5. Kết cấu của luận văn
3.4. Đánh giá công tác kiểm soát chi xây dựng công trình giai đoạn 2017-
qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Kạn
3.4.1. Những kết quả đã đạt được
Với sự lãnh chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo KBNN tỉnh Bắc Kạn cùng sự nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao của cán bộ kiểm soát chi, công tác kiểm soát chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2019 dẫu tăng về số lượng nhưng chất lượng luôn đảm bảo, được KBNN cấp trên đánh giá cao kết quả đạt được. Trên cơ sở các văn bản của các cơ quan cấp trên có thẩm quyền, KBNN Bắc Kạn đã tổ chức thực hiện kiểm soát, thanh toán đầy đủ, kịp thời. Kiểm soát chặt chẽ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu chi của các đơn vị sử dụng NSNN theo đúng quy định.
Một là, với phương châm đảm bảo các khoản chi đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức. Trong thời gian qua, KBNN đã triển khai đồng bộ nhiều
giải pháp để cải cách, hoàn thiện các cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ. Trong đó, trọng tâm là cải cách quy trình thủ tục hành chính về chi NSNN theo hướng: đơn giản, công khai, minh bạch nhằm giảm thiểu thời gian, thủ tục và chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho các đơn vị dự toán ngân sách, chủ đầu tư và người dân đến giao dịch.
KBNN Bắc Kạn luôn bám sát các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, KBNN, UBND tỉnh, của cấp ủy - chính quyền địa phương...về điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách hàng năm, chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan và đơn vị sử dụng ngân sách trong việc tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện dự toán NSNN, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực để nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, song vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN. Tổ chức quản lý quỹ NSNN chặt chẽ, an toàn, hiệu quả theo đúng kế hoạch, dự toán năm được cấp thẩm quyền phê duyệt
Có thể khẳng định rằng, KBNN có một vai trò hết sức quan trọng đối với công tác kiểm soát chi NSNN. Điều 56 Luật Ngân sách Nhà nước đã quy định: “căn cứ vào dự toán NSNN đươc giao và yêu cầu, nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi KBNN. KBNN kiểm tra tính hợp pháp của tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định”; đồng thời tại điểm 1, điều 55 Nghị định 342/2016/NĐ/CP cũng quy định: “các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính và KBNN trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí ngân sách cấp”.
KBNN Bắc Kạn xác định rõ việc kiểm soát chi tiêu công cho thật phù hợp. Đây là vấn đề có ý nghĩa liên quan đến quản lý chi tiêu công nhằm: khắc phục tính chồng chéo trong kiểm soát chi; cải cách thủ tục hành chính; giảm áp lực trong điều hành… gắn thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi tiêu công với thực hiện phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu quả.
Hai là, quá trình thực hiện kiểm soát chi NSNN đã góp phần nâng cao quản lý tài chính công, các ngành và các đơn vị sử dụng NSNN đã chú ý đến chất lượng lập dự toán, coi dự toán là cơ sở ban đầu để điều hành chi tiêu tại địa phương, ngành và đơn vị, cụ thể:
+ Công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán đã dần đi vào ổn định: dự toán NSNN là bản dự trù các khoản thu, chi ngân sách theo các chỉ tiêu xác định trong 1 năm, được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và là căn cứ để thực hiện thu, chi ngân sách. Luật NSNN 2015 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017 đã quy định rõ tình hình lập, thẩm định và quyết định dự toán ngân sách đã được cải thiện, chất lượng dự toán ngân sách ngày càng được nâng cao. Dự toán NSNN đã dần dần trở thành cơ sở vững chắc cho việc quản lý điều hành thu, chi ngân sách và là công cụ để điều hành các chính sách vĩ mô của Nhà nước. Chất lượng dự toán Nhà nước NSNN được nâng lên đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo nên nhiều chuyển biến tích cực trong quản lý thu NSNN và góp phần thay đổi cơ cấu chi theo hướng tích cực (tỷ trọng chi thường xuyên giảm và đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN tăng lên rõ rệt). Chất lượng phân bổ và giao dự toán cũng đã được các đơn vị chủ quản chú trọng hơn..
+ Kiểm soát chi theo dự toán là một trong những nội dung đổi mới cải cách hành chính. Thông qua kiểm soát chi NSNN theo dự toán, một mặt đã tạo điều kiện cho các đơn vị dự toán chấp hành việc sử dụng vốn NSNN theo đúng dự toán được duyệt, đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhà nước quy định.
+ Riêng về kiểm soát chi vốn đầu tư phát triển, bước đầu đã giúp cho các ngành, địa phương xử lý điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư được giao hàng năm kịp thời sát với tiến độ thực hiện dự án; giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện như: xử lý những trường hợp thủ tục đầu tư thiếu, chậm, vướng mắc về đơn giá, định mức, chỉ định thầu, đấu thầu, giải phóng mặt bằng,…
Ba là, quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN tương đối hợp lý trong điều kiện cải cách hành chính hiện nay.
Thông qua việc thực hiện qui trình kiểm soát chi sẽ biết được thời hạn giải quyết công việc, mối quan hệ của các phần hành nghiệp vụ và trách nhiệm của từng cán bộ liên quan. Đồng thời KBNN và đơn vị sử dụng NSNN cũng thực hiện được việc kiểm tra giám sát lẫn nhau, đảm bảo công khai minh bạch nhằm phòng chống và ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN. Quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN thống nhất thực hiện trong toàn quốc, đảm bảo phải tuân thủ các bước theo một trình tự nghiêm ngặt.
Có thể nói rằng thời gian qua KBNN Bắc Kạn đã chấp hành qui trình nghiệp vụ, đặc biệt trong kiểm tra, kiểm soát, thanh toán, hạch toán kế toán đảm bảo an
toàn tiền và tài sản của Nhà nước. Đồng thời, chủ động nghiên cứu nắm vững qui trình mới ban hành, tổ chức triển khai một cách kịp thời, phát hiện và có giải pháp phòng ngừa triệt để các nguy cơ có thể xảy ra mất an toàn trong hoạt động của KBNN, nhất là trong vấn đề thanh toán chi trả các khoản chi đầu tư XDCT. Thông qua công tác kiểm soát chi của KBNN, các dự án đầu tư XDCT đều phát huy hiệu quả đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất cho tỉnh nhà, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh, an sinh xã hội một cách bền vững
Bốn là, nhìn chung các khoản chi đều hợp pháp, hợp lệ, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm và có hiệu quả:
KBNN Bắc Kạn đã triển khai và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát chi theo luật NSNN. KBNN Bắc Kạn đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích đến từng đơn vị sử dụng ngân sách, đồng thời có các biện pháp triển khai cụ thể, thực hiện từng bước nên đã mang lại kết quả thiết thực như: Thực hiện đúng chế độ hóa đơn chứng từ theo quy định, trong chi tiêu của các đơn vị dần vào nề nếp; các khoản chi NSNN qua KBNN đã quản lý chi theo dự toán được duyệt và thực hiện nghiêm túc chế độ đấu thầu, kiểm soát giá trong mua sắm, sửa chữa tài sản theo quy định; đưa việc tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính vào nề nếp; tăng cường thực hiện thanh toán trực tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ và đặc biệt là triển khai thanh toán chuyển tiền lương, phụ cấp lương cùng các khoản thu nhập vào tài khoản cá nhân, hạn chế việc sử dụng bằng tiền mặt trong chi tiêu kinh phí; hạn chế tình trạng sử dụng kinh phí được cấp không đúng mục đích, sai chế độ.
Công tác kiểm soát chi của KBNN Bắc Kạn đã góp phần tích cực thực hiện chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng; các đơn vị sử dụng NSNN đã có chuyển biến tích cực trong chấp hành kỷ luật tài chính, sử dụng ngân sách tiết kiệm và có hiệu quả cao hơn, tạo điều kiện cho chính quyền và cơ quan tài chính các cấp nắm kịp thời, chính xác chủ động hơn trong việc điều hành NSNN.
Năm là, tổ chức thanh toán chi trả kịp thời, chính xác không gây phiền hà cho cá nhân và đơn vị có quan hệ giao dịch với KBNN Bắc Kạn, KBNN Bắc Kạn không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ và áp dụng các ứng dụng tin học vào quản lý...
Với số lượng đơn vị giao dịch ngày càng tăng, số lượng dự án đầu tư XDCT, chương trình mục tiêu lớn, doanh số hoạt động ngày càng tăng. Trong điều kiện khó khăn về biên chế, nhưng KBNN Bắc Kạn đã phát huy được các ứng dụng công nghệ tin học hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ. Rà soát chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, sắp xếp bố trí công việc một cách hợp lý. Tổ chức tốt công tác kế toán, thanh toán. Thường xuyên cải tiến lề lối và phương pháp làm việc, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý, chỉ đạo điều hành của địa phương và của ngành.
Với mục tiêu hướng tới khách hàng và để đơn giản các thủ tục hành chính nhiều năm gần đây, toàn hệ thống KBNN đã quyết liệt triển khai đồng bộ và có hiệu quả nhiều giải pháp.
Tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình một cửa, một giao dịch viên; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục thu, chi ngân sách thuộc lĩnh vực KBNN; đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN, qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các đơn vị giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng của khách hàng. Quy trình KSC NSNN qua KBNN theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát. Đồng thời, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân có liên quan. Đặc biệt thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của KBNN cấp trên về kiểm soát, giải ngân các khoản chi NSNN bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, đúng chế độ quy định cũng như tăng cường phối hợp với các đơn vị có liên quan kịp thời giải quyết các vướng mắc trong việc thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo đúng quy định của pháp luật. Với mục tiêu cải cách hành chính, giảm bớt đầu mối làm việc, nâng cao và cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, tích cực triển khai các dự án cải cách, hiện đại hóa đã góp phần tập trung nhanh, đầy đủ các khoản thu của NSNN, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu của NSNN. Trong công tác KSC, chi đầu tư đã rút ngắn thời gian từ 7 ngày xuống còn 3 ngày làm việc; đơn giản hóa yêu cầu đối với hồ sơ đề nghị thanh toán; giảm số lượng mẫu biểu chứng từ thanh toán. Thực hiện giao dịch 1 cửa trong kiểm soát chi. Duy trì và làm tốt công tác giáo dục ý thức trách nhiệm cá nhân, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ, tác phong giao tiếp văn minh lịch sự, thực hiện tốt các tiêu chuẩn đạo đức lối sống của cán bộ ngành Kho bạc. Vì vậy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, mặc dù với lĩnh vực công việc mang tính nhạy cảm, nhưng KBNN Bắc Kạn luôn nhận được sự cộng tác
phối hợp của các cơ quan ban ngành trong tỉnh, sự đồng thuận và tin tưởng của các đơn vị sử dụng NSNN. Tiền và tài sản của Nhà nước giao KBNN quản lý luôn đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Có được những thành tựu trên là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, Luật NSNN sửa đổi phù hợp với thực tiễn hơn.
Thứ hai, chức năng, nhiệm vụ của KBNN quy định cụ thể hơn.
Thứ ba, hệ thống định mức qui định ngày càng rõ ràng hơn, hồ sơ thủ tục kiểm soát được đơn giản hơn.
Thứ tư, qui trình kiểm soát ngày được cải thiện, hợp lý với người kiểm soát và tạo điều kiên thuận lợi cho đơn vị thụ hưởng.
3.4.2. Những hạn chế và vướng mắc khi thực hiện công tác kiểm soát chi XDCT từ NSNN qua Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn
Một là, Cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi
Công tác KSC của KBNN chịu sự tác động, ảnh hưởng rất lớn từ cơ chế, chính sách. Năm 2017, là năm đầu tiên thực hiện Luật NSNN 2015, Luật Kế toán 2015 và các văn bản hướng có những thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến công tác KSC của KBNN như thay đổi về cơ chế giao dự toán, về nội dung khoản chi phải KSC (giảm nội dung được cấp bằng Lệnh chi tiền) về công tác chuyển nguồn NSNN, thay đổi về mẫu biểu chứng từ chi NSNN.
Các Thông tư hướng dẫn về công tác KSC cũng được sửa đổi như về KSC đối với các cơ quan thuộc khối Đảng, chi an ninh, chi quốc phòng, KSC phí ban quản lý.
Nhưng thay đổi đó đòi hỏi công chức KSC của KBNN phải thường xuyên cập nhật văn bản, nghiên cứu, nắm bắt được những quan điểm, định hướng thay đổi ảnh hưởng, tác động đến công tác KSC. Đồng thời, cũng phải có nghiên cứu chi tiết các quy định cụ thể
Cùng với đó, hệ thống các văn bản có liên quan đến KSC các đơn vị sự nghiệp công lập có sự thay đổi về nguyên tắc kiểm soát theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Chính phủ và các Bộ đã ban hành các văn bản quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo từng lĩnh vực như: Sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác, .. Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có văn bản quy định về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp của ngành giáo dục, đào tạo nên trong quá trình thực hiện công tác KSC cũng có những khó khăn nhất định.
Hai là, một số quy định không còn phù hợp, nhưng chưa sửa đổi, bổ sung Một số quy định về công tác KSC trong Thông tư của Bộ Tài chính đã ban hành từ lâu nhưng chưa sửa đổi, bổ sung, các quy định vẫn tham chiếu theo các Thông tư hết hiệu lực thi hành cũng gây khó khăn trong cách hiểu, thực hiện ở KBNN cấp huyện như Thông tư 24/2008/TT-BTC ngày 14/3/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch , trong đó quy định: “ Việc quản lý, cấp phát, thanh toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện nhiệm vụ, dự án quy hoạch thực hiện theo quy định tại Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN; Thông tư này hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:
- Căn cứ để cơ quan KBNN thực hiện tạm ứng cho các đơn vị:
+ Văn bản phê duyệt nhiệm vụ, dự án quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Quyết định giao dự toán ngân sách năm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;