Hệ thống chỉ tiêu đánh giá quản lý dự án đầu tư xây dựng của Quỹ Đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý dự án đầu tư xây dựng tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh thái nguyên (Trang 34)

5. Kết cấu của luận văn

2.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá quản lý dự án đầu tư xây dựng của Quỹ Đầu tư

hiệu quả về mặt kinh tế xã hội được ưu tiên hàng đầu. Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các hạng mục ưu tiên cho đầu tư xây dựng cơ bản nhằm mục tiêu phát triển kinh tế hạ tầng và hướng tới ổn định về mặt an sinh xã hội. Như vậy, trong các chức năng hoạt động của Quỹ luôn đặt nhiệm vụ về kinh tế - xã hội lên hàng đầu nhằm góp phần thúc đẩy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Quỹ nói riêng và nhiệm vụ chính trị do Ủy ban nhân dân tỉnh nói chung giao cho.

2.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá quản lý dự án đầu tư xây dựng của Quỹ Đầu tư phát triển cấp tỉnh Đầu tư phát triển cấp tỉnh

* Chỉ tiêu về lập dự án

Chỉ tiêu về lập dự án được đánh giá bằng hiệu quả bao gồm: + Sự phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế địa phương, vùng. + Nhu cầu của thị trường địa phương đó đối với sản phẩm của dự án. + Tiềm năng của địa phương đó tại thời điểm hiện tại và tương lai.

+ Những kết quả về mặt tài chính, kinh tế - xã hội mang lại cho địa phương. - Ý nghĩa: Đánh giá được mức độ hiệu quả của công tác lập dự án mang lại đối với địa phương nơi thực hiện dự án về các mặt tài chính, kinh tế - xã hội và cảnh quan vùng miền.

* Chỉ tiêu về quản lý lựa chọn nhà thầu

Chỉ tiêu về quản lý lựa chọn nhà thầu được đánh giá bao gồm: + Nhà thầu có năng lực phù hợp với quy mô dự án đầu tư xây dựng. + Nhà thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng.

+ Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng đã ký kết giữa các bên.

+ Thực hiện thi công dự án đầu tư xây dựng theo đúng hợp đồng, trong đó có quy định rõ các biện pháp an toàn cho người và thiết bị lao động.

+ Hoàn thành các hạng mục theo đúng thời gian đã ký kết.

- Ý nghĩa: Đánh giá hiệu quả về công tác quản lý lựa chọn nhà thầu về các mặt như năng lực của nhà thầu trong các gói thầu; trách nhiệm của nhà thầu đối với chất lượng dự án đã và đang thực hiện; thời gian thực hiện các gói thầu của nhà thầu có đúng với hợp đồng đã ký kết.

* Chỉ tiêu về quản lý thẩm định dự án

Chỉ tiêu về quản lý thẩm định dự án được đánh giá bao gồm: + Thẩm định về pháp lý .

+ Thẩm định về tài chính.

+ Thẩm định về sự cần thiết của dự án.

+ Thẩm định về mặt kinh tế xã hội và môi trường.

Trong quản lý thẩm định dự án thì Gtđ là hiệu số giữa giá trị về kinh tế mà dự án mang lại trong dự toán trừ đi suất vốn đầu tư của dự án, lãi vay của dự án, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và chi phí dự phòng của dự án. Được tính bằng công thức:

Gtđ = Gkt - (Svđt + LS + Cdp+ Cbt) (2.2) Trong đó:

Gkt : Giá trị kinh tế dự án mang lại

Svđt : Suất vốn đầu tư được quy định của Nhà nước

LS : Lãi vay thực hiện dự án Cdp : Chi phí dự phòng của dự án

Cbt : Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng Đơn vị tính: Tỷ đồng

- Ý nghĩa: Đánh giá hiệu quả về quản lý thẩm định dự án về các mặt như tài chính, pháp lý, kinh tế xã hội và môi trường, sự cần thiết của dự án. Qua đó làm tiền đề để thực hiện các dự án tiếp theo trong thời gian tới.

* Chỉ tiêu về quản lý tiến độ thi công

Chỉ tiêu về quản lý tiến độ thi công được đánh giá bao gồm: + Lập kế hoạch quản lý tiến độ.

+ Sắp xếp thức tự thực hiện các công việc. + Dự tính nguồn lực thực hiện công việc.

+ Dự tính thời hạn thực hiện công việc. + Lập và kiểm soát tiến độ

Chỉ tiêu quản lý tiến độ thi công trong thời gian quy định (Hqđ) là hiệu số giữa thời gian có trong kế hoạch thực hiện và thời gian thực tế hoàn thành kế hoạch. Để

đảm bảo hoàn thành tiến độ dự án trong thời gian quy định thì Hqđ phải dương hoặc

bằng 0 (>=0) và được tính theo công thức:

Hqđ = Hkh - Htt (2.3) Trong đó:

Hkh : Thời gian có trong kế hoạch thực hiện Htt : Thời gian thực tế thực hiện kế hoạch Đơn vị tính: Tháng

- Ý nghĩa: Đánh giá hiệu quả trong công tác quản lý tiến độ thi công về các mặt: Kế hoạch thực hiện, thứ tự thực hiện, nguồn lực và thời hạn thực hiện so với tiến độ đề ra có phù hợp. Căn cứ các dự án đã thực hiện rút ra bài học để hoàn thiện cho các dự án sau này.

* Chỉ tiêu về quản lý chất lượng dự án

Chỉ tiêu về quản lý chất lượng dự án bao gồm:

+ Mức độ đầy đủ theo hợp đồng, yêu cầu quản lý và mức độ phù hợp với biện pháp kỹ thuật và tổ chức thực hiện của danh mục công việc, phạm vi công việc.

+ Mức độ phù hợp và chính xác của khối lượng công việc theo thiết kế và phương pháp/kỹ thuật thi công, vốn cần phải được lựa chọn để có phương án tối ưu, đảm bảo chất lượng, tiến độ, chi phí hợp lý và an toàn, vệ sinh môi trường.

+ Mức độ thực tế huy động và sử dụng các nguồn lực phù hợp theo yêu cầu để thực hiện các công việc theo tiến độ đã được phê duyệt.

* Ý nghĩa của hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu có ý nghĩa rất to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như việc bảo toàn và phát triển vốn của Quỹ Đầu tư phát triển cấp tỉnh. Hệ thống là sợi dây xuyên suốt quá trình từ những bước khởi đầu lập dự án tới khi hoàn thành kết thúc dự án. Dựa vào các tiêu chí trên có thể đánh giá hiệu quả thực hiện công tác quản lý dự án và lớn hơn nữa là hiệu quả về kinh tế,

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát về Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên là tổ chức tài chính Nhà nước của tỉnh, được thành lập theo Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên, nhằm mục đích tiếp nhận vốn ngân sách, vốn viện trợ, tài trợ hoặc ủy thác, huy động vốn từ cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

a. Tên gọi của Quỹ, trụ sở

- Tên đầy đủ: Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên.

- Tên giao dịch quốc tế: Thai Nguyen Development Investment Fund - Tên viết tắt: TNDIF

- Trụ sở: Số 17, đường Lương Thế Vinh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Điện thoại: 0208.3656.399

b. Nguồn vốn thành lập và hoạt động Quỹ

* Vốn thành lập

+ Vốn điều lệ là: 200 tỷ đồng (Hai trăm tỷ đồng) * Vốn hoạt động

- Vốn chủ sở hữu:

+ Vốn điều lệ được bố trí trong dự toán ngân sách của tỉnh hàng năm và được bổ sung từ hoạt động hàng năm của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh.

+ Tiền các khoản viện trợ, tài trợ và đóng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và các khoản thu khác được quy định.

- Vốn huy động:

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên được huy động các nguồn vốn trung và dài hạn của các cá nhân tổ chức trong và ngoài nước, bao gồm:

+Vay các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và ngoài nước. Việc vay vốn được thực hiện theo quy định của Nhà nước,

+ Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.

b. Đặc điểm hoạt động Quỹ

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên có tổng số 32 người. Trong đó có 02 lãnh đạo thuộc Ban Giám đốc, 04 trưởng phó các phòng gồm phòng Hành chính - Tổng hợp, phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Nghiệp vụ 1 và phòng Nghiệp vụ 2. Phòng Nghiệp vụ 1 có mảng chuyên trách về ứng vốn giải phóng mặt bằng và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phòng Nghiệp vụ 2 có mảng chuyên trách về đầu tư trực tiếp và cho vay đầu tư. Tới thời điểm năm 2019, Quỹ Đầu tư đã đi vào hoạt động được 04 năm.

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên

3.1.2.1. Chức năng của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên a. Chức năng huy động vốn

- Quỹ được huy động các nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua hợp đồng vay vốn. Phát hành trái phiếu và các quy định khác theo quy định của pháp luật.

- Giới hạn huy động vốn của Quỹ: Tổng mức vốn huy động theo các hình thức trên tối đa bằng 06 lần vốn chủ sở hữu của Quỹ tại cùng thời điểm.

b. Chức năng đầu tư trực tiếp

Đầu tư vào các dự án thuộc chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua bao gồm các dự án đầu tư xây dựng kết câu hạ tầng.

c. Chức năng cho vay đầu tư

Quỹ được cho vay đầu tư, cho vay hợp vốn với các dự án thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, danh mục dự án ưu tiên phát triển thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh.

d. Chức năng góp vốn thành lập doanh nghiệp

Quỹ góp vốn thành lập doanh nghiệp, công ty cổ phần, theo quy định pháp luật để thực hiện đầu tư trực tiếp các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, danh mục ưu tiên phát triển do UBND tỉnh ban hành.

e. Chức năng nhận ủy thác và ủy thác

thực hiện cho vay và thu hồi nợ theo quy định.

3.1.2.2. Nhiệm vụ của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên

- Trong từng thời kỳ, Quỹ thực hiện đầu tư trong phạm vi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Phạm vi phải phù hợp với chiến lược phát triển chung của toàn tỉnh được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

- Sử dụng và quản lý các nguồn vốn có hiệu quả, đảm bảo và tự bù đắp, tự chịu rủi ro đối với nguồn vốn.

- Thực hiện đầu tư có hiệu quả, đúng đối tượng, đúng quy định pháp luật. Thu hồi đầy đủ và kịp thời cả nợ gốc và nợ lãi.

- Thực hiện việc tham gia các loại bảo hiểm đối với dự án theo quy định của pháp luật.

- Tham gia đầy đủ theo quy định của Nhà nước về nghĩa vụ tài chính. - Hàng năm thực hiện các chế độ về kiểm toán và thống kê theo quy định của Nhà nước.

- Báo cáo đột xuất hoặc định kỳ đối với các cấp có thẩm quyền theo đúng quy định. - Phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về thanh tra và kiểm tra, công khai số liệu và cung cấp số liệu về tài chính theo quy định.

- Nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật Nhà nước về hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP, Nghị định 37/2013/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật.

(Nguồn: Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên)

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên

* Giám đốc Quỹ

Giám đốc Quỹ là người đại diện theo pháp luật của Quỹ, trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày của Quỹ theo chiến lược, mục tiêu, kế hoạch, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, Điều lệ, các quy chế của Quỹ; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Hội đồng quản lý Quỹ, và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ.

* Phó Giám đốc Quỹ và Kế toán trưởng

- Phó Giám đốc Quỹ và Kế toán trưởng do Giám đốc Quỹ đề nghị Hội đồng quản lý xem xét, trình UBND tỉnh bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm.

- Phó Giám đốc Quỹ thực hiện tham mưu giúp Giám đốc trong việc điều hành Quỹ, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn do Giám đốc phân công, phù hợp với điều lệ và tổ chức hoạt động của Quỹ; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

- Kế toán trưởng:

+ Tổ chức thực hiện công tác kế toán của Quỹ, giúp Hội đồng quản lý Quỹ và

Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Nghiệp vụ 1 Phòng Nghiệp vụ 2 Phòng Hành chính - Tổng hợp

Giám đốc Quỹ giám sát tài chính tại Quỹ theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ và Giám đốc và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công hoặc ủy quyền; thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác được quy định theo Luật Kế toán và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.

* Phòng chức năng, nghiệp vụ

- Phòng Tài chính - Kế toán - Phòng Hành chính - Tổng hợp - Phòng Nghiệp vụ I

- Phòng Nghiệp vụ II

3.1.4. Tình hình thực hiện nhiệm vụ của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên Nguyên

+ Về nhiệm vụ đầu tư trực tiếp: Quỹ Đầu tư phát triển thực hiện nhiệm vụ đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của UBND tỉnh đã ban hành. Tính tới thời điểm 31/12/2018, Quỹ đang thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng trên địa bàn một số huyện và thành phố. Quỹ Đầu tư phát triển chủ yếu thực hiện nhiệm vụ đầu tư trực tiếp là các khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, ngoài ra Quỹ đang khai thác lĩnh vực nhà ở cho người thu nhập thấp tại các địa bàn có khu công nghiệp, đối tượng được hướng đến là công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trong địa bàn các huyện thuộc tỉnh. Đây là đối tượng được UBND tỉnh ưu tiên quan tâm, tạo điều kiện nhằm mục tiêu vừa phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội, tạo việc làm cho người dân trong tỉnh đồng thời từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Bảng 3.1: Tình hình thực hiện nhiệm vụ đầu tư trực tiếp STT Tên dự án Tổng mức đầu tư (tỷ đồng) Thời gian thực hiện (năm) Diện tích dự án (ha) Giai đoạn thực hiện 1

Khu dân cư và khu tái định cư xóm Trung, xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình 85 2018- 2021 6.6 Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật 2

Khu dân cư tổ dân phố số 4 thị trấn Hương sơn huyện Phú Bình

74 2017-

2020 4.5

Đền bù, giải phóng mặt bằng

3 Khu dân cư số 6 Thịnh Đán

(giai đoạn 2) 42 2014- 2017 4.3 Hoàn thiện, bàn giao đất cho chủ sử dụng đất 4

Dự án Khu dân cư số 4, Phường Tân Thịnh Thành phố Thái Nguyên 68.5 2013- 2018 8.7 Bàn giao đất dự án cho chủ sử dụng đất 5

Dự án Khu dân cư số 3, phường Trưng Vương - TPTN 6.7 2012-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý dự án đầu tư xây dựng tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh thái nguyên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)