Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư tại huyện sapa tỉnh lào cai (Trang 48)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội + Chỉ tiêu phản ánh về dân số và lao động.

+ Chỉ tiêu phản ánh cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục.

+ Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của kinh tế - xã hội: tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu người.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình thu hút vốn đầu tư vào Sa Pa

doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. + Tổng vốn đầu tư Sa Pa thu hút được theo phân cấp quản lý và theo nguồn vốn đầu tư.

+ Tổng số dự án, nguồn vốn đầu tư qua các năm.

+ Tỷ lệ tăng giảm số dự án, nguồn vốn đầu tư qua các năm.

+ Tổng vốn đầu tư thu hút được qua các năm (FDI, đầu tư trong nước), cho từng ngành (lĩnh vực),...

+ Số dự án bị thu hồi, chấm dứt hoạt động.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư

+ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh.

Có tất cả 10 chỉ số thành phần (với thang điểm 100) nhằm đánh giá và xếp hạng các tỉnh về chất lượng điều hành cấp tỉnh tại Việt Nam. Những chỉ số đó là: Gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Tính minh bạch; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Cạnh tranh bình đẳng; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý.

+ Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI): là một bộ chỉ báo hữu dụng phản ánh năng lực và hiệu quả quản trị ở cấp trung ương và cấp tỉnh ở Việt Nam, và cũng là công cụ đánh giá mức độ cải thiện của các cấp chính quyền qua thời gian. Nó phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp.

+ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DCI): là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương thuộc tỉnh để góp phần cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực điều hành kinh tế cấp sở, ngành, địa

phương và góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính (CCHC) trong các lĩnh vực liên quan, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế.

DCI có 8 chỉ số thành phần gồm: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin, tính năng động, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý và tiếp cận đất đai.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh về QLNN về thu hút vốn đầu tư + Số lượng chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư

+ Các bản quy hoạch theo ngành, lĩnh vực + Chi phí hỗ trợ truyền thông và xúc tiến đầu tư + Kết quả cải cách thủ tục hành chính

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀO HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI

3.1. Khái quát chung về huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch.

Huyện Sa Pa có diện tích tự nhiên 68.137,28 ha, chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong tọa độ địa lý từ 22007’04’’ đến 22028’46’’ vĩ độ bắc và 103043’28’’ đến 104004’15’’ độ kinh đông.

- Phía Bắc giáp huyện Bát Xát. - Phía Nam giáp huyện Văn Bàn. - Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng.

- Phía Tây giáp huyện Than Uyên và Tam Đường- tỉnh Lai Châu.

- Trung tâm huyện cách thành phố Lào Cai 37 km về phía Tây Nam, nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu.

3.1.1.2. Địa hình

Sa Pa có địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn, trung bình từ 35 - 400, có nơi có độ dốc trên 450, địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp. Nằm ở phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn, Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200 m đến 1.800 m, địa hình nghiêng và thoải dần theo hướng Tây - Tây Nam đến Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 m và thấp nhất là suối Bo cao 400 m so với mặt biển.

Địa hình của Sa Pa chia thành ba dạng đặc trưng sau:

- Tiểu vùng núi cao trên đỉnh: Gồm các xã Tả Giàng Phình, Bản Khoang, Tả Phìn, San Sả Hồ. Diện tích của vùng 16.574 ha, chiếm 24,42 % diện tích tự nhiên của huyện. Độ cao trung bình của khu vực từ 1.400 - 1.700 m, địa hình phân cắt, độ dốc lớn và thung lũng hẹp tạo thành một vùng hiểm trở.

- Tiểu vùng Sa Pa - Sa Pả: Gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Lao Chải, Hầu Thào, Tả Van, Sử Pán và Thị trấn Sa Pa có diện tích 20.170 ha, chiếm 29,72 % diện tích của huyện. Đây là tiểu vùng nằm trên bậc thềm thứ hai của đỉnh Phan Xi Păng, độ cao trung bình là 1.500 m, địa hình ít bị phân cắt, phần lớn có kiểu đồi bát úp.

- Tiểu vùng núi phân cắt mạnh: Gồm 7 xã phía Nam của huyện là Bản Phùng, Nậm Sài, Thanh Kim, Suối Thầu, Thanh Phú, Nậm Cang và Bản Hồ có diện tích 31.120 ha, chiếm 45,86 % diện tích của huyện. Đặc trưng của vùng là kiểu địa hình phún xuất núi cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp sâu.

3.1.1.3. Khí hậu

Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Sa Pa là 15,4oC, nhiệt độ trung bình từ 18-20oC vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10-12oC. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 0oC (đặc biệt có những năm xuống tới - 3,2oC). Do đặc điểm của các khu vực khác nhau nên đã tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng thời điểm.

Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C.

Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0 °C, đôi khi có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8.

Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam được dãy Hoàng Liên Sơn bao bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phân chia thành hai vùng khí hậu là vùng cao và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về sản xuất nông, lâm nghiệp. Khí hậu Sa Pa mát mẻ, trong lành là nơi nghỉ mát lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các hiện tượng tuyết rơi, băng giá, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.4. Thủy văn

Sa Pa có mạng lưới sông suối khá dày, bình quân khoảng 0,7- 1,0 km/km², với hai hệ thống suối chính là hệ thống suối Đum và hệ thống suối Bo. Hệ thống suối Đum có tổng chiều dài khoảng 50km, bắt nguồn từ vùng núi cao phía bắc dãy Hoàng Liên Sơn được phân thành hai nhánh chính và phân bố ở hầu hết các xã phía Bắc và Đông Bắc gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Tả Phìn với tổng diện tích lưu vực khoảng 156 km².

Hệ thống suối Bo có chiều dài khoảng 80km, bắt nguồn từ các núi cao phía nam dãy Hoàng Liên Sơn với diện tích lưu vực khoảng 578 km². Trên hệ thống suối Bo có nhiều suối nhỏ đổ vào với tổng chiều dài hàng trăm km, chạy dọc theo sườn phía Tây và Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn gồm các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú, Hầu Thào, Thanh Kim và Bản Phùng.

Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác gềnh nhiều, lưu lượng nước thất thường và biến đổi theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn với dòng chảy khá

mạnh (suối Bo 989m/s) dễ gây nên các hiện tượng lũ ống, lũ quét, nhất là đối với vùng thấp. Mùa khô các suối thường cạn.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2010 ( trừ diện tích mặt nước, núi đá, đất chuyên dùng, và khoảng 203ha đất ở không điều tra), cho thấy huyện Sa Pa có các nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất mùn alit trên núi cao ( HA): có diện tích 12.060ha, chiếm 17,77% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành trên độ cao 1700- 2800m, phân bố hầu hết ở các đỉnh núi cao, có nguồn gốc phát sinh từ nhiều loại đá mẹ khác nhau. Đất có màu xám, đặc tính chua, tỷ lệ các chất hữu cơ giàu nhưng độ phân giải chậm, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Hướng sử dụng thích nghi với các loại cây lâm nghiệp ( sồi, dẻ, thông…), cây đặc sản, cây dược liệu ( thảo quả, xuyên khung, huyền sâm…) và cây lương thực, thực phẩm có giá trị ( lúa mỳ, khoai tây, đậu tương…).

- Nhóm đất mùn thô than bùn trên núi cao (HT): diện tích 126 ha chiếm 0,18% diện tích tự nhiên, phân bố ở đỉnh cao 2.800- 3.143m của đỉnh Phan Xi Păng thuộc xã San Sả Hồ. Trong điều kiện khí hậu lạnh quanh năm rét khô, mùa đông có băng giá, vì vậy đất mang tính ôn đới khá rõ. Quá trình phong hóa đá diễn ra rất yếu và chậm, quá trình tích lũy chất hữu cơ ở một số nơi diễn ra mạnh tạo nên một lớp thảm mục dày, mùn tích lũy cao, tầng đất mỏng, chua, thành phần cơ giới nhẹ chủ yếu là cát và cát pha chuyển tầng đột ngột.

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao từ 700- 1.700m ( HF): diện tích 44.300ha chiếm 65,28% diện tích tự nhiên, đá mẹ chủ yếu là đá granit thuộc nhóm, đá tầng đất trung bình 70- 100cm, thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây lương thực, rau màu.

Tài nguyên nước của Sa Pa phong phú, là đầu nguồn của hai hệ thống suối Bo và suối Đum, hàng năm được bổ sung lượng mưa đáng kể, để lại một khối lượng nước mặt và nước ngầm lớn.

- Nguồn nước mặt: được tiếp nhận trung bình hàng năm khoảng 1,63 tỷ m³, lượng dòng chảy toàn phần là 1.873mm, lớp dòng chảy mặt là 1.252mm, dòng chảy ngầm là 648mm. Lượng trữ ẩm lãnh thổ 1.180mm và lượng bốc hơi thực tế 532mm. Cùng với mạng lưới ngòi, suối tự nhiên khá dày và hệ thống các công trình thủy lợi, hồ chứa, phai đập được xây dựng trong thời gian qua đã góp phần đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: theo tài liệu khảo sát của trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia (2014)- Viện địa lý cho thấy: trữ lượng động tự nhiên nước ngầm ở Sa Pa ở mức 383.566m³/ngày, độ pH từ 6- 8,5, độ khoáng hóa từ 0,16- 0,75g/l và các thành phần hóa học đạt yêu cầu nước dùng cho sinh hoạt. Ngoài ra Sa Pa còn có nguồn nước siêu nhạt ở Tắc Cô (xã Trung Chải) có giá trị rất lớn cho sức khỏe cần được đầu tư, nghiên cứu đưa vào khai thác sử dụng.

* Tài nguyên rừng

Năm 2018 Sa Pa có 44.927,79 ha đất lâm nghiệp chiếm 66% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất có rừng tự nhiên 28.010,8ha, đất có rừng trồng 4.864,9ha và đất ươm cây giống 3ha. Theo mục đích sử dụng thì đất có rừng sản xuất chiếm 6,26%, đất có rừng phòng hộ chiếm 48,51% và đất rừng đặc dụng chiếm 45,22%. Trữ lượng rừng hiện có ước tính khoảng trên 2,0 triệu m³ gỗ và gần 8,0 triệu cây tre, nứa các loại, diện tích rừng có trữ lượng từ giàu đến trung bình chiếm khoảng 25% diện tích đất lâm nghiệp.

Rừng sản xuất và rừng phòng hộ được phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện, rừng đặc dụng tập trung chủ yếu ở 5 xã thuộc vườn quốc gia Hoàng Liên gồm: Tả Van, Bản Hồ, Lao Chải và San Sả Hồ. Thảm thực vật rừng chủ yếu là rừng tái sinh mật độ thấp với các cây bản địa như: pơ mu,

thông tre, thông nàng, du sam, vàng tâm, gù hương… và rừng trồng với các loại cây như: sa mộc, tống quá sủi, vối thuốc, mỡ…

Động vật rừng: theo tài liệu nghiên cứu “ Động vật rừng thuộc cảnh quan núi Hoàng Liên” của viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thì núi Hoàng Liên hiện có 380 loài động vật khác nhau nằm trong 24 bộ và 83 họ với số loài như sau: thú ( Nammanila) 56 loài, chim ( Aves) 217 loài, bò sát ( Reptilia) 73 loài và ếch nhái ( Amphibia) 34 loài. Trong đó có 37 loài động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ.

* Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện địa chất và khoáng sản, Sa Pa có các loại khoáng sản sau:

- Mô lip đen ở xã Tả Giàng Phình có trữ lượng không đáng kể.

- Đô lô mit ở xã Lao Chải và thị trấn Sa Pa với trữ lượng khoảng 3 triệu tấn, có hàm lượng MgO dao động từ 16- 21%, là nguyên liệu sử dụng cho nhiều lĩnh vực như: vật liệu chịu lửa, thủy tinh, bột mài và trong công nghiệp luyện kim.

- Cao lanh trữ lượng khoảng 300.000 tấn ở xã Sa Pả, hàm lượng Al2O3 không qua tuyển lọc đạt 36- 38%, đã được đưa vào sản xuất gạch chịu lửa tại nhà máy gạch cầu đuống đạt chất lượng tốt.

- Nước khoáng siêu nhạt ở Tắc Cô xã Trung Chải.

Ngoài ra tiềm năng về tài nguyên đá cho sản xuất vật liệu xây dựng như đá xẻ, đá xây dựng rất lớn, nằm ở hầu hết các xã trung và thượng huyện. Hiện nay việc đầu tư, khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản còn hạn chế, quy mô nhỏ, hiệu quả thấp.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân cư

Sa Pa là vùng đất xinh đẹp không chỉ vì cảnh quan mà còn bởi sự hội tụ của nhiều sắc tộc cùng chung sống. Đến nơi đây ngày chợ phiên du khách sẽ

không khỏi thích thú với đủ mọi váy áo rực rỡ của các dân tộc H'Mông Đen, Dao Đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó. Mỗi dân tộc là một sự khác biệt về trang phục, lối sống, tập tục, phương thức canh tác..., cùng những bản sắc văn hóa riêng biệt, phong phú và bí ẩn.

Theo số liệu thống kê dân số Huyện Sa Pa năm 2018 là 61.370 người với 7 dân tôc; trong đó người Mông chiếm 51,65%, Dao 23,04%, Kinh 17,91%, Tày 4,74%, Dáy 1,36%, Xã Phó 1,06% còn lại là các dân tộc khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư tại huyện sapa tỉnh lào cai (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)