5. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu đề tài, được công bố chính thức ở các cấp, các ngành:
+ Các văn bản pháp lý liên quan;
+ Các Thông tư, Quyết định; Quy trình kiểm soát chi xây dựng công trình; + Các tài liệu, công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề liên quan xuất phát từ thực trạng chung của cả nước.
+ Các giáo trình, sách báo chuyên ngành liên quan đến trình kiểm soát chi xây dựng công trình.
+ Số liệu về tình hình kiểm soát chi xây dựng công trình từ nguồn vốn NSNN tại KBNN tỉnh Bắc Kạn qua báo cáo giai đoạn 2017- 2019.
+ Ngoài ra còn sử dụng một số tài liệu của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn và các Ban, ngành của tỉnh Bắc Kạn.
+ Luận văn sử dụng các số liệu điều tra kinh tế trong các vùng của tỉnh Bắc Kạn; Luận văn thừa kế các số liệu đã công bố trước đây.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Chọn địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu tác giả chọn là tại KBNN Bắc Kạn làm địa điểm nghiên cứu do đây là một trong những Kho bạc Nhà nước lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cũng là nơi tác giả đang công tác.
- Đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm 1 là các cán bộ của KBNN tỉnh Bắc Kạn làm công tác kiểm soát. Hiện nay, tổng số cán bộ làm công tác kiểm soát tại KBNN tỉnh Bắc Kạn là 40 người. Vậy để đảm bảo tính đại diện, tác giả tiến hành khảo sát toàn bộ cán bộ đang làm công tác kiểm soát tại KBNN tỉnh Bắc Kạn
+ Nhóm 2 là các chủ đầu tư của các dự án đầu tư XDCT. Đây là khách hàng đang thực hiện giao dịch với KBNN. Năm 2019, số lượng dự án được kiểm soát chi qua KBNN là 181 dự án tương ứng với 181 chủ đầu tư thực hiện giao dịch với KBNN tỉnh Bắc Kạn. Số lượng dự án như vậy là không nhiều, do vậy tác giả tiến hành điều tra toàn bộ 181 chủ đầu tư.
Như vậy số lượng mẫu điều tra mà tác giả thực hiện là 221 mẫu trong đó có 40 mẫu là cán bộ đang công tác tại KBNN và 181 mẫu là các chủ đầu tư của các dự án đầu tư XDCT.
- Nội dung mẫu phiếu điều tra
Để đánh giá công tác kiểm soát chi chi vốn dự án chi xây dựng công trình qua KBNN Bắc Kạn, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra. Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:
- Phần I: Thông tin nhân khẩu của người được điều tra như: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, trình độ văn hóa,…
- Phần II: Sau khi gửi câu hỏi đến các đối tượng điều tra, tác giả thu thập bảng câu hỏi và loại bỏ những phiếu điều tra sai và không hợp lệ, rồi tiến hành xử lý
thông tin bằng phần mềm Excel. Với bảng câu hỏi đã được định sẵn dành để phỏng vấn các nhóm đối tượng là khách hàng và cán bộ kiểm soát chi, cán bộ lãnh đạo làm công tác kiểm soát các khoản chi xây dựng công trình từ NSNN qua KBNN Bắc Kạn. Trong mỗi bảng câu hỏi tác giả sẽ sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ khác nhau nhằm đánh giá các hoạt động kiểm soát chi xây dựng công trình từ NSNN qua KBNN Bắc Kạn. Trong đó: 1 - Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Bình thường/ Trung lập; 4 - Đồng ý và 5 - Hoàn toàn đồng ý.
Để thuận tiện cho việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình đánh giá mức độ đồng ý đối với từng yếu tố và sự đồng ý chung tác giả quy ước:
Cách xác định khoảng đo bằng cách xác định giá trị khoảng như sau: Giá trị khoảng
cách =
5-1
= 0.8 5
Do vậy, thiết lập bảng sau:
Bảng 2.1: Thang đo Likert
Thang đo Phạm vi Ý nghĩa
5 4,20 - 5,00 Tốt 4 3,20 - 4,19 Khá 3 2,60 - 3,19 Trung bình 2 1,80 - 2,59 Yếu 1 1,00 - 1,79 Kém 2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp so sánh
Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về việc nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi XDCT từ NSNN qua KBNN Bắc Kạn từ năm 2017 đến năm 2019. Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi các dự án chi XDCT qua KBNN Bắc Kạn: những thuận lợi, khó khăn; những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại đơn vị nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu. Từ đó, làm căn cứ để phát hiện xu hướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu.
Áp dụng vào luận văn, tác giả tổng hợp các tài liệu hội thảo, tạp chí liên quan đến ngành để rút ra kinh nghiệm cho công tác kiểm soát chi xây dựng công trình qua Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn kết hợp với một số kỹ thuật thống kê, phân tích định lượng để làm cơ sở cho các kết luận.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Định mức chi NSNN: Quyết định quản lý định mức chi được đưa ra trong giai đoạn 2017-2019. Các quyết định quản lý định mức chi NSNN của cấp trên vào ngân sách tỉnh Bắc Kạn.
- Dư kế hoạch vốn
Số dư KH vốn = Số KH vốn giao – Khối lượng XDCT hoàn thành
Quá trình kiểm soát chi đầu tư XDCT qua kho bạc nhà nước giúp phát hiện ra các sai phạm, bên cạnh đó là tiến độ thực hiện các dự án. Đây cũng là cơ sở để giúp các dự án có thể tiết kiện được vốn, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.
- Chỉ tiêu về từ chối thanh toán: Số tiền KBNN từ chối
thanh toán qua kiểm soát chi đầu tư XDCT
=
Giá trị khối lượng hoàn thành chủ đầu tư và nhà thầu đề nghị thanh toán
-
Giá trị khối lượng hoàn thành KBNN chấp nhận thanh
Chỉ tiêu này đánh giá kết quả kiểm soát chi vốn đầu tư XDCT của KBNN. Số tiền từ chối thanh toán càng lớn càng chứng tỏ rằng hoạt động kiểm soát của KBNN là chặt chẽ. Phát hiện ra được các sai phạm, các thiếu sót nên đã cương quyết không thanh toán.
- Tỷ lệ sai phạm được phát hiện
Tỷ lệ DA sai phạm được phát hiện = Số DA sai phạm
Tổng số dự án thực hiện
Tỷ lệ này càng cao càng tốt. Quá trình quản lý chặt chẽ, các nhân viên của kho bạc có trình độ cao, có kiến thức và trách nhiệm sẽ phát hiện được các thủ đoạn của các chủ đầu tư nhằm sử dụng vốn sai mục đích, gây thất thoát lãng phí. Phát hiện càng nhiều thì càng có nhiều ngăn chặn sai phạm.
- Tỷ lệ dự án được quyết toán đúng thời hạn
Tỷ lệ DA quyết toán đúng thời hạn = Số DA quyết toán đúng hạn
Tổng số dự án được quyết toán
Việc quản lý vốn đầu tư XDCT thông qua kho bạc nhà nước cũng góp phần kiểm soát về tiến độ thực hiện của các dự án. Nếu quá trình kiểm soát được hiệu quả sẽ giúp cho nhiều sự dự án có thể quyết toán đúng thời hạn và ngược lại.
- Tỷ lệ món chi được quyết toán
Tỷ lệ món chi được quyết toán = Số món chi được quyết toán Tổng số các món chi
Tỷ lệ này càng cao càng tốt. Trong quá trình kiểm soát giúp phát hiện các sai phạm của việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Với việc phát hiện như này sẽ góp phần ngăn chặn các ý định cũng như khả năng tiếp tục vi phạm pháp luật về việc sử dụng vốn NSNN. Do vậy, tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ việc kiểm soát ngày càng tốt hơn.
- Các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra là xem xét toàn bộ quá trình kiểm soát thanh toán qua các năm phát triển theo xu hướng nào, thông qua các nội dung để đánh giá như sau:
Về chi thường xuyên: Số lượng hồ sơ, số tiền kiểm soát chi NS qua KBNN, số hồ sơ hợp pháp, hợp lệ được thanh toán qua KBBK và số hồ sơ trả lại do chưa đủ điều kiện thanh toán
Về chi đầu tư: Số lượng hồ sơ, nguồn vốn cấp phát được kiểm soát chi qua KBNN, đã thanh toán được bao nhiêu % so với dự toán, nguồn được cấp hàng năm trên phạm vi nghiên cứu.
Về công tác chi dự trữ thực hiện theo chỉ tiêu kinh tế xã hội được giao trong năm trên địa bàn tỉnh quá trình thực hiện được bao nhiêu % so với chỉ tiêu đầu năm
Về chi trả nợ thực hiện theo kế hoạch trả nợ các khoản vay căn cứ vào các khoản vay của tỉnh đến hạn trong năm và thực hiện được bao nhiêu % so với kế hoạch đầu năm
Về công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ thực hiện theo kế hoạch được lập từ đầu năm trong năm thực hiện được bao nhiêu lần thanh tra, kiểm tra và đạt bao nhiêu % theo kế hoạch đâu năm.
Chương 3
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC BẮC KẠN 3.1. Khái quát Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn
Tên cơ quan: Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn.
Địa chỉ: Tổ 5 - phường Phùng Chí Kiên - TP Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn. Điện thoại: (0209) 3840 840
KBNN Bắc Kạn có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
KBNN Bắc Kạn là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
KBNN Bắc Kạn đươc thành lập ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách ra từ KBNN Bắc Thái. Khi mới thành lập, KBNN Bắc Kạn có văn phòng KBNN tỉnh với 4 phòng chuyên môn và 7 đơn vị KBNN trực thuộc; tổng số công chức có 57 người. Đến nay KBNN Bắc Kạn có văn phòng KBNN tỉnh với 05 phòng chuyên môn và 07 đơn vị KBNN trực thuộc; tổng số công chức và người lao động hợp đồng là 158 người.
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, KBNN Bắc Kạn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong công tác quản lý tài chính - Ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của ngành và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn
- Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của KBNN; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra các KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là KBNN cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định.
- Quản lý quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật: + Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại KBNN cấp tỉnh; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN cấp tỉnh.
- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN cấp tỉnh; Tổ chức thực hiện công tác kế toán NSNN; Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật
- Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN cấp tỉnh theo chế độ quy định: Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN cấp tỉnh; Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của KBNN cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại KBNN cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ của KBNN cấp huyện nơi KBNN cấp tỉnh được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN trên địa bàn cấp huyện.
- Thực hiện thanh tra chuyên ngành; kiểm tra hoạt động Kho bạc Nhà nước trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định;
- Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp tỉnh; quản trị cơ sở dữ liệu và các ứng dụng hợp nhất của Bộ Tài chính đặt tại KBNN cấp tỉnh.
- Quản lý bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, thi đua khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp tỉnh.
- Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng công trình nội bộ theo quy định của KBNN, của Bộ Tài chính và của pháp luật.
Việc quản lý và kiểm soát thanh toán vốn chi XDCT qua KBNN Bắc Kạn được thực hiện như sau:
- KBNN tỉnh (Phòng Kiểm soát chi) hướng dẫn, kiểm tra về chế độ kiểm soát chi vốn chi XDCT thuộc vốn NSNN các cấp. Thực hiện kiểm soát, thanh toán vốn chi XDCT Ngân sách tỉnh, thành phố, xã phường và NSTW theo ủy quyền do KBNN thông báo; Thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi của Ngân sách thành phố (gọi chung là Ngân sách huyện), xã, phường (gọi chung là Ngân sách xã); Tổng hợp và kiểm tra công tác quản lý, kiểm soát chi XDCT của các KBNN trực thuộc.
- KBNN huyện thực hiện kiểm soát, thanh toán cho các khoản chi thuộc Ngân sách huyện, xã và các khoản chi của Ngân sách tỉnh cho các chủ đầu tư đóng