3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.1 Đặc điểm thị trường hương sạc hở Việt Nam
Với người Việt, từ lâu nén nhang đã trở thành vật thiêng liêng trong tín ngưỡng. Không chỉ có ngày lễ, tết mà mỗi ngày khi gặp niềm vui, nỗi buồn, người ta đều thắp lên bàn thờ nén nhang để hướng về tổ tiên, cầu xin điều may mắn, bình an trong tâm hồn. Chẳng thể thống kê nổi một năm người Việt tiêu dùng bao nhiêu hương, nhang bởi đó quả thực là một con số khổng lồ.
Theo tìm hiểu từ các nghệ nhân làm nhang, nguyên liệu làm hương ngoài tăm tre, bao giấy thì bột hương được tạo ra từ đại hoàng, xuyên khung, mộc lan, cam thảo, đinh hương, nhựa cây trám, tế tân, độc hoạt… Nhưng hiện nay, loại nhang làm từ thảo mộc thiên nhiên còn rất ít.
Nhiều năm nay có tình trạng một số cơ sở sản xuất hương tẩm hóa chất axit photphoric (H3PO4) vào tăm hương để giữ tàn, tẩm butyl cellosolve để tránh mốc, hay chất cháy kali nitrat để hương bắt lửa nhanh. Thậm chí còn tẩm nhiều loại hóa chất khác để tàn hương có nhiều màu sắc như đỏ, trắng; sử dụng hương liệu hóa chất tổng hợp để thay thế hương liệu thảo mộc...
Khói hương làm bằng hóa chất có thể gây mờ mắt, ung thư phổi, theo Tiến sĩ Nguyễn Công Ngữ, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu thực phẩm, Viện Công nghệ, khi ngâm tăm nhang vào H3PO4 các hợp chất hữu cơ sẽ bị loại bỏ, H3PO4 sẽ kết hợp với xenlulo (thành phần chính của que tre, nứa) tạo thành estephotphat. Khi đốt nhang, nhiệt độ sẽ làm cho estephotphat thăng hoa dưới dạng andihrit photphoric (P2O5) làm que nhang cháy nhanh hơn, đồng thời kéo tàn nhang có hình cong tròn. Tuy nhiên, các chất khí được sinh ra trong quá trình đốt nhang sẽ có chất P2O5. Chất này tồn tại trong không khí, khi tác động lên da sẽ làm da bị mòn, tác động lên hệ hô hấp gây khó thở, tác động lên giác mạc gây ngứa mắt, chảy nước mắt, ho sặc sụa... “Nếu chúng ta không kiểm soát công nghệ sản xuất hương hóa chất thì khói có P2O5 sẽ gây ảnh hưởng đến niêm mạc của mắt khiến mắt mờ dần, ảnh hưởng đến hô hấp, tụ lại trong phổi sẽ gây ra bệnh hiểm nghèo, ung thư phổi”
Những chất này nếu trong thời gian dài bị hấp thụ vào cơ thể có thể gây ung thư, đãng trí ở người, ảnh hưởng nghiêm trọng tới phụ nữ đang mang thai nếu ngửi phải lâu
dài. “Đời sống tâm linh của người Việt ta rất phong phú. Phong tục, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất được coi trọng. Tuy nhiên, hầu hết lại khá xuề xòa trong việc sử dụng hương khi thắp tại gia hay những điểm tâm linh. Do thị trường hương còn hỗn tạp, không mấy người phân biệt được đâu là hương sạch 100% từ thiên nhiên, đâu là hương làm từ hóa chất mà thắp vào có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.” ông Lạc Văn Tú – Giám đốc Công ty Đại Việt chia sẻ. Hiện nay, ngày qua ngày vẫn đang có hơn 90% người tiêu dùng tại Việt Nam sử dụng nhang hóa chất độc hại cho việc sinh hoạt tâm linh của mình.
Điều quan ngại là đa số hương, nhang trên thị trường hiện nay đều không ghi rõ thành phần, nhãn mác cẩu thả, không hề có địa chỉ nơi sản xuất. Ngoài ra, người mua hương cũng không quan tâm đến điều này. Họ cho rằng “hương nào cũng giống nhau, miễn là thơm” và chỉ biết đến 2 loại “hương đậu tàn và hương trắng tàn”. Theo lời người bán, người dân thường ưa chuộng hương nhang đậu tàn vì khi hương cháy xong tàn vẫn còn đậu trên bát hương rất đẹp, điều này thể hiện sự may mắn, linh thiêng, tổ tiên đã chứng giám. Nhưng sự thực, loại hương càng thơm, càng để lại nhiều tàn hương, càng có vòng quăn đẹp lại cực kỳ độc hại.
Điều khác nhau cơ bản của hai loại hương có và không ngâm tẩm hóa chất là hương hàng chuẩn bao bì ghi rõ xuất xứ nguồn gốc công ty và thương hiệu rõ ràng. Trong khi nhang, hương tẩm hóa chất thường làm từ bột giấy, bột trấu, xác mía, lá gòn… rồi tẩm phẩm màu cùng hương hiệu tạo mùi nên hương, nhang có mùi thơm nồng nặc và được gói trong các bao giấy kiến đơn sơ với giá cả rất rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, ngoài nhang tàn truyền thống còn có loại nhang khác đang được bày bán trên thị trường đó là nhang điện. Nhang điện là loại nhang được thiết kế bởi dây điện, thường có 3 cụm cùng cắm dây điện, cao từ 30 đến 40cm trên đỉnh cây nhang có gắn thêm bóng đèn nhỏ, tạo được lửa sang và có tàn giả, nhằm tạo cảm giác như đang thắp các loại nhang truyền thống. Nhang điện tử được rao bán khắp mọi nơi, từ trên mạng internet cho đến các cửa hàng đồ thờ cúng với nhiều mức giá cả khác nhau, dao động từ 40.000 đến 200.000 đồng tùy loại.
Tuy nhiên, dù nhang điện đang là sản phẩm được nhiều khách hàng lựa chọn, thì vẫn có nhiều ý kiến thẳng thắn cho rằng: khi cây nhang tàn truyền thống được đốt lên cũng là lúc những nguyện vọng, tâm tình của người còn sống được gửi đến những người đã khuất. Bên cạnh đó còn thể hiện lòng thành của con cháu đối với gia tiên và các vị thần linh, bởi vậy không thể thay thế nhang tàn truyền thống bằng nhang điện.
Theo một báo cáo gần đây ban nghiên cứu thị trường của Hãng sản xuất Hương Tâm Linh, nhu cầu sử dụng các loại Hương, Nhang tạo mùi bằng tinh dầu ở các nước phát triển như Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Đông ..vvv có lẽ sắp bão hòa hoặc kết thúc, do người ta ngày càng quan tâm đến sức khỏe, sản phẩm thân thiện môi trường.
Thay vào đó, nhiều người có xu hướng chọn Hương được sản xuất trực tiếp từ thảo mộc nguyên gốc. Trước đây tại Nhật, Thái Lan nhiều người tiêu dùng thường sử dụng sản phẩm Hương/Nhang được chiết xuất từ tinh dầu các loài thảo mộc trên khắp thế giới rồi đưa về Nhật, Thái Lan sản xuất sau đó đem bán tại thị trường nội địa và tái xuất khẩu, nay các hãng xản xuất của Nhật bỏ tiền để mua các công thức sản xuất Hương cổ truyền để xản xuất ngay tại nước bản địa để xuất khẩu trực tiếp sang nước thứ 3. Điều này rất quan trọng đối với các nhà sản xuất lớn, họ sẽ cắt giảm được chi phí và sản phẩm sẽ giữ nguyên vẹn được mùi thơm thảo mộc.
Xu thế trên đang trở thành trào lưu do tâm lý người tiêu dùng ở các nước bắt đầu lo ngại trước tình trạng sản xuất Hương/Nhang sử dụng hóa chất tạo mùi tràn lan trên thị trường đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, lo lắng, đặc biệt là tầng lớp trung, thượng lưu.