Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dệt may PPJ huế (Trang 70)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

3.2.1 Đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Chất lượng, sản phẩm tốt mới có thể giữ chân khách hàng. Hiện nay ngành may mặc rất phát triển, sự cạnh tranh ngày càng cao nên sản phẩm làm ra phải luôn đảm bảo chất lượng tốt. Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần kiểm tra khắt khe chất lượng của sản phẩm trước khi giao cho khách hàng. Ngoài ra cần phải tiếp thu khoa học công nghệ kỹ thuật vào dây chuyền sản xuất để đảm bảo phù hợp với thời đại

Máy móc thiết bị và công nghệ là phương tiện để người công nhân làm ra sản phẩm, do đó nó là điều kiện cần để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì vậy đầu tư đổi mới máy móc thiết bị là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Để làm được điều đó công ty cần thực hiện các biện pháp sau:

- Trong đầu tư doanh nghiệp cần hết sức thận trọng trong việc lựa chọn đúng công nghệ và hình thức đầu tư phù hợp với tiềm lực tài

giá cả,…) và trình độ của người lao động. Công ty nên chú trọng đầu tư theo chiều sâu vì hàng may mặc có vòng dời ngắn, thị hiếu nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi liên tục. Vì vậy công nghệ cũng phải đổi mới nhanh chóng mới theo kịp nhu cầu của thị trường. Trong quá trình đầu tư ưu tiên đầu tư một cách đồng bộ để nâng cao hiệu suất lao động

- Bố trí công nhân trong dây chuyền phải phù hợp với trình độ tay nghề cũng như khả năng của họ. Tận dụng hết công suất cho phép của máy móc thiết bị trong dây chuyền do vậy nên đầu tư vào các thiết bị công nghiệp phụ trợ như bang tải, máy đếm để giảm thời gian, chi phí vận chuyển từ máy này sang máy khác góp phần nâng cao năng suất lao động

- Sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao để tiết kiệm chi phí, khi giá điện tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất vì vậy phải quản lý tốt việc sử dụng điện của công ty bằng cách giáo dục ý thức trách nhiệm của những người lao động và cán bộ công nhân viên trong việc sử dụng tiết kiệm điện

- Công ty cần nghiên cứu tận dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước thay thế cho việc phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, như vậy chi phí sẽ giảm.

3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn lao động

Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào cũng vậy yếu tố con người là tài sản quý giá nhất. Máy móc thiết bị, công nghệ chỉ có thể phát huy được hiệu quả nếu có những người lao động có trình độ và tay nghề của công nhân có tính quyết định

Bố trí lao động và thực hiện một số công việc cụ thể chưa hẳn đã đảm bảo hoàn thành tốt công việc, những người lao động mới thường không cảm thấy vững tâm về vai trò và trách nhiệm của họ khi làm một công việc nào đó. Để hoàn thành tốt công việc đươc giao, mỗi người lao động cần phải có sự tương đồng giữa khả năng làm việc và yêu cầu về thực thi công việc đó. Vì vậy không chỉ đối với những nhân viên mới được thu nhận vào làm việc mà còn đối với cả những nhân viên cũ đều phải không ngừng được đào tạo

Người lao động cần phải được kiểm tra trình độ chuyên môn, tay nghề để có sự phân công, bố trí nhân sự hợp lý. Đối với lao động chưa có trình độ phải tiến hành đào tạo để người lao động làm quen được với công việc của Công ty.

Trình độ, tay nghề của lao động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Bởi vậy cần thực hiện phân tích đánh giá nhu cầu đào tạo của nhân viên, tạo cơ hội cho nhân viên học tập và nâng cao năng lực làm việc. Đồng thời, ban lãnh đạo cũng luôn cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên. Ngoài công tác đào tạo, Công ty nên tổ chức cho cán bộ, công nhân viên đi tham quan các nhà máy khác để học hỏi kinh nghiệm SXKD.

3.2.3 Đẩy mạnh các chính sách thu hút khách hàng

Đầu tư hơn nữa cho công tác thăm dò, nghiên cứu thị trường để thu hút khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay khi chất lượng sản phẩm trở thành một trong những căn cứ quan trọng nhất quyết định sự mua hàng của khách hàng thì việc xác định khách hàng và nhu cầu khách hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Khách hàng là đều kiện tiên quyết để mỗi doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Chìa khóa của sự thành công trong cạnh tranh là duy trì và phát triển khách hàng thông qua việc liên tục đáp ứng các nhu cầu của họ một cách tốt nhất.

Như vậy nhiệm vụ đầu tiên của công ty là xác định rõ khách hàng của mình là ai, từ đó công ty mới biết được cần cung cấp cái gì và làm như thế nào để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Để đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.

Hiện tại khách hàng của công ty còn rất ít, sự gia tăng khách hàng qua các năm rất thấp vì vậy cần đưa ra những chính sách mới để thu hút khách hàng. Cần phải quảng bá sản phẩm của công ty rộng rãi hơn, có nhiều ưu đãi cho khách hàng mới. Chăm sóc khách hàng hiện tại thật tốt bằng cách

khách hàng cũng như nhận thêm nhiều đơn hàng mới từ khách hàng. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh marketing cho thị trường trong nước và nước ngoài để thu hút khách hàng mới

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Công ty cổ phần dệt may PPJ-Huế là một trong những công ty dệt may mới của tỉnh Thừa Thiên Huế chuyên gia công các sản phẩm may mặc để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Công ty chỉ mới thành lập vào năm 2016 nên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng. Ngành may mặc có sự cạnh tranh rất lớn trong cả thị trường trong nước và nước ngoài nên công ty vẫn rất hạn chế về việc tìm kiếm đơn hàng. Trong những năm qua, hoạt động trong điều kiện nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, sức ép hội nhập ngày càng tăng cao, môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Công ty vẫn còn khá non trẻ nên chưa có chỗ đứng trên thị trường. Hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua lỗ vốn khá nhiều. Năm 2017 với sự biến động của các chỉ tiêu theo hướng bất lợi nên hoạt động kinh doanh của công ty thua lỗ khá nhiều. Năm 2018, tình hình đã chuyển biến theo hướng tốt hơn nhưng không đáng kể nên kết quả hoạt động kinh doanh vẫn còn thua lỗ. Đây là dấu hiệu khả quan cho sự phát triển của Công ty, phản ánh năng lực quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực vào

SXKD. Công ty không ngừng phát huy hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô, mua sắm nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại, với các sản phẩm có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, Công ty còn tồn tại một số hạn chế như tốc độ thu hồi các KPT còn chậm, hàng tồn kho lớn, khả năng thanh toán còn thấp, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh chưa đảm bảo cho Công ty thanh toán các khoản mục bất

phù hợp nhằm khắc phục hạn chế, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả SXKD cho Công ty.

2. KIẾN NGHỊ

2.1 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

 Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

- Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp được bình đẳng như nhau trong quá trình SXKD. Việc tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát huy được năng lực hoạt động và cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.

- Để đẩy mạnh cạnh tranh lành mạnh, ngành dệt may cần tăng cường khả năng phối hợp đầy đủ và đồng bộ giữa các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty Dệt may Việt Nam, xóa bỏ sự phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp cùng phát triển và đổi mới quy chế để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, tạo môi trường cạnh tranh phong phú và đa dạng. Nhờ đó, các doanh nghiệp dệt may có thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất, quản lý cũng như thực hiện chuyển giao công nghệ với các đối tác nước ngoài.

- Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm xử phạt, kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn lậu qua biên giới làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và chính việc làm hàng giả khiến người tiêu dùng nhầm lẫn và bị thiệt hại, gây mất uy tín của doanh nghiệp.

 Hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu

- Nhà Nước nên hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để công ty có thể nhập các máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại từ nước ngoài nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

- Thực hiện các chính sách ưu đãi trong hoạt động xuất nhập khẩu như: miễn giảm thuế xuất nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu,.. Đồng

chỉnh bộ máy hoạt động và hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm thu hút đầu tư từ bên ngoài góp phần nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu cho cả nước.

- Hiện nay, nhu cầu vốn đáp ứng cho hoạt động SXKD của các doanh nghiệp đang tăng lên. Bên cạnh việc huy động tối đa nguồn lực của doanh nghiệp, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn và tạo điều kiện vay vốn cho doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng với lãi suất ưu đãi, linh hoạt nhằm giúp cho daonh nghiệp có đủ nguồn vốn để phát triển sản xuất.

- Thường xuyên tổ chức hội chợ dệt may và thiết lập mạng lưới xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia và có nhiều cơ hội đêt tìm kiếm thị trường, các đối tác đầu tư và ký kết các hợp đồng xuất khẩu.

2.3 Kiến nghị đối với công ty

- Công ty cần quan tâm đến việc bố trí quá trình sản xuất một cách hợp lý để sử dụng tốt nhất các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Cần nâng cao tốc độ thu hồi các KPT, dự trữ HTK ở mức hợp lý, tăng khả năng thanh khoản cho công ty.

- Không ngừng nâng cấp, mua sắm mới một số máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.

- Không ngừng phát huy năng lực cũng như khả năng tiềm ẩn của người lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo an toàn lao động. Đồng thời, thực hiện chế độ thưởng phạt và tạo ra cơ hội thăng tiến để kích thích người lao động nâng cao hơn nữa năng suất lao động.

- Đẩy mạnh công tác tìm kiếm vùng thị trường, tăng cường đầu tư hoạt động marketing để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, qua đó làm tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Phan Thức Huân (2006). Bài giảng Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

2. TS. Võ Văn Nhị (2007). Giáo trình nguyên lý kế toán

3. TS. Nguyễn Ngọc Quang (2006). Giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp

4. ThS. Bùi Đức Tuân (2005). Giáo trình Kế hoạch kinh doanh, Trường Đại học kinh tế quốc dân.

5. Sử dụng một số website: 1. http://thianco.com.vn

2. http://doanhnhanhanoi.net/39608/dac-diem-rieng-cua- san-xuat-va- buon-ban- hang-det-may-tren-thi-truong-the-gioi.html

3. http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/V iewDetails.aspx?List=8 443d105-ffda-415f-bbb2 4a0beab0593f&ID=532&Web=c00daeed-988b-468d- b27c- 717ca31ae3ff 4. http://kinhtevadubao.com.vn/dinh-huong-phat- trien/kinh-te-viet-nam-giai- doan-2016-2018-va-trien-vong-2019- 20201971.htmlhttp://learning.stockbiz.vn/knowledge/investopedia/t erms/ACCOUNTRE CEIVABLETURNOVER.aspx 5. http://www.vinatex.com/Portal/Detail.aspx?Organization=vinatex& MenuID=7 1&ContentID=10712 6. http://voer.edu.vn/m/he-thong-cac-chi-tieu-danh- gia-hieu-qua-kinh-doanh- cua-doanh- nghiep/14abdd40#.U0wpqlV_te8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dệt may PPJ huế (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)