Tình hình thực hiện chi xây dựng công trình từ Ngân sách nhà nước gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường kiểm soát chi xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 55 - 59)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Tình hình thực hiện chi xây dựng công trình từ Ngân sách nhà nước gia

đoạn 2017 - 2019 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

a. Tổng chi Ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực chi xây dựng công trình

Đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu về đầu tư đặc biệt là chi xây dựng công trình ngày càng tăng mạnh. Phát triển cơ sở hạ tầng tại các tỉnh miền núi khó khăn để tạo nên sự đồng đều về kinh tế giữa các tỉnh trở thành vấn đề cấp thiết và tỉnh Bắc Kạn là một trong các tỉnh như vậy. Qua bảng số liệu 3.1 dưới đây đã thể hiện đầy đủ tổng chi Ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực chi XDCT qua Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn.

Bảng 3.1: Tổng chi Ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực chi xây dựng công trình qua Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tốc độ phát triển (%) 18/17 19/18 Bình

quân

Tổng chi NSNN

5.183.760 6.601.160 6.616.800 127,3 100,2 112,9 Chi đầu tư XDCT

3.280.370 3.580.000 3.644.830 109,1 101,8 105,4 Kế hoạch vốn giao

3.300.450 3.660.450 3.950.000 110,9 107,9 109,4 Thanh toán khối lượng

hoàn thành 3.280.370 3.580.000 3.644.830 109,1 101,8 105,4 Dư kế hoạch vốn 20.080 80.450 305.170 400,6 379,3 389,8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết chi Ngân sách KBNN Bắc Kạn)

Thông qua bảng 3.1 cho thấy:

Tổng chi NSNN cho XDCT tăng qua các năm cụ thể, năm 2017 tổng chi Ngân sách là 5.183.760 triệu đồng; năm 2018 là 6.601.160 triệu đồng tăng 1.417.400 triệu đồng tương ứng với 27,3% so với năm 2017; năm 2019 tổng chi NSNN là 6.616.800 triệu đồng tăng 15.640 triệu đồng so với năm 2018 tương ứng với 2%. Từ số liệu này cho thấy tổng chi NSNN qua KBNN Bắc Kạn có xu hướng

tăng lên và tăng mạnh ở năm 2019. Điều này là do Bắc Kạn là tỉnh có nền kinh tế đặc biệt khó khăn vì vậy để thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì cần phải thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước mà công tác thu hút đầu tư không có biện pháp nào khác là Nhà nước phải đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoàn thiện chính sách xã hội phù hợp với nền kinh tế, thực hiện ứng dụng các công nghệ hiện đại vào công tác quản lý…có như vậy mới tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh thu hút nguồn vốn chi bên ngoài để phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn.

Qua số liệu trong bảng trên cho thấy chi XDCT cho tỉnh Bắc Kạn có tốc độ phát triển tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2018 tăng 9,1% so với năm 2017; năm 2019 tăng 1,8% lần so với năm 2018. Giai đoạn này trung bình có tốc độ phát triển trung bình là 105,5%.

Công tác chi XDCT được tổ chức thực hiện tốt, qua đó đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, giảm dần nợ đọng xây dựng công trình trên địa bàn. Công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình được quan tâm, thực hiện nghiêm túc các chính sách của Trung ương như: Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN và TPCP.

b. Số chi xây dựng công trình theo cấp quản lý

Số chi xây dựng công trình theo cấp quản lý tại KBNN Bắc Kạn được chia thành 3 cấp quản lý: Ngân sách Trung ương quản lý, Ngân sách tỉnh quản lý và Ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia quản lý. Trong đó, tổng chi Ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý chiếm tỷ trọng lớn nhất. Bảng số liệu 3.2 dưới đây cho thấy tình hình kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua KBNN Bắc Kạn theo cấp quản lý.

Bảng 3.2: Tổng chi XDCT từ Ngân sách Nhà nước theo cấp quản lý

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tốc độ phát triển (%) 18/17 19/18 Bình quân

Ngân sách Trung ương

quản lý 420.070 259.490 244.270 61,8 94,1 76,3 Ngân sách Tỉnh quản lý 2.860.300 3.320.510 3.400.560 116,1 102,4 109,0

Tổng số 3.280.370 3.580.000 3.644.830 109,1 101,8 105,4

Thông qua bảng 3.2 tổng chi Ngân sách Nhà nước theo cấp quản lý cho thấy: Vốn chi xây dựng công trình tại tỉnh Bắc Kạn chủ yếu do ngân sách tỉnh quản lý và tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2017 ngân sách tỉnh quản lý 2.860.300 triệu đồng; năm 2018 là 3.320.510 triệu đồng tăng 460.210 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng với 16,1%; năm 2019 là 3.400.560 triệu đồng tăng 80.050 triệu đồng tương đương 2,4%. Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn chi cho đầu tư của tỉnh chủ yếu là của Ngân sách địa phương chiếm đến hơn 80%. Có thể thấy vốn chi xây dựng công trình đang là vấn đề đáng được quan tâm tỷ lệ tăng trưởng cho hoạt động này tăng cả số tuyệt đối lẫn số tương đối. Nguồn vốn chi hàng năm đã làm cho kinh tế của địa phương tăng trưởng.

Vốn do Ngân sách trung ương quản lý mặc dù chiếm tỷ trọng ít hơn song nguồn vốn này có tốc độ tăng rất nhanh cụ thể: năm 2018 là 259.490 triệu đồng; năm 2019 vốn do Ngân sách trung ương quản lý là 244.270 triệu đồng giảm 15.220 triệu đồng so với năm 2018 tương ứng 5,9%; năm 2017 nguồn vốn này là 420.070 triệu đồng; năm 2018 so với 2017 thì giảm 160.580 triệu đồng tương ứng giảm 38,2%.

Qua số liệu trong bảng trên cho thấy chi XDCT cho tỉnh Bắc Kạn theo cấp quản lý có tốc độ phát triển tăng dần qua các năm, cụ thể:

+ Năm 2018 chi XDCT do NSTW quản lý giảm 31,2% với năm 2017; chi XDCT do ngân sách tỉnh quản lý tăng 16,1 lần so với năm 2017.

+ Năm 2019 chi XDCT do NSTW quản lý giảm 5,9% so với năm 2018; chi ĐT XDCT do NS tỉnh quản lý tăng gấp 2,4% lần so với năm 2017.

Tốc độ phát triển của chi XDCT theo cấp quản lý giai đoạn này là 105,5%.

c. Các dự án chi XDCT bằng NSNN qua KBNN Bắc Kạn

Trong những năm qua, kinh tế xã hội của Bắc Kạn đang có xu hướng phát triển khá mạnh. Một phần là do nguồn vốn chi cho lĩnh vực chi xây dựng công trình của Bắc Kạn đươc tăng cao. Trong những năm qua, số lương dự án đươc chi XDCT bằng nguồn vốn NSNN qua KBNN Bắc Kạn cũng tăng mạnh ở cả dự án sử dụng Ngân sách trung ương, dự án sử dụng Ngân sách địa phương.

Bảng 3.3: Tình hình các dự án chi XDCT được đầu tư bằng NSNN qua Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn qua các năm

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tốc độ phát triển (%) 18/17 19/18 Bình quân Dự án sử dụng Ngân sách trung ương 25 26 28 104,0 107,7 105,8 Dự án sử dụng Ngân sách địa phương 117 126 153 107,7 121,4 114,3 Tổng số 142 152 181 107,0 119,1 112,8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết chi Ngân sách KBNN Bắc Kạn)

Số lượng các dự án chi xây dựng công trình của tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn từ năm 2017 - 2019 có sự tăng lên khá nhanh, từ 142 dự án năm 2017 lên 81 dự án năm 2019, đây một phần do sự quan tâm đầu tư của Trung ương và các dự án của địa phương đươc đầu tư triển khai nhiều trong năm 2019. Qua đây cho thấy, tổng số dự án triển khai tại tỉnh Bắc Kạn tương đối nhiều và có sự gia tăng nhanh qua các năm bởi lẽ, do địa hình của tỉnh bị chia cắt bởi đồi núi cao, có độ dốc lớn, vì vậy chi phí đầu tư cho các dự án cao.

Qua bảng số liệu cho thấy các dự án từ nguồn Ngân sách địa phương có mức tăng nhanh nhất và chiếm tỷ trọng nhiều nhất, từ 117 dự án năm 2017 lên 126 dự án năm 2018 và lên đến 153 dự án năm 2019 (tăng 27 dự án so với năm 2018). Đây hầu hết là các dự án trọng tâm. Các dự án trọng tâm vào xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tầng cấp thoát nước, thủy lợi; hạ tầng y tế, hạ tầng văn hóa, giáo dục, hạ tầng thông tin và truyền thông cho các khu vực vùng sâu vùng xa trong tỉnh. Với số lượng dự án lớn và tăng lên nhanh chóng, cùng với nguồn Ngân sách đa dạng đã phát sinh ra yêu cầu càng phức tạp trong công tác kiểm tra chi vốn chi XDCT.

Qua số liệu trong bảng trên cho thấy chi XDCT cho tỉnh Bắc Kạn theo cấp quản lý có tốc độ phát triển tăng dần qua các năm, cụ thể:

+ Năm 2018 dự án chi ĐT XDCT sử dụng NSTW tăng 4% so với năm 2017; dự án chi ĐT XDCT sử dụng Ngân sách tỉnh tăng 7,7% với năm 2017.

+ Năm 2019 dự án chi ĐT XDCT sử dụng NSTW tăng 7,7% so với năm 2018; dự án chi ĐT XDCT sử dụng Ngân sách tỉnh tăng 21,4% so với năm 2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường kiểm soát chi xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)