Phân loại chi phí của khách sạn trong hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn Công đoàn Hồ Núi Cốc (Trang 49 - 52)

II. Phân loại theo tính chất công việc

2.3.1.Phân loại chi phí của khách sạn trong hoạt động kinh doanh

2. Lao động gián tiếp 230 93.88 238 94.0 78 3

2.3.1.Phân loại chi phí của khách sạn trong hoạt động kinh doanh

Chi phí kinh doanh của khách sạn được hiểu là toàn bộ các chi phí mà khách sạn phải bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

bao gòm chi phí về đối tượng lao động, tư liệu lao động, thù lao lao động và các chi phí bằng tiền khác. Việc phân loại chi phí rất quan trọng, phản ánh được công tác kiểm soát tài chính và giúp cho quá trình xây dựng kế hoạch chi phí cho khách sạn một cách hợp lý. Lượng chi phí nhiều hay ít còn phụ thuộc vào quy mô, khối lượng công việc, tổ chức lao động, đặc điểm tiêu dùng của thị trường mục tiêu, tính hoàn thiện trong công tác quản lý và thực hành chính sách tiết kiệm của khách sạn. Ngoài ra việc xác định chi phí cần phải làm rõ và xếp chúng thành hai nhóm chính là chi phí cố định và chi phí biến đổi.

Vì đặc thù trong ngành kinh doanh khách sạn thì chi phí cho hoạt động kinh doanh khách sạn chia thành ba nhóm chủ yếu là chi phí cho kinh doanh lưu trú, chi phí cho kinh doanh ăn uống và chi phí cho kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác.

Chỉ tiêu tổng quát về chi phí của khách sạn. TC = C1 + C2 + C3

Trong đó: TC là tổng chi phí kinh doanh của khách sạn. C1 là chi phí cho kinh doanh lưu trú.

C2 là chi phí kinh doanh ăn uống.

C3 là chi phí kinh doanh các dịch vụ bổ sung.

- Chi phí cho kinh doanh ăn uống bao gồm tất cả các chi phí để thực hiện dịch vụ lưu trú cho khách. C1 bao gồm chi phí cố định cho kinh doanh lưu trú( khấu hao buồng phòng, khấu hao các trang thiết bị trong và ngoài phòng…) và chi phí thường xuyên cho kinh doanh lưu trú( chi phí điện nước cho phòng và cho khách sạn, chi phí lao động buồng phòng…).

- Chi phí cho kinh doanh ăn uống gồm các chi phí để thục hiện dịch vụ ăn uống của khách. C2 gồm chi phí cố định cho kinh doanh ăn uống( khấu hao các trang thiết bị nhà bếp, chi phí quản lý bếp..) và chi phí thường xuyên

cho kinh doanh ăn uống( chi phí cho lao động bếp, chi phí nguyên vật liệu làm bếp, chi phí điện nước…).

- Chi phí cho kinh doanh các dịch vụ bổ sung gồm tất cả các chi phí để thực hiện các dịch vụ bổ sung cho khách. C3 gồm các chi phí cố định( chi phí cho các trang thiết bi cho dịch vụ bổ sung như khấu hao phòng hội thảo, khấu hao dàn máy karaoke, các công trình vui chơi giải trí, các hang động…) và chi phí thường xuyên cho kinh doanh các dịch vụ bổ sung cho khách( lương lao động, chi phí dịch vụ thêm…).

Ngoài ra công ty cổ phần khách sạn du lịch Hồ Núi Cốc cũng chia chi phí của doanh nghiệp theo các khoản mục:

- Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất gồm 3 khoản mục chủ yếu

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm: Cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị trong khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, xe cho thuê…

 Chi phí nhân công trực tiếp gồm: : Bao gồm toàn bộ tiền lương chính, lương các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT của các nhân viên tham gia trực tiếp tạo ra sản phẩm của công ty cổ phần khách sạn du lịch Hồ Núi Cốc.

 Chi phí sản xuất chung: Lương nhân viên quản lý, khoản trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của mỗi nhân viên, khấu hao TSCĐ, chi phí đi vay… - Chi phí ngoài sản xuất

 Chi phí bán hàng: Chi phí vận chuyển, chi phí quảng cáo, chi phí hoa hồng….

 Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động khác của công ty.

Bảng 2.11: Chi phí của khách sạn

STT Các khoản chi Năm

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn Công đoàn Hồ Núi Cốc (Trang 49 - 52)