Đánh giá của cán bộ, nhân viên KBNN Tỉnh Bắc Kạn về các yếu tố ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường kiểm soát chi xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 78 - 95)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Đánh giá của cán bộ, nhân viên KBNN Tỉnh Bắc Kạn về các yếu tố ảnh

hưởng đến kiểm soát chi các dự án đầu tư dự án xây dựng công trình qua Kho bạc Nhà nước

Tác giả tiến hành điều tra 40 cán bộ đang công tác tại KBNN tỉnh Bắc Kạn và thu được kết quả như sau:

Số phiếu thu về: 40 Số phiếu hợp lế: 40 Số phiếu không hợp lệ: 0

3.3.1.1. Các nhân tố khách quan

* Cơ chế quản lý DA vốn đầu tư XDCT từ NSNN:

Bảng 3.16: Đánh giá thực trạng chính sách, pháp luật

STT Câu hỏi khảo sát Điểm TB Ý nghĩa

1 Hệ thống văn bản, cơ chế chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn, rõ ràng, công khai minh bạch

3,73 Khá

2 Hệ thống các văn bản được quy định đồng bộ,

thống nhất, ít thay đổi 3,03 T.bình

3 Nội dung các văn bản pháp luật đảm bảo tính khoa

học, chi tiết, dễ hiểu 3,03

T.bình

4 Quy định chế độ thông tin báo cáo, mẫu biểu

chứng từ đơn giản, dễ thực hiện, ít thay đổi 3,15

T.bình

Ý kiến chung về chính sách pháp luật 3,24 Khá

(Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát điều tra)

Qua bảng 3.16 ta nhận thấy rằng giá trị trung bình của các yếu tố đánh giá là 3,24 điểm. Tuy nhiên gần như không có sự đồng đều của chỉ tiêu đánh giá.

Về chỉ tiêu Hệ thống văn bản, cơ chế chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn, rõ ràng, công khai minh bạch: Đối với tiêu chí này thì cán bộ kho bạc là 3,73. Điều này cho thấy hệ thống cơ chế chính sách được đánh giá cao, sát với thực tiễn của các hoạt động đầu tư xây dựng công trình, bắt kịp với những biến đổi không ngừng của thực tiễn đang diễn ra.

Về chỉ tiêu Hệ thống các văn bản được quy định đồng bộ, thống nhất, ít thay đổi: điểm trung bình đánh giá của cán bộ kho bạc là 3,03. Qua đó có thể thấy rằng cả khách hàng và cán bộ kho bạc đánh giá khá thấp về tiêu chí này. Một số đối tượng được phỏng vấn cho rằng cơ chế chính sách chưa thực sự đồng bộ, còn có sự chồng chéo trong điều hành và quản lý giữa các bộ ngành, dẫn đến tình trạng là ở cùng một

hoạt động XDCT nhưng các đơn vị chức năng khác nhau lại có cách nhìn nhận, đánh giá và quản lý khác nhau, từ đó đưa ra các văn bản chỉ đạo thực hiện mâu thuẫn, chồng chéo nhau, gây khó khăn cho công tác kiểm soát chi dự án ĐT XDCT.

Về tiêu chí ”Nội dung các văn bản pháp luật đảm bảo tính khoa học, chi tiết, dễ hiểu”: điểm trung bình đánh giá của cán bộ kho bạc là 3,03. Tiêu chí này được đánh giá ở mức trung bình, tuy nhiên sự chênh lệch số lượng lựa chọn các phương án của đối tượng điều tra chưa thực sự thuyết phục. Đối tượng điều tra chủ yếu chọn mức 3 - mức không có ý kiến và có mức điểm gần bằng với mức điểm trung bình. Điều này chứng tỏ nội dung các văn bản vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả trong quản lý, khiến các đối tượng chưa thật sự hiểu đúng, hiểu đủ để có thể áp dụng chính xác vào thực tế công tác kiểm soát vốn đầu tư XDCT từ NSNN.

Về tiêu chí Quy định chế độ thông tin báo cáo, mẫu biểu chứng từ đơn giản, dễ thực hiện, ít thay đổi: điểm trung bình đánh giá của cán bộ kho bạc là 3,15. Tiêu chí này được các đối tượng đánh giá ở mức trung bình. Thực tế cho thấy những năm gần đây liên tục có sự điều chỉnh, thay đổi hệ thống mẫu biểu chứng từ. Tuy nhiên điều đó đã không đạt hiểu quả như mong muốn, gây cho cả đối tượng khách hàng và cán bộ kho bạc nhiều bất cập, dễ nhầm lẫn, sai sót trong lập chứng từ, gây tốn kém, lãng phí.

Từ kết quả phân tích ở trên cho thấy đa số đối tượng điều tra đều đánh giá ở mức trung bình khá về cơ chế chính sách, văn bản pháp luật ban hành liên quan đến công tác kiểm soát chi đầu tư XDCT từ NSNN. Tiêu chí đánh giá thấp nhất là “Hệ thống các văn bản được quy định đồng bộ, thống nhất, ít thay đổi”. Hệ thống văn bản pháp luật hiện nay được ban hành rất nhiều, hệ thống công nghệ thông tin giữa các đơn vị là khác nhau nên việc khách hàng cập nhật thông tin trực tiếp về các văn bản pháp luật còn rất hạn chế. Trên thực tế, cơ chế chính sách cùng với các văn bản pháp luật hiện nay liên tục thay đổi và chưa hoàn thiện, có nhiều văn bản chỉ mới ban hành trong thời gian ngắn nhưng phải sửa đổi, các mẫu biểu chứng từ, chế độ báo cáo vẫn chưa đồng bộ, thống nhất từ đó gây khó khăn cho cả khách hàng lẫn cán bộ kho bạc trong việc tiếp cận và triển khai thực hiện.

* Môi trường kiểm tra, kiểm soát quản lý DA sử dụng vốn đầu tư XDCT từ NSNN tại KBNN Tỉnh Bắc Kạn

Bảng 3.17: Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra kiểm soát quản lý sử dụng vốn tại KBNN Tỉnh Bắc Kạn

STT Câu hỏi khảo sát Điểm

TB

Ý nghĩa

1 Hoạt động kiểm tra và tự kiểm tra trong công tác KS chi

được thực hiện nghiêm túc công bằng 3,65 Khá

2 Công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo lộ trình

một cách thường xuyên và tiết kiệm 3,76 Khá

3 Các cán bộ kiểm tra có trình độ, năng lực đảm bảo cho sự

chính xác của hoạt động kiểm tra 3,74 Khá

4 Các sai phạm được phát hiện qua hoạt động kiểm tra, tự

kiểm tra được khắc phục nhanh chóng, hiệu quả 3,74 Khá

5 Kết quả kiểm tra, kiểm soát được thông báo chi tiết tới cả

nhân viên và lãnh đạo KBNN 3,82 Khá

Ý kiến chung về kiểm tra, kiểm soát, quản lý sử dụng

vốn 3,74 Khá

(Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát điều tra)

Một tổ chức hoạt động trong môi trường phát triển liên tục, do vậy rủi ro mà tổ chức phải đối mặt sẽ không ngừng thay đổi. Vì vậy, KTKSNB hữu hiệu là một phần thiết yếu của công tác quản lý tổ chức một cách có hiệu quả. KTKSNB sẽ giúp ban lãnh đạo đạt đươc ̣ các mục tiêu hoạt động của tổ chức và ngăn chặn các hoạt động bất hợp lệ. Một hệ thống KTKSNB yếu kém hoặc không hiệu quả sẽ đem lại rủi ro cao, gây tổn thất cho tổ chức ngược lại nếu công tác KSNB được coi trọng và thực hiện tốt trong tổ chức thì sẽ đảm bảo cho tổ chức thực hiện tốt mục tiêu của mình. Công tác KTKSNB của KBNN được nhân viên KB đánh giá cụ thể như sau:

Tiêu chí kết quả kiểm tra, kiểm soát được thông báo chi tiết tới cả nhân viên và lãnh đạo của KBNN huyện được đánh giá đạt mức Khá với mức điểm trung bình đạt 3,82 điểm (mức điểm cao), như vậy các kết quả của công tác kiểm tra, kiểm soát tại đây đã được công khai, minh bạch tới mọi nhân viên cũng như lãnh đạo của KBNN Tỉnh Bắc Kạn.

Tiêu chí công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo lộ trình một cách thường xuyên và tiết kiệm NSNN được đánh giá đạt mức độ khá với mức điểm trung bình đạt 3,76 điểm.

Tiêu chí các cán bộ kiểm tra có trình độ năng lực đảm bảo cho sự chính xác của hoạt động kiểm tra được đánh giá đạt mức độ khá với mức điểm trung bình đạt 3,74 điểm.

Tiêu chí các sai phạm được phát hiện qua hoạt động kiểm tra, tự kiểm tra đươc ̣ khắc phục nhanh chóng, hiệu quả cũng được đánh giá đạt mức độ khá với mức điểm trung bình đạt mức điểm là 3,74.

Tiêu chí hoạt động kiểm tra và tự kiểm tra trong công tác chi đươc̣ thực hiện nghiêm túc, công bằng được đánh giá đạt mức độ khá với mức điểm trung bình đạt 3,65 điểm.

Như vậy, công tác kiểm soát của KBNN Tỉnh Bắc Kạn cũng đã có những hiệu quả nhất định. Điểm đánh giá trung bình ở tất cả các tiêu chí đều ở mức cao. Tuy nhiên, qua quá trình phỏng vấn đối tượng điều tra đã phân tích quá trình công tác kiểm tra, kiểm soát vẫn còn để sảy ra nhiều sai sót, để công tác kiểm tra. Để kiểm soát thực sự giúp ích trong việc thực hiện công tác kiểm soát chi tại KBNN thì cần xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát hiệu quả hơn, khâu tuyển chọn nhân viên làm công tác này cần được thực hiện một cách chính sác và có hiệu quả để tuyển chọn đươc̣ những nhân viên cómột trình độ đảm bảo và KB cần thường xuyên tổ chức đào tạo tập huấn để nâng cao trình độ tốt nhất cho những nhân viên, các nhân viên khi bước vào thực hiện công tác này cần thực hiện với một thái độ thực sự nghiêm túc và đánh giá một cách công bằng, nhằm phát hiện tối đa các sai phạm và có biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời.

* Quy trình nghiệp vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới công tác kiểm soát chi DA đầu tư XDCT:

Bảng 3.18: Đánh giá thực trạng quy trình nghiệp vụ tại KBNN Tỉnh Bắc Kạn

STT Câu hỏi khảo sát Điểm

TB Ý nghĩa

1 Quy trình được xây dựng hoàn thiện, hợp lý 3,63 Khá

2 Quy trình phù hợp với cơ cấu tổ chức của KBNN 3,73 Khá

3 Trình tự thực hiện công việc chặt chẽ 3,75 Khá

4 Các cán bộ tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình 3,81 Khá

5 Việc tuân thủ quy trình mang lại hiệu quả trong công tác

kiểm soát 3,70 Khá

6 Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kịp

những thay đổi quy trình nghiệp vụ từ KBNN trung ương 3,64 Khá

Ý kiến chung về quy trình nghiệp vụ 3,71 Khá

Quy trình nghiệp vụ là một phương pháp cụ thể để thực hiện các nghiệp vụ trong công việc. Quy trình nghiệp vụ thường được thể hiện bằng văn bản. Mỗi cá nhân có kiến thức, kỹ năng khác nhau dẫn đến cách làm việc khác nhau, quy trình nghiệp vụ giúp cho người thực hiện công việc biết rằng trong một nghiệp vụ thì họ phải tiến hành những bước công việc nào, làm ra sao và phải cần đạt kết quả như thế nào? Quy trình cũng giúp ích cho các cấp quản lý kiểm soát tiến độ và chất lượng công việc do nhân viên thực hiện.

Quy trình nghiệp vụ của KBNN Tỉnh Bắc Kạn được đánh giá cụ thể như sau: Tiêu chí quy trình được xây dựng hoàn thiện hợp lý đạt 3,63 điểm, được đánh giá mức Khá.

Tiêu chí quy trình phù hợp với cơ cấu tổ chức của KBNN được đánh giá với 3,73 điểm, đánh giá mức Khá.

Tiêu chí trình tự công việc chặt chẽ đạt 3,75 điểm, đạt mức Khá.

Tiêu chí các cán bộ KB tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình đạt 3,81 điểm, được đánh giá mức Khá.

Tiêu chí việc tuân thủ các quy trình mang lại hiệu quả cho công tác kiểm soát đạt 3,70 điểm, được đánh giá ở mức Khá, như vậy việc các cán bộ KB tuân thủ tốt các bước trong quy trình và với một quy trình được xây dựng khá chặt chẽ tại KB thì đã có mang lại sự hiệu quả cho công tác kiểm soát.

Tiêu chí KBNN Tỉnh Bắc Kạn thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kịp những thay đổi về quy trình nghiệp vụ từ KBNN Trung ương đạt 3,64 điểm, được đánh giá ở mức độ Khá.

Qua đó có thể thấy rằng, KBNN Tỉnh Bắc Kạn đã có sự quan tâm tới việc xây dựng một quy trình nghiệp vụ cho cán bộ, quy trình này đã có sự phù hợp với tình hình thực tế, quy trình cũng được thiết kế với trình tự công việc khá chặt chẽ, các cán bộ đã thực hiện tốt các bước trong quy trình. Tuy nhiên, đối tượng điều tra cũng đưa ra các hạn chế của quy trình nghiệp vụ để khắc phục như: chưa được xây dựng thực sự hoàn thiện, các lớp đào tạo để thích ứng với sự thay đổi của quy trình còn chưa được mở thường xuyên, nên dẫn đến việc thực hiện quy trình vẫn chưa mang lại hiệu quả thực sự cao cho công tác kiểm soát.

* Ý thức chấp hành chế độ chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách

Các đơn vị SDNS đã được nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành luật pháp, làm cho họ thấy rõ việc KSC là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị cá nhân có liên quan đến quản lý quỹ NSNN chứ không phải là công việc của riêng ngành Kho bạc.

Bảng 3.19: Đánh giá của đối tượng điều tra về Ý thức chấp hành và trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách

STT Câu hỏi khảo sát Điểm

TB

Ý nghĩa

1 Các đơn vị tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật về việc chi đầu tư XDCT qua KBNN

2,94 T.bình

2 Các đơn vị hiểu rõ trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân

sách khi thanh toán qua KBNN 3,35 Khá

3 Các đơn vị biết các văn bản pháp luật liên quan đến chi

đầu tư XDCT qua KBNN 3,10 T.bình

Ý kiến chung về Ý thức chấp hành của đơn vị sử dụng ngân sách

3,13 T.bình

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.19 kết quả trên chỉ ra rằng, “Ý thức chấp hành và trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách” được đánh giá là ở mức trung bình, với điểm số trung bình dưới 3,2. Chỉ có duy nhất tiêu chí ”Các đơn vị hiểu rõ trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách khi thanh toán qua KBNN” được đánh giá ở mức Khá với mức điểm trung bình là 3,35. Điều này cho thấy các đơn vị sử dụng ngân sách đã luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về các văn bản thuộc lĩnh vực chi đầu tư XDCT từ NSNN mục đích cuối cùng là để làm sao hiệu quả các món chi từ NSNN ngày càng cao càng cao. Tuy nhiên do các văn bản quy phạm liên quan đến chi đầu tư XDCT có rất nhiều và thay đổi liên tục nên nhiều khi họ không thể cập nhật đầy đủ được. Quan trọng hơn là các đơn vị sử dụng ngân sách đều tuân thủ pháp luật trong quản lý ngân sách chi đầu tư xây dựng công trình.

3.3.1.2.Các nhân tố chủ quan

* Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, có hiệu quả tạiKBNN Tỉnh Bắc Kạn phục vụ công tác kiểm soát chi DA ĐTXDCT

Bảng 3.20: Đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức tại KBNN Tỉnh Bắc Kạn

STT Câu hỏi khảo sát Điểm

TB

Ý nghĩa

1 Bộ máy KBNN có sự sắp xếp, bố trí khoa học, hợp lý 3,23 Khá

2 Có sự phân cấp quyền hạn, chức năng của từng vị trí làm

việc được rõ ràng, cụ thể 3,42

Khá

3 Có cơ cấu nhân sự tại phòng ban có sự cân đối, phù hợp

với khối lượng từng công việc 3,40

Khá

4 Trình độ nhân sự cũng được sắp xếp một cách hợp lý theo

năng lực của từng cá nhân 3,04

T.bình

5 Việc sắp xếp nhân sự có sự cân nhắc tới nguyện vọng, sở

thích của cán bộ KBNN 3,17

T.bình

Ý kiến chung về cơ cấu tổ chức 3,25 Khá

(Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát điều tra)

Cơ cấu tổ chức có tác dụng phân bố nguồn lực hợp lý cho từng công việc cụ thể, từ đó có thể tiết kiệm nguồn lực, hạ thấp chi phí nhân công, nâng cao chất lượng hoạt động, cơ cấu tổ chức có chức năng xác định rõ trách nhiệm và cách thức thể hiện vai trò của mỗi thành viên theo quy chế của bản mô tả công việc, sơ đồ tổ chức và hệ thống phân cấp quyền hạn trong tổ chức. Muốn tổ chức hoạt động chất lượng,̣ có hiệu quả cao thì cần phải có một cơ cấu tổ chức chuyên, tinh, gọn nhẹ và có hiệu lực. Cơ cấu tổ chức của KBNN Tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở ở mức Khá và đạt 3,25 điểm, cơ cấu tổ chức được sắp xếp bố trí ở mức tạm chấp nhận được, cụ thể:

Tiêu chí bộ máy KBNN được nhân viên KBNN đánh giá là đã biết cách sắp xếp, bố trí theo đúng chức năng nhiệm vụ được đánh giá ở mức Khá khi đạt mức điểm trung bình là 3,23 điểm.

Sự phân cấp quyền hạn, chức năng của từng vị trí làm việc đươc̣ rõ ràng, cụ thể,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường kiểm soát chi xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 78 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)