Tình hình sử dụng lao động tại khách sạn.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn Công đoàn Hồ Núi Cốc (Trang 42 - 44)

II. Phân loại theo tính chất công việc

2. Lao động gián tiếp 230 93.88 238 94.0 78 3

2.2.3. Tình hình sử dụng lao động tại khách sạn.

Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động là đánh giá trình độ sử dụng tiềm năng lao động theo chiều rộng, tính hợp lý của chế độ công tác ảnh hưởng của việc tận dụng thời gian lao động đến khối lượng sản phẩm sản xuất, đánh giá tình trạng kỹ thuật lao động. Đối với khách sạn công đoàn Hồ Núi Cốc tình hình sử dụng thời gian lao động như sau:

- Nghỉ phép, nghỉ lễ, tết: Nhân viên được nghỉ lễ và tết theo quy định

của Bộ luật lao động. Nhưng do tính chất công việc của ngành, khách sạn cũng khuyến khích nhân viên làm vào những ngày lễ, thay phiên nhau làm ngày tết và lương của những ngày này được tính là 200% lương cơ bản.

- Nghỉ ốm thai sản: Nhân viên khách sạn được nghỉ ốm 3 ngày trong

năm mà vẫn được hưởng lương. Trong thời gian nghỉ thai sản ngoài thời gian nghỉ là 04 tháng với chế độ bảo hiểm đúng quy định, nhân viên còn được hưởng thêm 01 tháng lương cơ bản do Bảo hiểm xã hội chi trả (dành cho đối tượng đóng bảo hiểm).

- Điều kiện làm việc: Nhân viên khách sạn được làm việc trong điều

kiện tốt, trang bị đầy đủ các phương tiện lao động cần thiết, để nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình.

Việc sắp xếp công việc tốt cho người lao động đồng nghĩa với việc xây dựng được mối quan hệ tốt giữa các bộ phận trong khách sạn. Với số lượng lao động là 253 người thì việc sử dụng, bố trí,sắp xếp nhân lực trong khách sạn được bố trí phân công cho từng bộ phận như sau:

Người lao động thuộc khối văn phòng làm việc theo giờ hành chính theo quy định của cơ quan nhà nước. Buổi sáng từ 7h30 đến 11h30, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 và làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.

Trong trường hợp đặc biệt tùy theo tình hình mà các nhân viên trong khối này có thể làm việc vào các ngày thứ 7, chủ nhật, các ngày lễ tết, nhưng trưởng phòng phải đảm bảo cho họ được nghỉ bình quân mỗi tháng 6 ngày

Giám đốc khách sạn và các trưởng bộ phận phải thay phiên nhau cắt cử trực đến 23h mỗi ngày. Trong ca trực họ phải đứng ra giải quyết các vấn đề phát sinh, giám sát hoạt động của khách sạn.

Đối với khối kinh doanh:

Do đặc điểm riêng mà chỉ có ở ngành khách sạn là phục vụ 24/24 giờ trong ngày, do vậy khách sạn đã chia thời gian lao động làm 3 ca trong một ngày.

Ca 1: từ 6h-14h Ca 2: từ 14h-22h

Ca 3: từ 22h-6h sáng hôm sau

Thời gian theo ca này được áp dụng đối với các bộ phận buồng, lễ tân, bảo vệ, sửa chữa… vì đây là những bộ phận nhằm duy trì hoạt động liên tục của khách sạn. Riêng đối với bộ phận nhà hàng mà bao gồm bàn và bếp và bộ phận phục vụ hội nghị , hội thảo thì khách sạn thường sắp xếp lao động làm việc theo hai ca là:

Ca 2: từ 14h-22h

Trong trường hợp mà những hôm khách sạn có tiệc lớn hay có cả ba hội nghị thì số lao động của hai ca được gộp lại để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc, nhằm giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.

Đối với những bộ phận nhận khoán theo những khối lượng công việc, định mức lao động, đã làm việc đủ 8h /ngày nhưng chưa hoàn thành công việc được giao thì phải làm thêm giờ, nhưng không vượt quá 4h/ ngày.

Như vậy quy định về thời gian làm việc trong khách sạn là khá chặt chẽ. Mọi nhân viên đều phải tuân thủ đúng giờ làm việc bất kể là người quản lý hay nhân viên. Do đó khiến cho khách sạn tận dụng được lao động mà không phải tăng thêm số lượng lao động khi khối lượng công việc nhiều.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn Công đoàn Hồ Núi Cốc (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w