Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dệt may PPJ huế (Trang 25 - 32)

PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH

1.1.5.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu tổng quát phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh

Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của

doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung:

Trong đó: Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: tổng sản lượng, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận,…Còn các yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, nguyên vật liệu, vốn,…

Công thức (1) phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêu phản ánh đầu vào, chỉ tiêu này đặc trưng cho kết quả nhận được trên một đơn vị chi phí và yêu cầu là đạt được cực đại hóa.

Cơng thức (2) phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào nghĩa là để có được một đơn vị đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí đầu vào với mục tiêu là tối thiểu hóa chỉ tiêu này.

Chỉ tiêu chi tiết phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

+ Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định

 Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.

 Mức đảm nhiệm vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần bao nhiêu đơn vị vốn cố định. Chỉ tiêu này càng thấp thì càng tốt vì mức hao phí càng ít.

 Mức doanh lợi vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu dơn vị lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định nên chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

+ Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

 Số vòng quay vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm, trong một chu kì kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng, nếu chỉ số này tăng so với những kì trước thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động luân chuyển vốn có hiệu quả hơn. Đồng thời chỉ tiêu này còn phản ảnh sức sản xuât của vốn lưu động, cho biết cứ một đơn vị vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh.

 Mức đảm nhiệm vốn lưu động

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để tạo ra được một đơn vị doanh thu thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đơn vị vốn lưu động. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiết kiệm được càng lớn.

 Mức doanh lợi vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt vì sức sinh lợi của vốn lưu động càng lớn.

 Vòng quay các khoản phải thu ( KPT)

Vòng quay các khoản phải thu cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó. Là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm

cho nguồn vốn lưu động này.

 Vòng quay hàng tồn kho (HTK)

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình qn ln chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Ngược lại, vòng quay hàng tồn kho thấp cho thấy hàng hóa của doanh nghiệp bị ứ đọng, là dấu hiệu tiêu cực cho thấy nguồn vốn bị chôn vùi trong hàng tồn kho.

Tuy nhiên, hệ số này q cao cũng khơng tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất khơng đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vịng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động

 Năng suất lao động

Chỉ tiêu này cho biết doanh thu mà một lao động có thể tạo ra trong q trình sản xuất kinh doanh, nó phản ánh sức sản xuất của lao động nên

chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

 Tỷ suất lợi nhuận lao động

Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia vào q trình sản xuất kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì sức sinh lời trên một đơn vị lao động càng lớn.

 Doanh thu/Chi phí tiền lương

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tiền lương sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh.

 Chi phí tiền lương/Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị lợi nhuận thu được khi đầu tư một đơn vị tiền lương vào sản xuất kinh doanh.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh khác

+ Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận

 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Chỉ tiêu này phản một đơn vị chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng lớn.

 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của một đơn vị doanh thu, cho biết một đơn vị doanh thu tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản của Cơng ty càng cao.

 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( CSH)

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao.

+ Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

 Khả năng thanh toán hiện thời

Chỉ tiêu phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc dùng các tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều khả năng thanh tốn các khoản nợ khi nó đến hạn nhưng nếu q cao thì cũng khơng tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản ngắn hạn chưa hiệu quả.

 Khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu này cho biết liệu doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn một cách nhanh chóng. Nếu chỉ số này nhỏ hơn hẳn so với chỉ số thanh tốn hiện thời có nghĩa là tài sản ngắn hạn phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dệt may PPJ huế (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)