Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sinh lời của hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dệt may PPJ huế (Trang 55 - 63)

PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh

2.2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sinh lời của hoạt

Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Năm 2017/Năm 2016 Năm 2018/Năm 2017

Tăng, giảm % tăng,

giảm Tăng, giảm

% tăng, giảm

1. Tổng doanh thu đồng 82,46 5.061,81 35.870,76 4.979,34 98,37 30.808,95 85,89 2. Lợi nhuận sau

thuế đồng 56,33 -6.971,64 -4.690,89 -7.027,98 - 2.280,74 -32,71 3. Vốn cố định bình quân đồng - 14.634,06 18.877,72 14.634,06 - 4.243,65 22,48 4. Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/3) lần - 0,35 1,90 0,35 - 1,55 - 5. Mức đảm nhiệm VCĐ (3/1) lần - 2,89 0,53 2,89 - -2,36 - 6. Mức doanh lợi VCĐ (2/3) lần - -0,48 -0,25 -0,48 - -0,23 -

Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng để hình thành hoạt động SXKD của bất cứ doanh nghiệp nào, nó là nền tảng cho sự phát triển bền vững của Công ty, là điều kiện để Công ty tồn tại và phát triển. Vì vậy, việc sử dụng vốn như thế nào là hiệu quả là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng, phát triển SXKD nên việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết giúp doanh nghiệp nhận biết được thực trạng về vốn và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Vốn của Công ty bao gồm nguồn vốn cố định, vốn lưu động

- Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ ta thường sử dụng các chỉ tiêu: hiệu suất sử dụng VCĐ, mức đảm nhiệm VCĐ, và mức sinh lời VCĐ được thể hiện qua bảng 16.

 Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Qua 3 năm (2016-2018), hiệu suất sử dụng vốn cố định có xu hướng tăng lên. Cụ thể: Năm 2017, hiệu suất sử dụng vốn cố định là 0,35. Năm 2018, con số này đạt 1,9 tăng lên 81,80 % nghĩa là cứ 1 đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh thì thu được 1,9 đồng doanh thu. Cho thấy sức sản xuất của VCĐ Công ty ngày càng tốt lên.

Với hiệu suất sử dụng VCĐ của năm 2017 là 0,35 và giá trị VCĐ bình quân năm 2017 là 14.634,06 triệu đồng thì doanh thu năm 2012 đạt được là:

0,35 * 14.634,06 = 5.121,92 ( triệu đồng)

Tuy nhiên, trong thực tế năm 2017 doanh thu của Công ty đạt được là 5.061,81 triệu đồng, như vậy giảm hiệu suất sử dụng VCĐ đã làm giảm doanh thu của Công ty giảm một lượng là:

5.061,81- 5.121,92= - 60,11 ( triệu đồng)

Tương tự năm 2018, với hiệu suất sử dụng VCĐ của năm 2018 là

1,90 và giá trị VCĐ bình quân năm 2018 là 18.877,72 triệu đồng thì doanh thu năm 2018 đạt được là:

1,90 * 18.877,72 = 35.867,67 ( triệu đồng)

Tuy nhiên, trong thực tế năm 2018 doanh thu đạt 35.870,76 triệu đồng, như vậy sự gia tăng hiệu suất sử dụng VCĐ đã làm tăng doanh thu một lượng là:

35.870,76 – 35.867,67 = 3,08 ( triệu đồng)

 Mức đảm nhiệm vốn cố định

Trong 3 năm qua, mức đảm nhiệm VCĐ có xu hướng giảm dần. Qua bảng phân tích 11 ta thấy năm 2016, mức đảm nhiệm VCĐ là 2,89 lần, như vậy là để tạo ra một đồng doanh thu thì Cơng ty cần phải đầu tư 2,89 đồng VCĐ. Năm 2018, chỉ tiêu này giảm xuống cịn 0,53 lần. Như vậy, Cơng ty đã tiết kiệm 2,36 đồng VCĐ so với năm 2017. Điều này cho thấy, Cơng ty đã sử dụng VCĐ có hiệu quả, đã tiết kiệm được nguồn VCĐ.

 Mức doanh lợi của VCĐ

Qua bảng 11, cho thấy mức doanh lợi của VCĐ có sự biến động trong 3 năm qua. Năm 2017, cứ một đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh thì âm 0,48 đồng lợi nhuận. Năm 2018 âm 0,25 đồng lợi nhuận, giảm 0,23 đồng tương ứng giảm 47,84%. Năm 2018, tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn so với tốc độ tăng lên của VCĐ nên đẩy chỉ số này giảm xuống. Với thay đổi của chỉ số này trong 3 năm qua, cho thấy Công ty vẫn đang gặp nhiều khó khăn, cần phải tìm mọi cách để phục hồi và nâng cao sức sinh lợi của VCĐ, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD cho Cơng ty.

Việc sử dụng VCĐ của Công ty trong những năm qua vẫn chưa hiệu quả, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động SXKD của Cơng ty. Vì vậy, Cơng ty cần đẩy mạnh cơng tác quản lý và sử dụng nguồn VCĐ cho phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ.

Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2016-1018

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/Năm 2016 Năm 2018/Năm 2017 Tăng, giảm % tăng, giảm Tăng, giảm % tăng, giảm 1. Tổng doanh thu Đồng 82,46 5.061,81 35.870,76 4.979,34 98,37 30.808,95 85,89 2. Lợi nhuận sau thuế Đồng 56,33 -6.971,64 -4.690,89 -7.027,98 - 2.280,74 -32,71 3. Vốn lưu động bình quân Đồng - 7.364,66 17.893,38 7.364,66 - 10.528,72 58,84 4. Các khoản phải thu bình

quân Đồng - 3.590,79 8.833,09 3.590,79 - 5.242,29 59,35 5. Giá vốn hàng bán Đồng - 7.497,46 27.092,53 7.497,46 - 19.595,06 72,33 6. Hàng tồn kho bình quân Đồng - 896,17 7.985,76 896,17 - 7.089,59 88,78 7. Vòng quay VLĐ (1/3) Vòng - 0,69 2 0,69 - 1,32 - 8. Mức đảm nhiệm VLĐ (3/1) Lần - 1,45 0,5 1,45 - -0,96 - 9. Mức doanh lợi VLĐ (2/3) Lần - -0,95 -0,26 -0,95 - 0,68 - 10. Vòng quay các KPT (1/4) Vòng - 1,41 4,06 1,41 - 2,65 - 11. Vòng quay HTK (5/6) Vòng - 8,37 3,39 8,37 - -4,97 - (Nguồn: Tổng hợp từ phịng Tài chính-Kế tốn)

Để phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty ta sử dụng các chỉ tiêu: Số vòng quay VLĐ, mức đảm nhiệm VLĐ, mức doanh lợi VLĐ, vòng quay các KPT và vòng quay HTK.

 Vòng quay vốn lưu động

Qua bảng 7, ta thấy số vòng quay vốn lưu động của Cơng ty có sự biến động nhẹ qua các năm. Cụ thể: Năm 2017, số vòng quay vốn lưu động là 0,69 vịng, thì sang năm 2018 là 2,00 vòng tăng 1,32 vòng. Nếu năm 2017, cứ một đồng VLĐ tạo ra được 0,69 đồng doanh thu thì sang năm 2018 tăng lên 1,31 đồng. Để đạt được doanh thu năm 2018 và với số vịng quay VLĐ của năm 2017 thì cần một lượng VLĐ là:

35.870,76 / 0,69 = 51.986,61 ( triệu đồng)

Thực tế, Công ty đã sử dụng 17.893,38 triệu đồng, như vậy Công ty đã tiết kiệm được một lượng là: 51.986,61 – 17.893,38 = 34.093,21 (triệu đồng)

Có sự biến động trong vịng quay VLĐ của Cơng ty trong những năm qua, đã bắt đầu có sự gia tăng cho thấy sự nổ lực của Công ty trong quản lý V LĐ.

 Mức đảm nhiệm vốn lưu động

Mức đảm nhiệm VLĐ của Cơng ty có sự biến động qua các năm. Năm 2017, mức đảm nhiệm VLĐ là 1,45. Sang năm 2018, để tạo ra một đồng doanh thu Công ty chỉ sử dụng 0,5 đồng VLĐ, tức là Công ty đã tiết kiệm được 0,34 đồng VLĐ để tạo ra 1 đồng doanh thu. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của Cơng ty đã có bước cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty.

 Mức doanh lợi vốn lưu động

Mức doanh lợi VLĐ trong 3 năm qua giảm. Năm 2018, chỉ số này âm 0,26 lần, giảm 0,68 lần so với năm 2017 hay lợi nhuận tạo ra trên một đồng

VLĐ giảm 0,68 đồng. Là do sự gia tăng của VLĐ trong 3 năm qua nên sức sinh lời của VLĐ Công ty cũng giảm đáng kể

 Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Qua bảng 12, cho thấy: Trong 3 năm qua, vịng quay các KPT có xu hướng tăng dần, đây là tín hiệu tốt cho Cơng ty. Thể hiện: Năm 2017, chỉ số này đạt 1,41 lần, tức bình quân 1 đồng các KPT trong năm thì thu được 1,41 đồng doanh thu. Năm 2018, chỉ số này tăng lên 4,06 lần, tức tăng 2,65 lần so với năm 2017. Chứng tỏ, tốc độ thu hồi nợ của Công ty khá nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, sự chiếm dụng vốn của khách hàng ngày càng ít. Bên cạnh đó cũng cho thấy Cơng ty đang ngày càng có nhiều hợp đồng, đơn hàng từ khách hàng làm tăng doanh thu của Công ty và các KPT chiếm tỷ lệ càng lớn trong Cơng ty, đây cũng là đặt tính của hoạt động SXKD của Cơng ty.

 Vịng quay hàng tồn kho

Chỉ số này cho biết tốc độ quay vòng của HTK nhanh hay chậm trong kỳ. Vịng quay HTK trong 3 năm qua có xu hướng giảm. Chỉ số này đạt 8,37 lần vào năm 2017 và đạt 3,39 lần vào năm 2018. Hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống cho thấy tốc độ luân chuyển HTK trong kỳ giảm xuống, Công ty bán hàng chậm hơn và hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều. Vì vậy, Cơng ty cần đẩy mạnh công tác quản lý HTK phù hợp nhằm sử dụng hiệu quả HTK và nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty.

Bảng 8: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/Năm 2016 Năm 2018/Năm 2017 Tăng, giảm % tăng, giảm Tăng, giảm % tăng, giảm

1. Tổng doanh thu Triệu

đồng 82,46 5.061,81 35.870,76 4.979,34 98,37 30.808,95 85,89 2. Lợi nhuận sau thuế Triệu

đồng 56,33

-

6.971,64 -4.690,89 -6.915,30 99,19 2.280,74 -48,62 3. Số lao động bình quân Người 157 629 1.215 472 75,04 586 48,23 4. Chi phí tiền lương Triệu

đồng 23,52 8.065,35 28.515,00 8.063,00 99,97 20.449,64 71,72

5. Năng suất lao động

(1/3) Lần 0,52 8,04 2,95 7,52 - 2,14 -

6. Tỷ suất lợi nhuận lao

động (2/3) Lần 3,58 -1,1 -3,86 -1,07 - -7,22 -

7. DT/CPTL (1/4) Lần 35,06 0,63 1,26 -34,43 - 0,63 -

8. LNST/CPTL(2/4) Lần 23,95 -0,86 -0,16 23,09 - 0,7 -

LĐ là yếu tố không thể thiếu trong quá trình SXKD, sử dụng LĐ sao cho có hiệu quả là mối quan tâm của các DN. Hiệu quả sử dụng LĐ cho thấy việc bố trí sử dụng LĐ như thế nào để đạt kết quả cao trong quá trình SXKD.

Để đánh giá hiệu quả lao động của Công ty, chúng ta sử dụng hệ thống chỉ tiêu như: năng suất lao động, lợi nhuận bình quân ( LNBQ) một lao động, doanh thu trên chi phí tiền lương (DTTCCTL) và lợi nhuân trên chi phí tiền lương( LNTCPTL) để phân tích. Kết quả phân tích thể hiện trong bảng 8:

 Năng suất lao động

Năng suất lao động đã tăng lên trong 3 năm qua với các tốc độ khác nhau. Năng suất lao động tạo ra năm 2016 đạt 0,52 lần; sang năm 2017, NSLĐ tăng 7,52 lần và đến năm 2018, chỉ số này tăng 2,14 lần. Cho thấy sức sản xuất của một lao động đã tăng lên, đây là điều tốt cho Công ty trong việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, làm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty.

 Tỷ suất lợi nhuận lao động

Năm 2016, tỷ suất lợi nhuận lao động của Công ty là 3,58 lần, nghĩa là bình quân một lao động tham gia sản xuất sẽ mang lại 3,58 đồng lợi nhuận. Đến năm 2017, chỉ tiêu này giảm còn âm 1,10 lần so với năm 2016 là do năm 2017 lợi nhuận của Công ty giảm tới 99,19% nhưng số lao động bình quân lại tăng lên với 75,04% làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm xuống. Và sang năm 2018,chỉ số này tiếp tục giảm so với năm 2017. Qua đó, cho thấy sức sinh lợi trên một lao động năm 2017 và năm 2018 ngày càng giảm mạnh, công ty sử dụng lao động không hiệu quả

 Chỉ tiêu doanh thu/Chi phí tiền lương

Trong 3 năm qua, chỉ tiêu này có những biến động đáng kể. Chỉ tiêu này năm 2016 đạt 35,06 lần, đến năm 2017 đạt 0,63 lần giảm 34,43 lần

so với năm 2016 và năm 2018 đạt 1,26 lần tăng so với năm 2017. Vì những năm qua tốc độ tăng của doanh thu và chi phí tiền lương chênh lệch khá nhiều làm chỉ số này biến động đáng kể trong những năm qua. Với sự tăng lên của doanh thu thì tiền lương người lao động cũng tăng lên cho thấy sự quan tâm của Công ty trong việc bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực và chăm lo đến đời sống cơng nhân viên nhằm kích thích tinh thần làm việc cơng nhân viên và góp phần tăng NSLĐ cho Công ty.

 Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế/Chi phí tiền lương

Năm 2016, lợi nhuận sau thuế/Chi phí tiền lương của Cơng ty là 23,95 lần, có nghĩa là khi Cơng ty bỏ ra một đồng chi phí tiền lương sẽ thu được 23,95 đồng lợi nhuận. Năm 2017, chỉ tiêu này giảm 23,09 lần so với năm 2016. Đến năm 2018, chỉ tiêu này tăng lên 0,70 lần so với năm 2017. Với tốc độ tăng lên của chi phí tiền lương, sự biến động khơng ổn định của lợi nhuận đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tiền lương của Cơng ty.

Qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả lao động của Công ty, ta thấy Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý nguồn lực lao động, làm cho NSLĐ không ngừng tăng lên qua các năm. Công ty đã quan tâm hơn trong việc bồi dưỡng, nâng cao đời sống của người lao động. Tuy nhiên, năm 2017 và năm 2018 sự sụt giảm của lợi nhuận đã làm ảnh hưởng tới một số chỉ tiêu hiệu quả lao động trong năm nhưng năm 2018 kết quả đã cho thấy sự nổ lực của Cơng ty trong cơng tác kiểm sốt chi phí, quản lý và sử dụng lao động. Vì vậy, trong những năm tới Công ty cần quản lý và sử dụng nguồn lao động tốt hơn nữa nhằm khai thác tối đa năng suất lao động và sử dụng lao động có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dệt may PPJ huế (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)