Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Quỹ Đầu tư phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý dự án đầu tư xây dựng tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 82)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Quỹ Đầu tư phát

tư phát triển tỉnh Thái Nguyên

3.2.4.1. Các yếu tố khách quan

Theo quy định tại Nghị định 37/2013/NĐ-CP và Nghị định 138/2007/NĐ-CP thì các Quỹ đầu tư phát triển địa phương được phép đầu tư trực tiếp và đây là nhiệm vụ trọng tâm của các Quỹ. Tuy nhiên khi triển khai hoạt động đầu tư, Quỹ gặp rất nhiều vướng mắc do sự điều chỉnh của các Luật Đầu tư, Đấu thầu... Hiện nay hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên cũng gặp không ít các vướng mắc, khó khăn về công tác đầu tư trực tiếp. Nguyên nhân chủ yếu là do các cơ chế liên quan đến hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển chưa rõ ràng làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Quỹ, cụ thể:

Thứ nhất, về địa vị pháp lý và tổ chức bộ máy chưa được quy định một cách thống nhất: Theo quy định tại Nghị định số 37/2013/NĐ-CP thì Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước địa phương, do UBND cấp tỉnh phê duyệt tổ chức bộ máy.

Từ quy định này, mặc dù Quỹ Đầu tư vận dụng xác định địa vị pháp lý, vai trò, cũng như bộ máy tổ chức của Quỹ một cách linh hoạt, tuy nhiên trong việc xác định địa vị và căn cứ pháp lý để triển khai các hoạt động của mình như: đánh giá hàng năm (theo luật Công chức hay Luật Viên chức, hay Luật Lao động); áp dụng các chính sách để triển khai hoạt động đầu tư trực tiếp.

Thứ hai, về cơ chế hoạt động: Theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ- CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP thì Quỹ hoạt động kiểu mô hình ngân hàng chính sách, cơ chế tiền lương và thưởng áp dụng cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn. Giới hạn đầu tư thì tuân thủ đúng như các tổ chức tín dụng trong nước và không vì mục tiêu lợi nhuận.

Tuy nhiên, hiện nay mô hình mô hình Ngân hàng chính sách hầu như chưa có văn bản hướng dẫn hay hình mẫu cụ thể, dẫn đến sự lúng túng trong việc áp dụng theo một mô hình khác nhau.

Còn sự bất cập giữa nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận với cơ chế tiền lương, thưởng và xếp hạng doanh nghiệp áp dụng cho Công ty TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn dẫn đến chưa tạo động lực thực sự cho Quỹ.

Thứ ba, về phân cấp quản lý: Hiện nay một số quy định về thẩm quyền phê duyệt chưa thật sự mang tính cải cách, chưa có sự phân cấp rõ ràng, làm kéo dài thời gian, giảm hiệu quả hoạt động của Quỹ. Chẳng hạn theo Nghị định số 138/2007/NĐ-CP thì Hội đồng quản lý Quỹ chỉ được phép thông qua để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính.

Trong khi đó, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ đã bao gồm đại diện lãnh đạo các Sở ngành chủ chốt của địa phương như Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, có năng lực, chuyên môn trong việc xem xét, đánh giá các vấn đề nêu trên.

Thứ tư, về đối tượng, lĩnh vực đầu tư của Quỹ: Hiện nay, Quỹ đang đầu tư trực tiếp theo danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ưu tiên phát triển của địa phương do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định tại Nghị định số 37/2013/NĐ-CP.

Trong quá trình thực hiện, một số đối tượng, lĩnh vực đầu tư mặc dù không nằm trong lĩnh vực này nhưng rất cần thiết với thực tế, nhu cầu đầu tư của địa phương nhưng Quỹ không thể tham gia đầu tư, điều này ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vốn của Quỹ.

3.2.4.2. Các yếu tố chủ quan

- Bộ máy tổ chức của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên hiện tại còn yếu. Do mới thành lập nên số lượng cán bộ thực hiện dự án trên tổng số dự án hiện

tại còn mỏng, chưa đáp ứng nổi khối lượng công việc trong dự án, mỗi các bộ thuộc quỹ phải thực hiện các công việc khác nhau, chưa có sự chuyên môn hóa.

- Về năng lực chuyên môn: Cán bộ chuyên môn của Quỹ nhìn chung là đáp ứng tạm đủ đối với việc thực hiện các dự án, mỗi một cán bộ cũng đang từng bước tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân, tuy nhiên thì còn một số cán bộ chưa thực sự có ý thức trong thực hiện công việc chuyên môn, kèm theo đó là năng lực về chuyên môn yếu dẫn tới kết quả hoạt động chung của Quỹ chưa cao.

- Về phương pháp quản lý: Quỹ thực hiện quản lý dự án dựa trên mô hình quản lý chức năng, có từ một tới 2 cán bộ phục trách thực hiện các dự án từ lúc tìm kiếm đề xuất nghiên cứu dự án tới bước thực hiện thi công dự án, hoàn thành dự án. Trong quá trình thực hiện dự án thì sự phối hợp giữa cán bộ quản lý dự án chưa được nhuần nhuyễn, một số công việc còn sai sót trong khâu thực hiện. Các mối quan hệ với các Sở, Ban, Ngành còn chưa rõ ràng, khiến cho tiến độ thực hiện các khâu trong dự án còn chậm, chưa đúng so với kế hoạch.

- Phương tiện kỹ thuật: Phương tiện kỹ thuật phục vụ cho chuyên môn của Quỹ Đầu tư còn chưa đầy đủ, còn nhiều hạn chế. Máy móc để phục vụ cho việc kiểm tra nội nghiệp hay kiểm tra ngoài thực địa còn chưa đầy đủ, vẫn phải thuê bên ngoài. Bên cạnh đó là chất lượng máy móc thiết bị, phần mềm dự toán, công trình, kế toán, khảo sát cũng chưa đáp ứng, cần đầu tư cho phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý dự án đầu tư xây dựng tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 82)