được tự do kinh doanh. Theo khế ước, ngày 21/06/1955, ông Martin – đại diện các thừa kế của ông Morin đã bán cho ông Nguyễn Văn Yến toàn bộ cơ sở với số tiền 150.000.000 quan Pháp.

Ông Nguyễn Văn Yến kinh doanh chưa được bao lâu thì năm 1957, Ngơ Đình Cẩn tịch thu tồn bộ cơ sở Morin và giao cho chính phủ Saigon thuê làm Trường Đại học Huế.

Đến năm 1963 – Chế độ Diệm Nhu bị lật đổ - Trường Đại học Huế trở thành tài sản toàn dân cho đến năm 1975.

Năm 1990, sau thời gian dùng làm Đại học Huế - khu Morin được trả về làm khách sạn quốc tế đúng với giá trị đích thực của nó.

Trong những năm 1922-1993, nhờ vị trí trung tâm, Morin đã thu hút được khá nhiều khách Tây balo. Để có thể phát huy được vị thế ưu việt của khách sạn, vào giữa năm 1994, Công ty liên doanh Saigon Tourist – Morin Huế ra đời (liên doanh giữa ban Tài chính quản trị tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh nay là Tổng Cơng ty Du lịch Saigon).

Sau thời gian nâng cấp cải tạo, ngày 26/03/1998, tỉnh Thừa Thiên Huế và Công ty Du lịch Saigon long trọng khách thành khách sạn. Lúc này, khách sạn được công nhận đạt chuẩn 3 sao với 127 phòng ngủ. Đây là khách sạn đẹp nhất và ở vào vị trí tốt nhất của trung tâm thành phố Huế.

Năm 2001, khách sạn được công nhận đạt chuẩn 4 sao. Sau thời gian nâng cấp cải tạo và để phù hợp với quy mơ và tình hình kinh doanh, tháng 10/2004, Cơng ty liên Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Kiều Thị Hoa Mai

doanh Saigon Tourist – Morin Huế được đổi thành Công ty TNHH Saigon – Morin Huế.

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của khách sạn Saigon Morin Huế

Khách sạn Saigon Morin Huế là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch kinh tế độc lập, có con dấu và tài khoản riêng. Tuy là một đơn vị liên doanh nhưng khách sạn vẫn tự chủ trong kinh doanh, tự khai thác thị trường và lựa chọn nguồn khách hàng.

Chức năng:

Tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú và dịch vụ bổ sung kèm theo: Ở hoạt động này khách sạn cung cấp cho khách hàng du lịch những dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn.

Tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống và các dịch vụ bổ sung kèm theo:

- Tổ chức sản xuất, chế biến các món ăn phục vụ khách đảm bảo chất lượng vệ sinh - Tổ chức công tác lưu thông: Bán các sản phẩm do các nhãn hàng khác sản xuất rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt,…

Tổ chức các hoạt động văn hóa vui chơi giải trí cho khách lưu trú và khách ngồi khách sạn như: Tổ chức triển lãm, trưng bày tranh ảnh sản phẩm điêu khắc, sản phẩm truyền thống, hội nghị khách hàng, tiệc cưới,… Là điểm hoạt động văn hóa trong và nước ngồi để thu hút khách.

Vận chuyển khách du lịch: Bảo đảm các yêu cầu đưa đón khách đến khách sạn, đi tham quan các địa điểm du lịch trong và ngoại tỉnh.

Các dịch vụ khác thực hiện do khách yêu cầu như: Hướng dẫn tham quan, phiên dịch, đăng kí vé máy bay, tàu hỏa, gia hạn visa, fax, điện thoại, photocopy, phục vụ trọn gói các hội nghị, hội thảo quốc tế.

- Cung cấp các loại dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác cho khách du lịch quốc tế và khách nội địa có nhu cầu.

- Tổ chức các dịch vụ khác như cưới hỏi, đầy tháng, thôi nôi, liên hoan, hội nghị,…

Nhiệm vụ:

Khách sạn Saigon Morin đặt dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Quản trị Công ty (do 2 bên liên doanh cử ra, mỗi bên 2 người) Giám đốc của Tổng công ty Saigon Tourist Trường Đại học Kinh tế Huế

cử ra, bên cịn lại là Kế tốn trưởng của khách sạn, và Ban Giám đốc điều hành theo đúng điều lệ của khách sạn. Khách sạn Saigon Morin có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh mọi quy định của Pháp luật về kinh doanh của khách sạn, chịu sự quản lí hành chính của Nhà nước; Thực hiện tốt phương hướng sản xuất kinh doanh và mục tiêu doanh thu do Hội đồng Quản trị đề ra, có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước, trích lợi nhuận cho các bên tham gia liên doanh.

Bên cạnh đó, khách sạn có nhiệm vụ quản lí và sử dụng tốt lao động, tài sản vật tư, bảo tồn và phát triển vốn của cơng ty; quản lí chặt chẽ tài chính, kế tốn. Chăm lo quan tâm đến cán bộ công nhân viên làm việc trong khách sạn.

Nhiệm vụ kinh doanh của khách sạn Saigon Morin Huế là tạo ra lợi nhuận, tăng doanh thu. Ngoài hai lĩnh vực kinh doanh chính là dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống, khách sạn còn kinh doanh thêm các dịch vụ bổ sung với nhiều loại hình như: dịch vụ giặt là, quầy bán hàng lưu niệm, dịch vụ đặt vé máy bay, dịch vụ sauna

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn saigon morin (Trang 37)