Công tác Xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch cụ thể theo từng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư tại huyện sapa tỉnh lào cai (Trang 65)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Công tác Xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch cụ thể theo từng

ngành, từng sản phẩm, từng địa phương

3.2.2.1. Công tác quy hoạch

Trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018, Huyện đã có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện.

Đối với quy hoạch ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện gồm: Quy hoạch về ngành Công nghiệp; Quy hoạch về ngành Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; Quy hoạch về ngành Du lịch; Quy hoạch ngành Tài nguyên - Môi trường; Quy

hoạch Xây dựng và phát triển đô thị; Quy hoạch về ngành Thương mại, dịch vụ; Quy hoạch ngành Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh; Quy hoạch ngành Tài chính- Xây dựng. Điển hình như: Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị huyện Sa Pa; Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đô thị du lịch Sa Pa đến năm 2030; Quy hoạch chi tiết Quần thể du lịch văn hóa, dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí, khách sạn Fansipan Sa Pa; quy hoạch chi tiết Khu trung tâm hành chính mới huyện Sa Pa; quy hoạch chi tiết Khu dự phòng Tây Bắc thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa; Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới Đông Bắc... đã được phê duyệt là cơ sở quan trọng để mở rộng đô thị, để báo cáo trung ương, tỉnh bố trí vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp. Ngoài ra, huyện cũng đã tổ chức quy hoạch, sắp xếp điểm bán hàng tập trung cho người dân địa phương tại một số khu vực, củng cố du lịch cộng đồng, kiện toàn ban quản lý du lịch cộng đồng tại các xã Lao Chải, Tả Phìn, Tả Van, Bản Hồ. Hiện nay, huyện cũng đang tập trung xây dựng hệ thống biển báo, bản đồ hướng dẫn du khách và quảng bá du lịch nhằm thu hút khách du lịch đến thăm bản, làng.

Giai đoạn 2016 – 2018 huyện Sa Pa tập trung ưu tiên vào 14 dự án trọng điểm với tổng nguồn vốn huy động là 1.534 tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu phát triển hạ tầng giao thông để phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh, tập trung vào phát triển lợi thế du lịch và nông nghiệp công nghệ cao.

3.2.2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Xác định du lịch là ngành kinh tế “mũi nhọn” của địa phương, thời gian qua, huyện Sa Pa đã không ngừng đầu tư cải tạo cảnh quan môi trường, xây dựng những tuyến, điểm du lịch mới để phục vụ và thu hút du khách. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2016-2018 đạt 21.017 tỷ đồng, đã lập xong quy hoạch chi tiết cho 12 khu trên địa bàn thị trấn và quy hoạch chi tiết trung tâm xã, mở rộng diện tích đô thị Sa

Pa gấp 2 lần với 4.637 ha. Diện mạo đô thị Sa Pa ngày càng văn minh hiện đại.

Bảng 3.3: Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực của huyện Sa Pa giai đoạn 2016-2018 ĐVT: Tỷ đồng Vốn đầu tư 2016 2017 2018 Vốn đầu cấu (%) Vốn đầu cấu (%) Vốn đầu cấu (%) Xây dựng đô thị 2.789,90 21,04 5.719,40 18,50 2.870,56 7,89 Công nghiệp 509,18 3,84 1.317,01 4,26 1.575,35 4,33 Thương mại – Du lịch 7.916,22 59,70 19.631,47 63,50 7.806,92 76,43 Nông lâm ngư

nghiệp 1.474,51 11,12 3.246,15 10,50 3.128,87 8,60 Văn hóa – y tế - giáo

dục 570,18 4,30 1.001,67 3,24 1.000,51 2,75 Tổng 13.260,2 100 30.915,7 100 36.382,2 100

(Nguồn: Sở KH & ĐT Lào Cai)

Các dự án tập trung nhiều nhất vào ngành thương mại dịch vụ cả về số lượng và giá trị vốn đầu tư chiếm 76,43% tổng giá trị. Kế đến là ngành nông nghiệp với vốn đầu tư chiếm 8,6% chủ yếu là các dự án khu sản xuất nông nghiệp chất lượng cao tạo ra các sản phẩm đặc trưng của Sa Pa như cá hồi, cá tầm, hoa quả,.... Đứng thứ 3 là dự án đầu tư xây dựng đô thị của Sa Pa nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển phục vụ cho du lịch phát triển, từ đó tạo sự tin tưởng từ các nhà đầu tư.

Đặc biệt, hệ thống đường giao thông ngày một đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận chuyển du lịch. Bên cạnh đó, việc đầu tư, nâng cấp các tuyến đường du lịch thuộc huyện Sa Pa, hoàn thành tuyến đường Vi-ô-lét thuộc thị trấn Sa Pa, tiếp tục thi công các tuyến đường du lịch Bản Cát Cát dài 15km… từ nguồn vốn ngân sách và hạ tầng du lịch quốc gia, qua đó thúc đẩy hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái phát triển mạnh hơn nữa.

Việc thu hút đầu tư cơ sở vật chất chuyên ngành phục vụ du lịch cũng được quan tâm thích đáng. Hiện tại địa phương đã thu hút hơn 10 dự án đầu tư vào hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, tập trung chủ yếu trên địa bàn trung tâm huyện Sa Pa, mỗi dự án có vốn đầu tư từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng, trong đó có các nhà đầu tư lớn như: Tổng công ty Du lịch Sài Gòn TNHH một thành viên (Saigontourist); Công ty Cổ phần Đầu tư Indochina; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Cao su Việt Nam… Số dự án trong lĩnh vực khách sạn ngày càng gia tăng với nhiều cơ sở lưu trú cao cấp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Tính chung đến nay, Sa Pa đã có 320 cơ sở lưu trú với trên 3.000 phòng phục vụ du khách; trong đó, có 80 cơ sở đạt chất lượng từ 1 – 4 sao, ngoài ra còn có 100 nhà nghỉ lưu trú tại gia ở các thôn bản phát triển du lịch cộng đồng. Điều đó chứng tỏ sự thu hút đầu tư vào hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng mạnh mẽ.

Để đáp ứng nhu cầu du lịch đang gia tăng mạnh mẽ, Sa Pa đã và đang gấp rút xây dựng hạ tầng đồng bộ Tuyến đường cao tốc Lào Cai - Sa Pa, dự kiến chính thức đi vào hoạt động từ quý 1-2019, tuy nhiên do nhiều khó khăn trong quá trình triển khai nên hiện dự án chưa hoàn thành.

Bên cạnh đó, tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Sapa cũng đã được chấp thuận đầu tư. Đặc biệt, khi cảng hàng không Lào Cai đi vào hoạt động (dự kiến năm 2020) sẽ mở ra một cánh cửa mới đưa khách du lịch khu vực miền Trung, miền Nam và khách du lịch quốc tế tới Lào Cai - Sa Pa.

Ngoài ra, hàng loạt dự án trọng điểm phát triển đô thị và du lịch Sa Pa trong giai đoạn 2017-2020 cũng đang được triển khai, gồm: Dự án xây dựng Trung tâm hành chính mới huyện Sa Pa, Dự án tổ hợp dịch vụ cao cấp Khu trung tâm Sa Pa, Dự án Công viên văn hóa Mường Hoa, Dự án Khu đô thị mới đông bắc Sa Pa... Các dự án này khi đi vào hoạt động sẽ thay đổi hoàn toàn bộ mặt hạ tầng Sa Pa.

Đặc biệt, vào đầu tháng 5/2017, HĐND tỉnh Lào Cai đã thông qua Nghị quyết nâng cấp huyện Sa Pa thành thị xã Sa Pa, nhằm xây dựng Sa Pa không chỉ là khu du lịch quốc gia mà phấn đấu trở thành khu du lịch quốc tế.

Đối với các nhà đầu tư, thông tin này càng đẩy mạnh quyết định "xuống tiền" nhanh chóng vào các dự án bất động sản Sa Pa, nhằm "đi trước đón đầu" trước khi giá trị của vùng đất này được đẩy lên cao.

Một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của ngành công nghiệp “không khói” là có hạ tầng du lịch đảm bảo đáp ứng nhu cầu của du khách. Thời gian qua địa phương đã huy động mọi nguồn lực để đầu tư thích đáng vào lĩnh vực này, tuy nhiên điều đáng quan tâm là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và hạ tầng du lịch quốc gia để xây dựng hạ tầng du lịch vẫn còn hạn chế, giai đoạn 2013-2018 chỉ đạt 28,3 tỷ đồng, chiếm 7% so tổng nguồn vốn; các nguồn đầu tư cho hạ tầng du lịch chủ yếu từ nguồn vốn xã hội hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài và của cơ quan phát triển Pháp (AFD). Bên cạnh đó, một số tuyến đường giao thông tới các tuyến, điểm du lịch trọng điểm đã xuống cấp, nhất là các tuyến Sa Pa – Tả Phìn, Sa Pa – Bản Hồ; thiếu các trạm dừng chân, ngắm cảnh, điểm trưng bày và bán sản phẩm du lịch trên tuyến đường du lịch Lào Cai – Sa Pa.

Yếu tố quyết định quan trọng để kinh tế du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương vẫn là hạ tầng du lịch. Do đó, thời gian tới, các cấp có thẩm quyền cần quan tâm huy động mọi nguồn lực để tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng du lịch tại các địa bàn trọng điểm du lịch, tạo điều kiện thuận lợi lớn nhất về công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư du lịch đã được cấp phép tại Sa Pa.

3.2.3. Công tác truyền thông và xúc tiến, hỗ trợ đầu tư

3.2.3.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng

Các cơ quan thông tin tuyên truyền như: Báo Lào Cai, Đài phát thanh, đài Truyền hình của Tỉnh, đài phát thanh truyền hình huyện Sa Pa thường

xuyên dành thời lượng thích hợp, có chuyên mục tuyên truyền về chủ trương, Nghị quyết thu hút đầu tư của huyện. Đặc biệt, với lợi thế tiềm năng du lịch lớn, Sa Pa được báo chí trong và ngoài nước, các website du lịch,... đăng tin liên tục, đây là lợi thế cực lớn trong công tác tuyên truyền để thu hút đầu tư vào Sa pa.

Năm 2017 Sa Pa đã ban hành kế hoạch truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch đến năm 2020. Hoạt động truyền thông, quảng bá sẽ đẩy mạnh, tăng cường qua nhiều phương pháp đa đạng như: quảng bá trên đài truyền hình, trên báo trung ương, trên website; Phát triển các tiện ích quảng bá du lịch trên các thiết bị cầm tay: Điện thoại di động, máy tính bảng; Tuyên truyền, quảng bá trên hệ thống biển quảng cáo tấm lớn; Xây dựng bộ công cụ nhận diện thương hiệu du lịch Sa pa; tổ chức đoàn xúc tiến du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, đoàn cơ quan báo chí truyền thông trong và ngoài nước đến huyện khảo sát điểm đến, dịch vụ và sản phẩm du lịch; Tổ chức xúc tiến du lịch và giới thiệu điểm đến, tổ chức các gian hàng hội chợ trong và ngoài nước... Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm trọng điểm, hiệu quả thiết thực, xác định rõ đối tượng truyền thông, nhằm thu hút khách du lịch từ các thị trường truyền thống và mở rộng các thị trường mới tiềm năng, chú trọng thị trường quốc tế và nội địa có khả năng chi trả cao.

Thông qua đó đã phản ánh những điển hình tốt, những thuận lợi, khó khăn và những vướng mắc trong quá trình triển khai dự án đầu tư. Đồng thời, chỉ ra những yếu kém và hạn chế trong hoạt động QLNN của hệ thống chính trị.

Từ đó đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về thu hút vốn đầu tư.

3.2.3.2. Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư

UBND huyện tổ chức và tham gia nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư lớn có tính chất vùng và quốc gia, như: Tổ chức buổi Gặp mặt đầu Xuân hàng năm giữa lãnh đạo huyện với các doanh nghiệp; tham gia nhiều Hội nghị Xúc

tiến đầu tư và quảng bá du lịch tỉnh Lào Cai, Hội chợ Thương mại Quốc tế miền Bắc và hội chợ nhiều tỉnh trong cả nước như Hà Nội, Quảng Ninh...; hàng năm tổ chức tốt hội nghị doanh nghiệp, tổ chức các hội chợ thương mại để quảng bá giới thiệu các sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp.

Hàng năm phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, báo Đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Đài truyền hình Việt Nam, VTC, truyền hình cáp đăng các bài viết có nội dung quản bá hình ảnh, tiềm năng và cơ hội đầu tư của huyện. Thường cung cấp các thông tin về tình hình kinh tế xã hội cho trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc, Công ty kết nối đầu tư và phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam... để cung cấp kịp thời cho các nhà đầu tư nhất là đầu tư nước ngoài.

Hàng năm phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư, xây dựng tờ rơi, đĩa VCD, DVD tiềm năng và cơ hội đầu tư phục vụ cho công tác xúc tiến và kêu gọi đầu tư. Đơn giản hóa thủ tục đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư nhanh gọn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư... Phối hợp với trung tâm xúc tiến đầu tư, các trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch của các tỉnh để tăng cường quảng bá, kêu gọi đầu tư.

- Công tác vận động xúc tiến đầu tư được đa dạng hóa và đổi mới về hình thức và chú trọng chiều sâu, có sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Huyện ủy và UBND huyện cùng với sự vào cuộc của các ngành, các cấp.

Chất lượng các hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng được nâng cao thông qua việc xây dựng và vận hành trang thông tin xúc tiến đầu tư bằng 4 ngôn ngữ (Việt, Anh, Nhật, Hàn), tổ chức thành công nhiều sự kiện xúc tiến đầu tư quan trọng như Hội nghị XTĐT, gặp mặt nhà đầu tư đầu Xuân, Xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Anh Quốc; Hội nghị XTĐT Hàn Quốc v.v.. tập trung vào các đối tác trọng điểm, có chiều sâu; kết hợp nhiều hình thức xúc tiến tại chỗ, trong và ngoài nước. Đặc biệt là đã gắn kết, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến đầu tư Trung ương, các cơ quan, tổ chức nước ngoài và các ban,

ngành trong tỉnh. Đã tiếp xúc và làm việc với tổ chức, đối tác quan trọng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,...

Tổ chức Đoàn công tác của lãnh đạo Huyện đi làm việc với với các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang...để gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác phát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư.

Tổ chức gặp mặt, đối thoại giữa lãnh đạo huyện với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đang có dự án trên địa bàn tỉnh hàng năm để tiếp thu ý kiến, xử lí, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Đặc biệt, đã tổ chức thực hiện các cuộc đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo từng chuyên đề như bất động sản, các dự án của các nhà đầu tư Hàn Quốc,...

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về tiềm năng, cơ hội đầu tư của tỉnh trên các Báo, đài trung ương và địa phương. Chủ động xây dựng các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước; Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh thực hiện chuyên mục “Nhịp cầu đầu tư” hàng tháng, phát sóng vào tối chủ nhật, tuần thứ 2 hàng tháng; phối hợp với Báo Lào Cai thực hiện chuyên trang “Dành cho nhà đầu tư”, phát hành vào thứ 6, tuần thứ 2 hàng tháng.

Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư ngoài NSNN đóng vai trò hết sức quan trọng, bổ sung nguồn lực đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế. Nhiều nhà đầu tư có đủ năng lực, nhiều dự án có quy mô lớn, tính khả thi cao, có tính chất thúc đẩy nhiều ngành cùng phát triển, hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đảm bảo các tiêu chí như đóng góp thu ngân sách, giải quyết an sinh xã hội, tạo ra nhiều giá trị gia tăng để duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Các dự án đưa vào sản xuất kinh doanh đã góp phần quan trọng đưa Sa Pa từ một huyện thuần nông trở thành huyện có du lịch phát triển.

3.2.4. Công tác quản lý điều hành của các cấp chính quyền địa phương

3.2.4.1. Cải cách thủ tục hành chính

nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa trong tiến trình thực hiện CCHC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư tại huyện sapa tỉnh lào cai (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)