6. Kết cấu của luận văn
3.2.6. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Một trong những khía cạnh quan trọng chủ yếu và là nhân tố quyết định giúp thực hiện thu hút đầu tư đó là yếu tố con người. Do đó, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong những năm qua được UBND huyện luôn chú trọng quan tâm. Bước đầu cho thấy huyện đã thu được những kết quả đáng khích lệ về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Chú trọng công tác phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, UBND Huyện thường xuyên cử cán bộ tham dự các khoá đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý và xúc tiến đầu tư. Thường xuyên hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực quản lý điều hành cũng như trong các hoạt động đào tạo nghề cho người lao động. Huyện đã mở lớp đào tạo khởi sự doanh nghiệp, lớp quản trị doanh nghiệp, thực hiện chế độ kế toán; tập huấn kỹ thuật, cung cấp thông tin; xúc tiến đầu tư, thương mại với gần nhiều lượt người tham gia; hỗ trợ thành lập và đào tạo quản lý cán bộ hợp tác xã gần.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề cho người lao động cũng được huyện thực hiện thông qua việc cấp kinh phí cho các chương trình khuyến công; khuyến nông. Huyện đã xây dựng và đưa vào thực hiện đề án Quy hoạch nguồn nhân lực huyện Sa Pa đến năm 2020.
3.3. Kết quả thu hút vốn đầu tư tại huyện Sa Pa giai đoạn 2016 – 2018
3.3.1. Số lượng dự án và vốn đăng ký
Số lượng và quy mô dự án có sự tăng dần qua các thời kỳ, giai đoạn. Thu hút đầu tư ngoại tỉnh và đầu tư từ các Bộ, ban, ngành Trung ương là lĩnh vực nổi bật nhất của Sa Pa so với các tỉnh khu vực Bắc Bộ. Các dự án có vốn đầu tư trong nước chiếm tỷ lệ áp đảo. Số lượng, vốn đăng ký tăng nhiều qua các năm.
Tổng vốn đầu tư vào Sa Pa liên tục tăng lên trong giai đoạn 2016 - 2018. Năm 2016, huyện Sa Pa thu hút được 13.260,2 tỷ đồng. Năm 2017, thu hút được 30.915,7 tỷ đồng, tăng 17.655,5 tỷ đồng, ứng với tăng 133,1% so với năm 2016. Năm 2018, huyện thu hút được 36.382,2 tỷ đồng, tăng 5.466,5 tỷ đồng, ứng với tăng 17,7% so với năm 2017.
Bảng 3.5: Kết quả thu hút vốn đầu tư vào huyện Sa Pa giai đoạn 2016-2018 ĐVT: Tỷ đồng Vốn đầu tư 2016 2017 2018 Vốn đầu tư Cơ cấu (%) Vốn đầu tư Cơ cấu (%) Vốn đầu tư Cơ cấu (%)
1. Phân theo cấp quản lý - Trung ương - Địa phương 2.629,6 10.630,6 19,8 80,2 14.069,5 16.846,2 45,5 54,5 23.362,6 13.019,6 64,2 35,8 2. Phân theo cấu thành
- Vốn đầu tư XDCB - Vốn đầu tư khác 8.571,6 4.688,6 64,6 35,4 19.679,2 11.236,5 63,7 36,3 21.308,8 15.073,3 58,6 41,4 3. Phân theo nguồn vốn
- Vốn kinh tế Nhà nước - Vốn ngoài Nhà nước - Vốn khu vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài
4.219,0 8.821,2 220,0 31,8 66,5 1,7 3.875,3 14.697,3 12.343,1 12,5 47,6 39,9 3.980,0 10.917,8 21.484,4 10,9 30,0 59,1 Tổng 13.260,2 100 30.915,7 100 36.382,2 100
(Nguồn: Sở KH&ĐT Lào Cai)
Qua bảng số liệu 3.5 cho thấy, số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào huyện liên tục tăng qua các năm cả về giá trị và tỷ trọng. Nếu như năm 2016, huyện chỉ thu hút được 220 tỷ đồng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, chiếm 1,7% tổng vốn đầu tư thu hút được thì đến năm 2018, số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào huyện đã đạt 21.484,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59,1%.
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy Sa Pa có lợi thế cạnh tranh khác biệt về du lịch so với các địa phương khác, bởi Sa Pa là vùng đất du lịch đặc trưng của vùng núi phía Bắc mang vẻ đẹp cuốn hút, hòa quyện giữa thiên nhiên, văn hóa và sắc màu bản địa. Đây luôn là điểm đến thu hút du khách nhờ cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng; là một trong số ít địa danh hiếm hoi tại Việt Nam xuất hiện băng tuyết vào mùa đông; nổi tiếng thế giới với những thửa ruộng bậc thang độc đáo và tuyệt đẹp; đa dạng các lễ hội văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc… Do đó Sa Pa có tiềm năng lớn về bất động sản nghỉ dưỡng núi.
Trong khi biệt thự nghỉ dưỡng biển phát triển ồ ạt trong những năm gần đây, thì chỉ một số rất ít chủ đầu tư dám mạnh dạn "rẽ hướng" phát triển biệt thự nghỉ dưỡng núi. Nguyên nhân nằm ở độ khó và phức tạp về địa hình xây dựng; thời tiết vùng núi phức tạp ảnh hưởng đến tiến độ thi công; tổng mức đầu tư lớn và mất nhiều thời gian cho việc xử lý hạ tầng xây dựng; kinh nghiệm của nhà phát triển dự án phải cực kỳ dày dạn và am hiểu địa phương; chưa kể yếu tố "nhất vị nhì hướng" cũng quyết định sự thành công của dự án…
Tuy nhiên, "sân chơi" càng ít thì sản phẩm càng trở nên có giá trị, nhất là khi tại Sa Pa, quỹ đất cho phát triển nghỉ dưỡng núi quá khan hiếm và vị trí tại từng dự án gần như độc tôn. Do vậy, dự án nghỉ dưỡng núi càng sở hữu vị trí đắc địa sẽ càng có được nhiều lợi thế vượt trội, kể cả về giá trị nghỉ dưỡng lẫn giá trị đầu tư…
Tính đến thời điểm này, Sa Pa đang thu hút nhiều nhà đầu tư lớn vào phân khúc bất động sản như Bitexco, Sun Group, Vingroup, Trường Giang Sa Pa Group… Tính riêng tại Sa Pa thì bên cạnh nhà đầu tư lớn Sun Group tập trung vào các dự án về khai thác du lịch thì Trường Giang Sa Pa tiên phong trong phát triển một quần thể nghỉ dưỡng núi đầu tiên tại Việt Nam. Đó là dự án Sapa Jade Hill.
Qua phân tích ở trên cho thấy, những thay đổi trong quản lý lĩnh vực thu hút đầu tư đã có tác động mạnh mẽ đến cải thiện môi trường đầu tư, là tiền đề rất quan trọng để Lào Cai thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác: Đứng đầu trong danh sách là các nhà đầu tư Trung Quốc với số lượng dự án và giá trị vốn đầu tư, dự án ít nhất cũng từ 130 tỷ đồng trở lên. Kế đến là nhà đầu tư Singapore, tuy chỉ có duy nhất 1 dự án xây dựng nhà máy Lux Fashion nhưng giá trị vốn đăng ký khá cao (3.767,2 tỷ đồng - chiếm 23,9% giá trị vốn FDI đăng ký toàn tỉnh Cụ thể như sau:
Bảng 3.6: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác đầu tư giai đoạn 2016 - 2018
STT Quốc gia Số dự án Vốn đăng ký (tỷ đồng)
1 Trung Quốc 6 9.501,10 2 Singapore 5 3.767,20 3 Hà Lan 5 7685,6 4 Hàn Quốc 3 431,9 5 Pháp 2 430 6 Nhật Bản 4 1.850 Tổng số 25 23.665,8
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai)
Qua bảng tổng hợp cho thấy, đối tác nước ngoài đầu tư vào Sa Pa tập trung chủ yếu là Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Hà Lan. Đây là những nhà đầu tư lớn và vẫn có triển vọng lớn trong tương lai nên trong chính sách đầu tư cần có những ưu đãi riêng với nhóm đối tác này.
3.3.2. Kết quả thu hút đầu tư thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DCI)
Để đánh giá kết quả thu hút đầu tư tại huyện Sa Pa, tác giả nghiên cứu 2 chỉ số cơ bản là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Lào Cai và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DCI) của Sa Pa. Trong đó Bộ chỉ số DCI là một trong những công cụ hữu hiệu giúp huyện Sa Pa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói riêng nâng cao hơn nữa chất lượng điều hành của chính quyền địa phương, tạo kênh thông tin tin cậy, rộng rãi và minh bạch để nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền địa phương, tạo sự cạnh tranh thi đua về chất lượng điều hành kinh tế giữa các sở, ngành, địa phương. Đồng thời, tạo thêm sức mạnh để cải thiện hình ảnh của huyện Sa Pa trong mắt các nhà đầu tư tiềm năng…Chỉ số DCI tốt sẽgóp phần tích cực vào cải thiện chỉ số PCI cấp tỉnh.
Năm 2017, PCI của Lào Cai đạt 63,49 điểm (tăng 1,17 điểm so với năm 2016), nằm trong nhóm rất tốt và xếp hạng 5/63 tỉnh, thành phố trong cả
nước. Trong 10 chỉ số thành phần PCI 2017, Lào Cai có 6 chỉ số tăng điểm (chi phí gia nhập thị trường, tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin, chi phí không chính thức, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý) và 4 chỉ số giảm điểm (tiếp cận đất đai và tính ổn định trong việc sử dụng đất, chi phí thời gian trong thực hiện các thủ tục hành chính, cạnh tranh bình đẳng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp). Đặc biệt, những năm qua, tỉnh đã có chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực, như thủ tục thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, xúc tiến đầu tư, thương mại.
Bên cạnh đó, chỉ số PAPI năm 2016 của tỉnh đạt 35,72/60 điểm, xếp thứ 32/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và thuộc nhóm đạt điểm trung bình cao. Trong đó, có các chỉ số thành phần ở mức thấp, như: Thủ tục hành chính công (5,34 điểm, xếp thứ 54/63 tỉnh, thành phố); kiểm soát tham nhũng trong khu vực công (5,34 điểm, xếp thứ 57/63 tỉnh, thành phố)...
Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI của tỉnh Lào Cai
Stt Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng(trên 63 tỉnh/thành) Nhóm điều hành * 1 2017 63,49 5 3 2 2018 64,98 11 3
(Nguồn: Sở KH & ĐT tỉnh Lào Cai) * Phân nhóm theo độ lệch chuẩn của điểm số PCI so với giá trị trung bình trong giai đoạn đánh giá (1: Rất tốt; 2: Tốt; 3: Khá; 4: Trung bình; 5: Tương đối thấp; 6: Thấp).
Tuy nhiên, năm 2018 Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Lào Cai xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố (giảm 06 bậc so với năm 2017) với 64,98 điểm đạt được (tăng 1,49 điểm so với năm 2017), trong đó có 05 chỉ số thành phần tăng điểm và 05 chỉ số thành phần giảm điểm. Tỉnh Lào Cai vẫn
duy trì được vị trí đứng đầu trong nhóm 14 tỉnh miền núi phía bắc.
Bảng 3.8: Kết quả 10 chỉ số thành phần PCI của Lào Cai năm 2018
STT Tên các chỉ số thành phần Điểm số 2017 2018 So sánh 2018 với 2017 Tăng Giảm I Các chỉ số tăng điểm 29.60 32.69 3.09 1 Tính năng động của chính quyền tỉnh 6.39 6.80 0.41 2 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 5.99 7.35 1.36 3 Đào tạo lao động 621 6.56 0.35 4 Chi phí không chính thức 5.35 5.57 0.22 5 Tiếp cận đất đai 5.66 6.41 0.75
II Các chỉ số giảm điểm 34.38 30.95 3.43
1 Gia nhập thị trường 8.65 7.37 1.28 2 Tính minh bạch 7.02 6.34 0.68 3 Chi phí thời gian 6.42 6.12 0.30 4 Cạnh tranh bình đẳng 5.43 4.80 0.63
5 Thiết chế pháp lý và An ninh
trật tự 6.86 6.32 0.54
(Nguồn: Sở KH & ĐT tỉnh Lào Cai)
Trước tình hình đó, UBND tỉnh Lào Cai quán triệt thời gian tới cần tăng cường hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, nhất là lĩnh vực đất đai, bảo hiểm xã hội, thuế,phí,lệ phí, xây dựng, quản lý thị trường; giảm gánh nặng cho doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra, thanh tra, giảm chi phí không chính thức; xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần doanh nghiệp được tiếp cận thông tin, các chính sách hỗ trợ, đất đai; có giải pháp phù hợp với nhóm doanh nhiệp nhỏ và siêu nhỏ; tăng cường công tác tham vấn doanh nghiệp, phát huy vai trò của các hội, hiệp hội doanh nghiệp tại tỉnh…
Trưởng Ban Chỉ đạo PCI tỉnh Lào Cai nêu rõ, mục tiêu hành động của chính quyền các cấp là đồng hành cùng doanh nghiệp, trao đổi, đối thoại, tháo
gỡ và giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Doanh nghiệp và người dân là đối tượng phục vụ, sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp chính là thước đo hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp. Qua DCI, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể đã đánh giá, cảm nhận khách quan, trung thực về năng lực của chính quyền cấp huyện, thành phố và các sở, ngành trên các khía cạnh điều hành kinh tế và tạo môi trường thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh tại địa phương. DCI không chỉ đưa ra các giải pháp giúp nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), còn đề xuất giải pháp chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại của các lĩnh vực được khảo sát.
Chỉ số DCI các năm tiếp theo tiếp tục vẫn sẽ là một giải pháp đột phá, thể hiện quyết tâm của chính quyền tỉnh trong việc cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thể hiện sự tôn trọng của chính quyền các cấp đối với tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp.
Kết quả chỉ số DCI huyện Sa Pa đạt 62,70 điểm thuộc nhóm điều hành tốt trong toàn tỉnh Lào Cai. Huyện Mường Khương và huyện Bảo Thắng thuộc nhóm điều hành khá. Riêng huyện Bảo Yên và huyện Si Ma Cai ở phân nhóm năng lực điều hành trung bình. Chi tiết được phản ánh trên hình 3.1.
Sự vươn lên của Tp. Lào Cai và Sa Pa trên bảng xếp hạng. BX Rất tốt Tốt Khá SMC MK BH LC BT SP BY VB 79.77 78.42 77.48 69.14 62.70 53.56 51.44 39.63 Tp. Lào Cai Văn Bàn Bắc Hà Bát Xát Sa Pa Mường Khương Bảo Thắng Bảo Yên
Hình 3.1: Kết quả chỉ tiêu DCI của Lào Cai năm 2018
(Nguồn: Sở KH & ĐT tỉnh Lào Cai)
3.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về thu hút nguồn vốn đầu tư tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
* Tổ chức bộ máy quản lý đầu tư
Bộ máy quản lý Nhà nước về đầu tư tại Lào Cai được tổ chức từ cấp tỉnh đến huyện. Cấp tỉnh: Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
Cấp huyện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện
thực hiện quản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước vệ sinh môi trường đô thị, công viên, cây xanh, chiếu sáng, rác thải, bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện.
* Chất lượng cán bộ, công chức
Việc bố trí cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý về thu hút đầu tư còn mang tính kiêm nhiệm, cán bộ thường xuyên luân chuyển vị trí công tác nên phần nào đã tác động không tốt đến hiệu quả công việc. Việc tổ chức các lớp học, khóa đào tạo hàng năm cho cán bộ được giao nhiệm vụ tại các bộ phận chưa được triển khai thường xuyên, liên tục nên kiến thức, kỹ năng giải quyết các thủ tục của một số cán bộ, công chức còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
* Các nguồn lực và tiềm năng phát triển
Với những đặc điểm riêng về vị trí địa lý, khí hậu, phong cảnh, văn hóa, trong những năm qua, du lịch Sa Pa đã có sự phát triển nhanh chóng, góp phần to lớn vào tăng trưởng kinh tế của huyện. Được đánh giá là một trong những địa phương có tiềm năng du lịch rất lớn ở phía Bắc. Sa Pa còn là trung