4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty dệt may PPJ Huế
2.1.1 Khái quát về công ty
Công ty cổ phần dệt may PPJ Huế là một công ty con thành viên trực thuộc hệ thống cùa Công ty Cổ Phần Quốc Tế Phong Phú có trụ sở tại khu công nghiệp Phú Đa, Huyện Phú Vang. Hiện đang có một nhà máy may đang hoạt động hàng dệt thoi với công suất 16 chuyền may. Công ty không ngừng phát triển, và hiện nay Công ty mở rộng thêm một nhà máy may hàng dệt kim (hàng thun) với công suất 20 chuyền may.
Tên giao dịch: HUONGPHUGIATEX Loại hình hoạt động: Công ty Cổ Phần Mã số thuế: 3301585083
Địa chỉ: Khu Công nghiệp Phú Đa, Thị trấn Phú Đa, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên - Huế
Đại diện pháp luật: Đoàn Thanh Kỳ Ngày cấp giấy phép: 04/03/2016 Ngày hoạt động: 02/03/2016 Trạng thái: Đang hoạt động
2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
2.1.2.1 Tầm nhìn
Trở thành doanh nghiệp kinh tế hùng mạnh hàng đầu, chuyên sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dệt may
2.1.2.2 Sứ mệnh
Nâng cao tiềm lực kinh tế và chất lượng cuộc sống cộng đồng thông qua việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ có chất lượng vượt trội
2.1.2.3 Giá trị cốt lõi
Tạo ra một môi trường làm việc an toàn về mọi mặt và mang lại hiệu quả cao
Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng bằng tất cả các giải pháp Hợp tác, phát triển đi cung trách nhiệm với cộng đồng.
2.1.3 Ngành nghề kinh doanhNgành nghề Ngành nghề chính May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú); Lĩnh vực kinh
tế Kinh tế tư nhân
Loại hình kinh tế Cổ phần Loại hình tổ
chức
Tổ chức kinh tế SXKD dịch vụ, hàng hoá
Cấp chương (555) Kinh tế tư nhân Loại khoản (075) Sản xuất trang
phục
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần dệt may PPJ – Huế
2.1.4.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
- Tổng Giám đốc: Là người quyết định cao nhất tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị của Công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
- Các phòng ban của Công ty
Phòng hành chính nhân sự
Thực hiện công tác phân bổ lao động hợp lý giữa các bộ phận sản xuất, quản lý Công ty; xây dựng, hoàn thiện các nội quy, quy chế quản lý cho phù hợp với sự đổi mới cơ chế quản lý; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty; xây dựng kế hoạch lao động tiền lương phù hợp với chức danh, trình độ của người lao động; Quản lý chất lượng, số lượng hồ sơ toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Tham mưu cho Giám đốc về công tác tuyển dụng lao động bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ. Giải quyết các thủ tục cho cán bộ công nhân viên đi công tác, tham quan học tập trong nước và nước ngoài theo yêu cầu quy định. Quản lý công tác văn thư lưu trữ hệ thống thông tin liên lạc trong và ngoài Công ty.
Phòng kế hoạch
Quản lý điều hành, lập kế hoạch cho hoạt động sản xuất của Công ty, tổ chức tìm kiếm khách hàng. Lập kế hoạch cung ứng nguyên phụ liệu, tổ chức cung ứng nguyên phụ liệu, tổ chức cung ứng và kiểm soát chất lượng, số lượng nguyên phụ liệu. Căn cứ kế hoạch và các hợp đồng kinh tế đã ký kết, xem xét khả năng các nhà máy để giao nhiệm vụ sản xuất, xây dựng phương án gia công, xem xét và thanh lý các hợp đồng gia công. Tổ chức hệ thống marketing, lập kế hoạch giá thành, tính toán giá bán cho các sản phẩm do Công ty sản xuất. Xem xét các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng
hóa. Đánh giá nhà cung ứng, lập danh sách nhà cung ứng được chọn, thống kê phân tích dữ liệu nhà cung ứng. Khảo sát khách hàng, thống kê phân tích sự thỏa mãn của khách hàng.
Phòng tài chính-kế toán
- Công tác tài chính: lập kế hoạch nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Lập và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các số liệu báo cáo tài chính với cơ quan nhà nước. Tổ chức theo dõi công nợ, tổ chức các hoạt động kinh doanh tài chính, phân tích hiệu quả kinh doanh lãi lỗ hàng tháng.
- Công tác kế toán: Thực hiện tổ chức hạch toán theo hệ thống tài khoản của Bộ tài chính quy định, làm thủ tục thanh toán với khách hàng trong nước khi mua bán vật tư, sản phẩm. Mở sổ sách theo dõi hạch toán chi tiết xuất nhập khẩu của Công ty, tính giá thành thực tế, giá bán, xác định lãi lỗ trong Công ty, thanh toán, tính lương, báo cáo và quản lý thu chi Bảo hiểm xã hội. Tổng hợp số liệu, quyết toán để báo cáo giám đốc Công ty
2.1.5 Tình hình lao động của công ty
Lao động là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất, vì không có lao động của con người thì tư liệu lao động và đối tượng lao động chỉ là những vật vô dụng, vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh. Số lượng lao động phản ánh quy mô của doanh nghiệp, cơ cấu lao động nói lên đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, còn chất lượng lao động sẽ quyết định đến năng suất lao động (NSLĐ) và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lao động, Công ty CP (cổ phần) dệt may PPJ – Huế luôn coi trọng công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng lao động và sử dụng nguồn lao động hợp lý nhằm làm tăng NSLĐ, tạo điều kiện cho lao động trong Công ty phát huy hết năng lực của mình vào sản xuất kinh doanh.
Bảng 1: Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2016-2018
ĐVT: lao động
Phân loại theo
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/Năm 2016 Năm 2018/Năm 2017 Số lượng % chiếm Số lượng % chiếm Số lượng % chiếm Chênh lệch % tăng, giảm Chênh lệch % tăng, giảm Khối nghiệp vụ 21 13,38 75 11,92 107 8,81 54 257,14 32 42,67 Cắt 11 7,01 36 5,72 92 7,57 25 227,27 56 155,56 May 93 59,24 388 61,69 719 59,18 295 317,20 331 85,31 Hoàn tất 23 14,65 77 12,24 201 16,54 54 234,78 124 161,04 Bộ phận QC 9 5,73 53 8,43 96 7,90 44 488,88 43 81,13 Tổng nhân sự 157 100 629 100 1.215 100 472 300,64 586 93,16 (Nguồn: Tổng hợp từ phòng Hành chính nhân sự)
Nhìn chung, ta thấy số lượng lao động của Công ty giai đoạn 2016-2018 tăng nhanh qua 3 năm. Từ 157 lao động vào năm 2016 đến năm 2017 đạt 629 lao động (tăng 472 lao động tương ứng với 257,14%) và năm 2018 đạt 1215 lao động (tăng 586 lao động hay tăng 42,67%). Nguyên nhân là Công ty luôn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, thu hút nhiều lao động có tay nghề cao phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong đó, khối nghiệp vụ tăng 54 lao động năm 2017 so với 2016, đến năm 2018 số lượng lao động tiếp tục tăng thêm 32 lao động so với năm 2017. Lao động cắt cũng tăng nhẹ qua các năm lần lượt là 11,36,92 lao động. Lao động may tăng mạnh vào năm 2017 tăng 295 lao động so với 2016, năm 2018 tiếp tục tăng 331 lao động so với năm 2017. Lao động hoàn tất cũng tăng khá nhanh qua các năm lần lượt là 23,77,96 lao động. Bộ phận QC tăng 44 lao động năm 2017 so với 2016, năm 2018 tăng 43 lao động so với 2017.
Như vậy, từ năm 2016-2018 lao động của Công ty tăng lên một số lượng đáng kể nhằm đảm bảo nguồn lực tốt nhất cho sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy đã tạo ra được công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
2.1.6 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lao động, số lượng và chất lượng hàng hoá sản xuất ra. Vì vậy, để ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng không ngừng đổi mới, đầu tư trang thiết bị máy móc có công nghệ hiện đại. Việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định thường xuyên để từ đó có các giải pháp sử dụng tối đa công suất tài sản cố định cũng có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp
Công ty Cổ phần dệt may PPJ- Huế là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm dệt may nên vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT)
luôn được coi trọng, quan tâm hàng đầu. Đặc biệt là nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về số lượng và chất lượng sản phẩm, Công ty đã chú trọng đầu tư hệ thống các nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất hiện đại và đồng bộ.
Với 2 nhà máy sản xuất có diện tích gần 21.000m2, được trang bị 36 chuyền may, nhà máy phụ liệu có diện tích trên 10.000m2
Nhà máy In - Thêu có diện tích trên 600m2, ( hiện tại vẫn chưa đi vào hoạt động)
Nhà máy Wash ( hiện tại vẫn chưa đi vào hoạt động)
Máy móc thiết bị may với hơn 850 đầu máy đồng bộ và hiện đại được nhập khẩu từ Nhật Bản, Mỹ, Ý, Đài Loan,...của các hãng nổi tiếng như Juki, Kansai, Hashima, Eastman, Okurma,...
Hệ thống máy tính bộ điện tử và các phần mềm thiết kế, quản lý. Ngoài ra, Công ty còn có hệ thống thiết bị động lực, khí nén, hệ thống xử lý nước thải,...và các thiết bị phụ trợ phục vụ hoạt động của nhà máy.
Hàng năm Công ty vẫn tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ cho phù hợp với mẫu mã và chất lượng sản phẩm, đồng thời cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. Trong giai đoạn 2016-2018, Công ty đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho công cuộc đổi mới công nghệ như: máy cắt rập bằng điện của Ý, máy ép nhãn tự động Okumar của Nhật Bản, máy thiết kế mẫu của Đài Loan, dây chuyền đóng gói tự động, hệ thống làm mát tự động của Nhật Bản,...Để đem lại NSLĐ cao, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao làm hài lòng khách hàng thì đây là hướng đi tích cực mà Công ty luôn theo đuổi.
2.1.7 Tình hình tài chính của công ty
Bảng 2: Tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 2016-2018 (ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/Năm 2016 Năm 2018/Năm 2017
Giá trị Giá trị Giá trị Tăng, giảm % tăng,
giảm Tăng, giảm
% tăng, giảm A. TÀI SẢN 10.789,04 65.221,43 90.519,82 54.432,38 83,46 25.298,38 27,95 I. Tài sản ngắn hạn 7.383,37 7.345,94 28.440,83 -37,43 -0,51 21.094,89 74,17 1. Tiền và các KTĐT 3.352,32 1.595,74 109,96 -1.756,57 -52,4 -1.485,78 -93,11 2. Các KPT ngắn hạn 36.877,00 3.493,89 14.127,29 -193,80 -5,55 10.633,40 75,27 3. Hàng tồn kho 10,00 1.782,34 14.189,18 1.772,34 99,44 12.406,83 87,44 4. Tài sản ngắn hạn khác 333,35 473,95 14,39 140,59 29,66 -459,55 -96,96
II. Tài sản dài hạn 3.405,66 57.875,48 62.078,98 54.469,82 94,12 4.203,49 6,77
1. Tài sản cố định - 49.677,44 55.808,40 49.677,44 - 6.130,95 10,99 2. Tài sản dài hạn khác - 6.145,40 6.123,34 6.145,40 - -22.06 -0,36 B. NGUỒN VỐN 10.789,04 65.221,43 90.519,82 54.432,38 83,46 25.298,38 27,95 I. Nợ phải trả 723,07 46.091,26 71.966,53 45.368,19 98,43 25.875,27 35,95 1. Nợ ngắn hạn 723,07 6.213,68 17.765,71 5.490,60 88,36 11.552,02 65,02 2. Nợ dài hạn - 39.805,85 54.200,82 39.805,85 - 14.394,97 26,56 II. Vốn chủ sở hữu 10.065,97 19.202,16 18.553,28 9.136,19 47,58 -648,88 -3,5 1. Vốn chủ sở hữu 10.065,97 19.202,16 18.553,28 9.136,19 47,58 -648,88 -3,5
Qua bảng 2, đã phản ánh một cách tổng hợp tình hình tài chính của công ty trong 3 năm qua. Tổng tài sản và nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng lên. Năm 2017 so với năm 2016 tăng 54.432,38 triệu đồng tương ứng 83,46% đến năm 2018 tăng 25.298,38 triệu đồng tương ứng 27,95% so với năm 2017.
Trong tổng tài sản thì giá trị của tài sản dài hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn vì công ty chuyên sản xuất, gia công các sản phẩm may mặc nên tài sản tập trung vào các tư liệu sản xuất có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài.
Tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng. Năm 2017 giảm 37,43 triệu đồng tương ứng giảm 0,51% so với năm 2016, sang năm 2018 tăng 21.094,89 triệu đồng tương ứng 74,17% so với năm 2017. Sự thay đổi này là do sự biến động của khoản phải thu ngắn hàng và hàng tồn kho. Hai khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn. Do đặc thù kinh doanh của Công ty là xuất nhập khẩu nên tài sản tập trung vào hàng tồn kho và các khoản phải thu là chủ yếu. Năm 2017, hàng tồn kho chiếm 1.782,34 triệu đồng tăng 1.772,34 triệu đồng so với năm 2016. Đến năm 2018, lượng hàng tồn kho tăng 12.406,83 triệu đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn cho đến năm 2018 có xu hướng tăng mạnh nên tải sản của công ty đang bị nắm giữ bên ngoài khá lớn
Tài sản dài hạn của Công ty có chiều hướng tăng trong những năm qua. Năm 2017 tăng 54.469,82 triệu đồng tương ứng 94,12% so với năm 2016, năm 2018 tăng 4.203,49 triệu đồng tương ứng 6,77 %. Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản dài hạn là TSCĐ, khoản mục này không ngừng tăng trong 3 năm qua. Năm 2017 49.677,44 triệu đồng và năm 2018 tăng 6.130,95 triệu đồng. Điều này cho thấy công ty luôn tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới trang thiết bị hiện đại đảm bảo chất lượng sản xuất và an toàn cho người lao động.
Vốn công ty hình thành từ vốn chủ sở hữu và các khoản nợ. Trong
đó, các khoản nợ chiếm tỷ trọng thấp hơn so với vốn chủ sở hữu. Các năm qua đều trên trên 45% trong tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ đều tăng trong những năm qua. Cụ thể: Năm 2017, nguồn VCSH tăng 47,58% tương ứng với 9.136,19 triệu đồng so với năm 2016. Đến năm 2018 giảm nhẹ 3,50% tương ứng với 648,88 triệu đồng. Điều này, thể hiện khả năng tự tài trợ của công ty ngày càng tăng , công ty chủ động hơn trong hoạt động SXKD.
Bên cạnh nguồn VCSH công ty còn nhận thêm các khoản nợ. Năm 2017, nợ phải trả tăng 45.368,19 triệu đồng tương ứng 98,43% so với năm 2016, đến năm 2018 mức tăng của các khoản nợ chậm lại còn 25.875,27 triệu đồng. Trong đó, các khoản nợ ngắn hạn tăng mạnh. Năm 2017 tăng 88,36 % tương ứng 5.490,60 triệu đồng, năm 2018 tiếp tục tăng 11.552,02 triệu đồng tương ứng 65,02% so với năm 2017; còn các khoản nợ dài hạn có sự biến động nhẹ, năm 2017 39.805,85 triệu đồng, đến năm 2018 tăng 14.394,97 triệu đồng so với 2017
Điều này, chứng tỏ công ty đang chiếm dụng được một khoản nợ khá lớn.Tuy nhiên, mức tăng của các khoản nợ giảm xuống là dấu hiệu tốt về khả năng tài chính của công ty. Điều này, cũng có nghĩa là yêu cầu thanh toán của công ty cũng tăng lên, thêm một gánh nặng trong việc trả nợ, đồng thời cũng ảnh hưởng tới bộ mặt của công ty trên thương trường khi các đối tượng bên ngoài nhìn vào thấy khoản nợ khá lớn. Đây cũng là vấn đề lâu dài mà công ty cần giải quyết và có biện pháp khắc phục.
2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dệt may PPJ Huế giai đoạn 2016-2018
2.2.1 Phân tích chỉ tiêu kết quả
Trong những năm qua, sự biến động phức tạp của nền kinh tế trong nước và trên thế giới đã ảnh hưởng không ít đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nhưng công ty vẫn vượt qua khó khăn, phấn đấu để