5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng cho Quỹ Đầu
Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên
Một là, đối với kế hoạch, quy hoạch dự án và phần thiết kế cần phải được nâng cao. Việc quản lý quyết toán và cấp phát vốn đầu tư trong các dự án cần phải thẩm định chặt chẽ, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí.
Hai là, kiện toàn bộ máy quản lý, chất lượng quản lý dự án phải được nâng cao, quan tâm nhiều hơn tới phẩm chất đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Có các hình thức khen thưởng, xử lý những sai trái trong quá trình thực hiện dự án.
Ba là, đối với công tác quyết toán, thanh toán cần đặt yêu cầu chính xác, đúng chế độ, giảm nợ đọng, giảm thủ tục, tránh lãng phí thất thoát lên hàng đầu. Yêu cầu cán bộ trong quản lý dự án thực hiện nghiêm túc các công tác trên.
Bốn là, đối với các đơn vị tư vấn hoặc thi công cần phải có các biện pháp giám sát chặt chẽ, trong nội dung hợp đồng ký kết cần quy định trách nhiệm và phương hướng xử lý đối với các trường hợp vị phạm về các gói thầu tư vấn hoặc thi công.
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn “Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên” với mục đích tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi sau:
- Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên?
- Các giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025?
2.2.Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập từ điều tra khảo sát thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên.
- Đối tượng điều tra: Cán bộ, lãnh đạo Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên, các nhà thầu xây lắp, tư vấn đã và đang thực hiện dự án do Quỹ làm chủ đầu tư. Tác giả đã thực hiện phỏng vẫn trực tiếp cho các đối tượng điều tra.
- Phương pháp điều tra: Tác giả thông qua các dự án trong thời gian là 03 năm thực hiện đầu tư tại Quỹ để tiến hành điều tra. Căn cứ các dự án trên, tác giả sử dụng mẫu phiếu để trao đổi, lấy ý kiến từ các đơn vị thực hiện gói thầu tư vấn hoặc gói thầu thi công các hạng mục trong dự án. Từ đó kiểm kê, tính toán xây dựng được bộ phiếu điều tra.
- Phạm vi điều tra: Mẫu điều tra được lấy từ chính Quỹ, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công, và Ban quản lý dự án nằm trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2.1. Số lượng dự án lựa chọn điều tra
STT Tên dự án
Thời gian thực hiện
(năm)
Giai đoạn thực hiện
1 Khu dân cư và khu tái định cư xóm
Trung, xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình 2018-2021
Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật 2 Khu dân cư tổ dân phố số 4 thị trấn
Hương sơn huyện Phú Bình 2017-2020
Đền bù, giải phóng mặt bằng
3 Khu dân cư số 6 Thịnh Đán
(giai đoạn 2) 2014-2017
Hoàn thiện, bàn giao đất cho chủ sử dụng
đất 4 Dự án Khu dân cư số 4, Phường Tân
Thịnh Thành phố Thái Nguyên 2013-2018
Bàn giao đất dự án cho chủ sử dụng đất
5 Dự án Khu dân cư số 3, phường Trưng
Vương - Thành phố Thái Nguyên 2012-2017
Bàn giao đất dự án cho chủ sử dụng đất
6 Dự án Khu dân cư số 4, phường Trưng
Vương - Thành phố Thái Nguyên 2014-2016 Dự án đã hoàn thành
7 Khu dân cư số 10 phường Phan Đình
Phùng, thành phố Thái Nguyên 2014-2018
Bàn giao đất dự án cho chủ sử dụng đất
(Nguồn: Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên)
Tác giả lựa chọn 07 dự án đã và đang thực hiện đầu tư từ năm 2016 tới thời điểm 31/12/2018.
- Nội dung điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng với các nội dung về công tác quản lý dự án đầu tư như: công tác lập tự án đầu tư, công tác thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn nhà thầu, giám sát và kiểm soát thi công xây dựng công trình.
- Chọn mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu được lấy từ các dự án đã và đang thực hiện của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên.
- Số lượng mẫu nghiên cứu đối với mỗi dự án: Mỗi dự án đều có 01 bộ mẫu phiếu điều tra bao gồm 06 nội dung điều tra về công tác quản lý dự án và điều tra tại 05 đơn vị trực tiếp tham gia vào thực hiện dự án.
dự án, cụ thể: 1- Rất không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Bình thường, 4- Đồng ý, 5- Rất đồng ý.
- Ngoài ra, tác giả trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, các đơn vị liên quan tới công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, các đơn vị sử dụng vốn ngoài ngân sách.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập từ các số liệu hiện có về lĩnh vực dự án đầu tư và công tác quản lý các dự án đầu tư đã được đăng tải trên các báo cáo tổng kết, báo cáo vốn, báo cáo đầu tư hàng năm về công tác quản lý dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của các đơn vị có chức năng thực hiện dự án, như tổng số dự án được phê duyệt trong năm, kế hoạch vốn được giao trong năm, giá trị khối lượng thanh, quyết toán trong năm. Trong báo cáo vốn, báo cáo đầu tư hàng năm có thông tin về số lượng dự án, tiến độ thực hiện dự án. Tác giả dựa trên các thông tin có sẵn nêu trên tiến hành thu thập và đưa vào luận văn. Bên canh đó, các số liệu thứ cấp nêu trên được thu thập nhằm mục đích thống kê lại các lĩnh vực có tiềm năng phát triển tại địa bàn tỉnh, từ đó thực hiện công tác tham mưu giúp Ban Lãnh đạo Quỹ Đầu tư lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trong các năm tiếp theo.
Ngoài ra, luận văn còn dựa trên cơ sở các nghiên cứu đã có về quản lý dự án đầu tư xây dựng, các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư về quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng và các Văn bản pháp lý hiện hành.
2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Từ những thông tin đã được thu thập, tác giả tiến hành xử lý các thông tin. Đối với các thông tin sơ cấp đã điều tra bằng phiếu, tác giả tiến hành loại bỏ những thông tin nhiễu, liên kết những thông tin có giá trị liên quan tới công tác quản lý dự án, nhằm rút ra được những thông tin có giá trị nhất phục vụ cho việc đánh giá và xử lý trong quá trình viết luận văn. Cụ thể sau khi tiếp nhận được phiếu điều tra, tác giả tiến hành phân loại thông tin theo từng bộ phiếu điều tra như quá trình lập dự án, quản lý thẩm định, quản lý chi phí, chất lượng…. Tiếp theo đó là quá trình tóm lược thông tin và xác nhận lại độ tin cậy của thông tin trong mẫu
phiếu điều tra đã được thu lại. Việc xác nhận lại mẫu phiếu điều tra có thể tiến hành thông qua việc gặp trực tiếp đối tượng được điều tra hoặc thông qua phương tiện liên lạc như điện thoại để nắm bắt lại thông tin.
Đối với thông tin thứ cấp qua các nguồn văn bản, công văn của các đơn vị nằm trên địa bàn tỉnh, tác giả nắm bắt, sàng lọc những thông tin quan trọng bởi đây là các thông tin chính thống nêu rõ việc thực hiện công tác quản lý các dự án trên địa bàn tỉnh, có độ tin cậy cao.
2.4. Phương pháp phân tích thông tin
Phân tích thông tin là việc so sánh, phân loại và đối chiếu tính khoa học, hợp lý và chính xác của thông tin. Qua việc phân tích để tác giả có được nội dung và nắm được bản chất của thông tin, đưa ra những phương án xử lý tối ưu.
Tác giả so sánh, đối chiếu để kiểm tra tính chính xác của thông tin đã thu thập, các thông tin được so sánh trong 30 phiếu điều tra của mỗi dự án như tiến độ lập dự án so với kế hoạch đã được phê duyệt, so sánh về thời gian thẩm định của mỗi dự án có chênh lệch nhiều? so sánh về thời gian lựa chọn nhà thầu có đúng theo quy định….. Nói chung khi phân tích thông tin, tác giả căn cứ vào số liệu đã thu thập để tổng hợp, sắp xếp thông tin đã được kiểm tra, xác minh, phân tích, chọn lọc theo mẫu phiếu điều tra đã được phát ra và thu về theo từng dự án.
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.5.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương tư phát triển địa phương
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn
Là cách thức cân đối, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả trong từng dự án. Quản lý và triển khai sử dụng nguồn vốn một cách chặt chẽ và có hiệu quả, tổ chức kiểm tra đôn đốc nhà thầu thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra, trong đó luôn chú ý tập trung vào các công trình trọng điểm, cấp bách, có ý nghĩa an sinh xã hội. Các giải pháp sử dụng vốn luôn bám sát với thực tế nhiệm vụ, phù hợp với khả năng thực hiện và đúng với các quy định hiện hành.
Chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả nguồn vốn được tính toán bằng giá trị hiện tại
giữa tổng lợi ích mang lại trừ đi tổng chi phí đã bỏ ra trong thời gian tính toán, được quy đổi về hiện tại. Để dự án đạt được hiệu quả kinh tế, ENPV phải dương (>0) và tính theo công thức sau:
- (2.1)
Trong đó:
Bt : Lợi ích năm t. Ct : Chi phí năm t. t : Số năm trong vòng đời dự án n : Số năm hoạt động của dự án (thời gian hợp đồng dự án)
r : Tỷ suất chiết khấu kinh tế của dự án. Đơn vị tính : Tỷ đồng
- Dự án đầu tư xây dựng đạt chất lượng sau khi đưa vào sử dụng
Dự án phải được đảm bảo từ quá trình lập dự án tới hoàn thiện bàn giao cho người sử dụng về chất lượng vật liệu, vật tư và thiết bị lắp đặt phải theo đúng quy chuẩn đã được đề ra. Các chỉ tiêu đánh giá về mức độ an toàn, bền vững của công trình theo đúng thiết kế đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đánh gia về mỹ thuật của sản phẩm hoàn thiện.
- Hoàn thành (tiến độ thực hiện) dự án trong thời gian quy định
Công tác hoàn thành dự án hay còn gọi là tiến độ thực hiện dự án là một trong các hoạt động khó khăn mà các nhà quản lý phải đối diện. Việc thực hiện bao gồm các yếu tố khách quan như thời tiết hay chủ quan như con người góp phần quan trong vào việc tiến độ dự kiến hoàn thành có kịp thời hay không. Do vậy, hoàn thành dự án đúng thời gian quy định cần phải thực hiện các bước đúng theo quy định, cần đánh giá đúng nguồn lực và nhân lực để thực hiện tiến độ, tiếp đó là thực hiện tiến độ và giám sát, quản lý một cách chặt chẽ quá trình thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành dự án trong thời gian quy định.
- Sử dụng nguồn nhân lực, vật liệu hiệu quả
Chất lượng và cách sử dụng nguồn nhân lực, vật liệu là yếu tố quyết định đến tiến độ, giá thành, chất lượng của dự án góp phần quan trọng vào hiệu quả đầu tư. Đặc biệt trong đó có bộ máy quản lý, trình độ năng lực của giám sát, quản lý dự án, quản lý thi công và chất lượng công trình phụ thuộc cơ bản vào nguồn nhân lực và
vật liệu. Sử dụng nguồn nhân lực, vật liệu kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả của sản phẩm khi đưa vào sử dụng. Do vậy, sử dụng nguồn nhân lực, vật liệu là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác thực hiện dự án.
- Hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội
Trong công tác thực hiện nhiệm vụ của Quỹ Đầu tư phát triển cấp tỉnh thì hiệu quả về mặt kinh tế xã hội được ưu tiên hàng đầu. Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các hạng mục ưu tiên cho đầu tư xây dựng cơ bản nhằm mục tiêu phát triển kinh tế hạ tầng và hướng tới ổn định về mặt an sinh xã hội. Như vậy, trong các chức năng hoạt động của Quỹ luôn đặt nhiệm vụ về kinh tế - xã hội lên hàng đầu nhằm góp phần thúc đẩy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Quỹ nói riêng và nhiệm vụ chính trị do Ủy ban nhân dân tỉnh nói chung giao cho.
2.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá quản lý dự án đầu tư xây dựng của Quỹ Đầu tư phát triển cấp tỉnh Đầu tư phát triển cấp tỉnh
* Chỉ tiêu về lập dự án
Chỉ tiêu về lập dự án được đánh giá bằng hiệu quả bao gồm: + Sự phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế địa phương, vùng. + Nhu cầu của thị trường địa phương đó đối với sản phẩm của dự án. + Tiềm năng của địa phương đó tại thời điểm hiện tại và tương lai.
+ Những kết quả về mặt tài chính, kinh tế - xã hội mang lại cho địa phương. - Ý nghĩa: Đánh giá được mức độ hiệu quả của công tác lập dự án mang lại đối với địa phương nơi thực hiện dự án về các mặt tài chính, kinh tế - xã hội và cảnh quan vùng miền.
* Chỉ tiêu về quản lý lựa chọn nhà thầu
Chỉ tiêu về quản lý lựa chọn nhà thầu được đánh giá bao gồm: + Nhà thầu có năng lực phù hợp với quy mô dự án đầu tư xây dựng. + Nhà thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng.
+ Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng đã ký kết giữa các bên.
+ Thực hiện thi công dự án đầu tư xây dựng theo đúng hợp đồng, trong đó có quy định rõ các biện pháp an toàn cho người và thiết bị lao động.
+ Hoàn thành các hạng mục theo đúng thời gian đã ký kết.
- Ý nghĩa: Đánh giá hiệu quả về công tác quản lý lựa chọn nhà thầu về các mặt như năng lực của nhà thầu trong các gói thầu; trách nhiệm của nhà thầu đối với chất lượng dự án đã và đang thực hiện; thời gian thực hiện các gói thầu của nhà thầu có đúng với hợp đồng đã ký kết.
* Chỉ tiêu về quản lý thẩm định dự án
Chỉ tiêu về quản lý thẩm định dự án được đánh giá bao gồm: + Thẩm định về pháp lý .
+ Thẩm định về tài chính.
+ Thẩm định về sự cần thiết của dự án.
+ Thẩm định về mặt kinh tế xã hội và môi trường.
Trong quản lý thẩm định dự án thì Gtđ là hiệu số giữa giá trị về kinh tế mà dự án mang lại trong dự toán trừ đi suất vốn đầu tư của dự án, lãi vay của dự án, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và chi phí dự phòng của dự án. Được tính bằng công thức:
Gtđ = Gkt - (Svđt + LS + Cdp+ Cbt) (2.2) Trong đó: