6. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Đối với Trung ương
a) Sửa đổi đồng bộ hệ thống Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp theo hướng đảm bảo tính ổn định, công khai minh bạch, chấm dứt tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật với nhau, giữa luật với Nghị định của Chính phủ. Cụ thể, Luật đầu tư có một số quy định chưa tương thích và trùng lặp với: (i) Pháp luật thương mại về dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại; (ii) Pháp luật về xây dựng và kinh doanh bất động sản liên quan đến thẩm quyền chấp thuận dự án, quy trình, thủ tục thực hiện, điều kiện và thủ tục chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án kinh doanh bất động sản, nhà ở, đô thị; (iii) Pháp luật đất đai về thời hạn sử dụng đất và thời hạn dự án đầu tư,...
b) Sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư: Cần rà soát các ưu đãi đầu tư trong văn bản pháp luật để quy định hệ thống ưu đãi mới, phù hợp với nhu cầu và đòi hỏi của nhà đầu tư trong tình hình mới, phù hợp với kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt trong việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ hiện đại,
giáo dục đào tạo. Hoàn thiện các quy định về lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư, quy định thống nhất về danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư làm cơ sở áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuê xuất nhập khẩu,...
c) Sửa đổi quy định ưu đãi đầu tư giành cho lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Theo các quy định hiện nay (Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ; Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phát triển ưu tiên) thì các chính sách ưu đãi không có gì hấp dẫn các nhà đầu tư, gần như chỉ dẫn chiếu đến các văn bản pháp luật về thuế, đất đai… hiện hành. Trong khi tại các văn bản quy định ưu đãi về thuế, đất đai không có điều khoản nào quy định về cơ chế ưu đãi riêng cho lĩnh vực đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ.
d) Về xúc tiến đầu tư:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phát huy vai trò điều phối và phối hợp với các địa phương trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược xúc tiến đầu tư tổng thể cho quốc gia, cho từng vùng và từng địa phương đạt hiệu quả;
- Sớm thống nhất mô hình xúc tiến đầu tư trong cả nước (hiện nay mô hình tổ chức Cơ quan xúc tiến đầu tư hiện nay ở các địa phương đang tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau; tùy thuộc vào quan điểm chỉ đạo của Lãnh đạo và điều kiện cụ thể từng địa phương.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện, công tác thu hút đầu tư tại huyện Sa Pa đã đạt được những kết quả nhất định:
Thư nhất: Nghiên cứu thực trạng cho thấy tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Sa Pa nói riêng thực hiện tương đối tốt công tác quản lý Nhà nước về thu hút vốn đầu tư, từ việc ban hành chính sách, xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy quản lý đến thanh kiểm tra. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước quan tâm, đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội và thực hiện đầu tư trên địa bàn, số lượng và quy mô dự án tăng dần qua các năm. Trong đó, có một số dự án lớn, giải quyết nhiều việc làm cho lao động, tăng thu ngân sách, góp phần chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn huyện. Tổng vốn đầu tư vào Sa Pa liên tục tăng lên trong giai đoạn 2016 - 2018. Năm 2016, huyện Sa Pa thu hút được 13.260,2 tỷ đồng. Năm 2017, thu hút được 30.915,7 tỷ đồng, tăng 17.655,5 tỷ đồng, ứng với tăng 133,1% so với năm 2016. Năm 2018, huyện thu hút được 36.382,2 tỷ đồng, tăng 5.466,5 tỷ đồng, ứng với tăng 17,7% so với năm 2017.
Thứ hai: Qua phân tích thực trạng đã xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động Quản lý Nhà nước về thu hút nguồn vốn đầu tư tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai như tổ chức bộ máy quản lý đầu tư, chất lượng cán bộ, công chức, các nguồn lực và tiềm năng phát triển, tình hình chính trị xã hội, tình hình kinh tế, chính sách khuyến khích đầu tư.
Thứ ba: Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một sô giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai gồm: Tăng cường công tác chỉ đạo, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, đặc biệt là cải cách hành chính có hiệu quả thuyết phục; Nhóm giải pháp về quy hoạch, cơ chế,
chính sách; Nhóm giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư; Phát triển cơ sở hạ tầng; Nhóm giải pháp về hỗ trợ nhà đầu tư; Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư; Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý Nhà nước về thu hút đầu tư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2000) Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
2. http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/18707
3. http://giadinhvaphapluat.vn/yen-dung-bac-giang-day-manh-thu-hut-dau- tu-phat-trien-du-lich-p64841.html
4. https://skhdt.bacgiang.gov.vn/ 5. Luật Đấu thầu 2013
6. Luật đầu tư 2014
7. Nguyễn Thị Giang (2010) Thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực đồng bằng Sông Cửu Long” Luận án tiến sĩ – Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Hữu Hải (2014), Cơ sở lý luận và thực tiễn về hành chính quốc gia nhà nước. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
9. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2012), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
10.Sở Kế hoạch và đầu tư Lào Cai (2018), Báo cáo đánh giá tình hình thu hút đầu tư giai đoạn 2012-2017, phương án triển khai trong thời gian tới.
11.Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, Báo cáo Tổng kết công tác năm 2016 và chương trình công tác năm 2017.
12.Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, Báo cáo Tổng kết công tác năm 2017 và chương trình công tác năm 2018.
13.Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, Báo cáo Tổng kết công tác năm 2018 và chương trình công tác năm 2019.
14.Trần Quang Lâm (2004) “Xu thế biến đổi kinh tế toàn cầu trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 39,
40 ra ngày 25/11 và 2/12, Hà Nội
15.Trương Đoàn Thể (2004), Hoàn thiện quản lý nhà nước các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16.UBND huyện Sa Pa (2015), Quyết định 2284/QĐ-UBND tỉnh Lào Cai ngày 24 tháng 7 năm 2015 về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
17.UBND huyện Sa Pa (2017), Báo cáo Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng năm 2016; Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2017.
18.UBND huyện Sa Pa (2018), Báo cáo Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng năm 2017; Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2018.
19.UBND huyện Sa Pa (2019), Báo cáo Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng năm 2018; Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2019.
20.Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Lào Cai năm
2016, năm 2017 và năm 2018.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ
Những thông tin này nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài “Quản lý Nhà nước về thu hút đầu tư tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”. Tôi cam kết các thông tin cá nhân của Quý vị sẽ hoàn toàn được giữ bí mật và không cung cấp cho bất kỳ ai. Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý vị. Xin chân thành cảm ơn!
I. Thông tin về người được lấy ý kiến
1. Họ và tên:……… 2. Địa chỉ:……….………… II. Nội dung lấy ý kiến
1. Đánh giá của doanh nghiệp đối với CCHC trong lĩnh vực thu hút đầu tư
Quý vị hãy cho biết ý kiến của mình về các nội dung dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó: “1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý”.
STT Nội dung lấy ý kiến Khoanh tròn 1 lựa
chọn phù hợp nhất
1 Thái độ của cán bộ hành chính tốt 1 2 3 4 5 2 Các thủ tục hành chính làm khó doanh nghiệp 1 2 3 4 5 3 Nội dung công khai thủ tục hành chính đầy đủ 1 2 3 4 5 4 Nội dung công khai thủ tục hành chính dễ hiểu 1 2 3 4 5 5 Nội dung công khai thủ tục hành chính được cập nhật 1 2 3 4 5 6 Quy trình giải quyết thủ tục hành chính đơn giản 1 2 3 4 5 7 Văn phòng một cửa đem lại thuận lợi cho doanh nghiệp 1 2 3 4 5 8 Thời gian giải quyết thủ tục hành chính giảm nhiều 1 2 3 4 5 9 Doanh nghiệp không mất chi phí không chính thức 1 2 3 4 5 10 Cán bộ văn phòng một cửa làm việc nhiệt tình, hiệu quả 1 2 3 4 5 11 Các trang thiết bị phục vụ công việc đáp ứng tốt 1 2 3 4 5
2. Đánh giá mức độ hài lòng của DN với CCHC trong lĩnh vực thu hút đầu tư
Quý vị hãy cho biết ý kiến của mình về các nội dung dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó: “1: Rất không hài lòng; 2: Không hài lòng; 3: Phân vân; 4: Hài lòng; 5: Rất hài lòng”.
STT Nội dung lấy ý kiến Khoanh tròn 1 lựa
chọn phù hợp nhất
1 Thông qua văn phòng một cửa, khó khăn được giải quyết 1 2 3 4 5 2 Mức độ hài lòng của doanh nghiệp với kết quả CCHC 1 2 3 4 5 3 Mức độ hài lòng của DN với công tác tổ chức tiếp đón 1 2 3 4 5 4 Mức độ hài lòng của DN với kết quả giải quyết TTHC 1 2 3 4 5 5 Mức độ hài lòng của DN với mức độ công khai TTHC 1 2 3 4 5 6 Mức độ hài lòng đối với việc hiện đại hoá nền hành chính 1 2 3 4 5 7 Mức độ hài lòng đối với thời gian chờ đợi làm TTHC 1 2 3 4 5