5. Kết cấu luận văn
1.2.6. Khả năng thu hút nguồn lực
Khả năng thu hút nguồn lực không chỉ nhằm bảo đảm điều kiện cho hoạt động sản xuất - kinh doanh được tiến hành bình thường, mà còn thể hiện năng lực canh tranh thu hút đầu vào của doanh nghiệp. Nhờ việc thu hút các đầu vào có chất lượng cao như nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao, công nghệ hiện đại, vật tư - nguyên liệu, nguồn vốn... mà doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng, năng suất và hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Đây là một tiền để nhằm bảo đảm nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn.
1.2.7. Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp
Cạnh tranh trong điều kiện hiện nay không hoàn toàn đồng nghĩa với tiêu diệt lẫn nhau mà đặt trong sự liên kết và hợp tác để cạnh tranh cao hơn. Do vậy, khả năng liên kết, hợp tác được coi là tiền đề cho hoạt động kinh doanh hiệu quả, đồng thời đây cũng là một tiêu chí định tính của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong điều kiện của Việt Nam, các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ thì việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa lớn để tồn tại và phát triển kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiêu chí này thể hiện qua số lượng và chất lượng các mối quan hệ với các đối tác, các liên doanh, hệ thống mạng lưới kinh doanh theo lãnh thổ.
1.3. Kinh nghiệm nâng cao NLCT và bài học kinh nghiệm cho Công ty TNHH Nam Long ở khu công nghiệp Phú Lâm, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành giấy trong nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Công ty giấy Bãi Bằng
Để cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước, gần nhất là các nước trong khối ASEAN, công ty giấy Bãi Bằng luôn quan tâm tới chất lượng sản phẩm. Họ coi chất lượng sản phẩm luôn là thước đo quan trọng nhất. Và hiện nay họ đã áp dụng bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng ISO 9002 trong sản xuất và nó đảm bảo cạnh tranh hơn các công ty trong nước như Tân Mai, Việt Trì, Đồng Nai…Bên cạnh việt nâng cao chất lượng sản phẩm giấy, công ty giấy Bãi Bằng đã chú ý tới chiến lược truyền thông, đảm bảo hệ thống kênh phân phối rộng khắp, nhiều cấp, có đặt đại lý ở các vùng trong cả nước. Một kinh nghiệm của công ty này đã chỉ ra là lấy tiêu chí chất lượng sản phẩm để giảm chi phí marketing [9].
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần Tập Đoàn Tân Mai trong việc nâng cao năng lực trạnh tranh trên thị trường nội địa
Luôn ý thức được cần đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách nhanh nhất, công ty chủ động nghiên cứu thị trường, mở rộng nhà xưởng, đầu tư máy móc để nâng công suất, chất lượng, giảm giá thành đối với các sản phẩm chủ lực giấy báo in.
Bên cạnh đó công ty cũng liên kết với các ngân hàng nhằm hỗ trợ khách hàng trong thanh toán nhằm đảm bảo sự linh hoạt, tiện lợi, tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
Mở rộng mối quan hệ với các tổ chức ngân hàng trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm được nguồn vốn đầu tư cho các dự án mở rộng. Đồng thời huy động nguồn vốn nội bộ trong đơn vị theo cơ chế góp vốn cùng chia sẻ lợi ích.
Công ty cũng quan tâm tới chất lượng lao động bằng việc mở các lớp đào tạo ngánh hạn, đưa nhân viên đi tu nghiệp, tập huấn trong và ngoài nước. Riêng với đội ngũ lao động trực tiếp, tập huấn trang bị những kiến thức mới về xử lý nguyên liệu cũng như sản phẩm mới dưới sự hướng dẫn của các kĩ thuật viên, chuyên gia trong nước cũng như nước ngoài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Có kế hoạch ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu thông qua kí hợp đồng với các lâm trường, hợp tác xã lâm nghiệp.
1.3.1.3. Kinh nghiệm của công ty Hồng Hà
Nhắc đến văn phòng phẩm Hồng Hà, nhiều thế hệ người Việt đều nhớ đến những sản phẩm đã ăn sâu trong tiềm thức như mực Cửu Long, Hà Nội; bút Trường Sơn, Hoàn Kiếm… Trải qua chặng đường gần 60 năm, thương hiệu Hồng Hà đã khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh văn phòng phẩm tại Việt Nam và ngày càng gắn bó thân thiết với người tiêu dùng. Để làm được những điều này, công ty đã:
Mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng đổi mới trang thiết bị. Hiệu quả của việc áp dụng khoa học công nghệ đã giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian hoàn thành sản phẩm, giảm hao phí lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu.
Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm làm ra ổn định, tăng tính thẩm mỹ và giá thành hợp lý. các sản phẩm của Hồng Hà không chỉ bảo đảm tiêu chí bền, đẹp, chất lượng, mà còn luôn hướng tới bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Có thể kể đến như vở sử dụng giấy có độ trắng tự nhiên không gây lóa, mỏi mắt, chống cận thị; cặp siêu nhẹ giúp học sinh không ảnh hưởng tới cột sống; bìa vở phủ UV gốc nước thân thiện với môi trường…
1.3.2. Bài học Kinh nghiệm với công ty TNHH Nam Long ở KCN Phú Lâm, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
Một là, phát huy tính năng động, tự chủ, dám nghĩ, dám làm; tận dụng tối đa các nguồn lực có sẵn để phát triển sản xuất kinh doanh.
Hai là, huy động mọi nguồn lực bằng hình thức liên kết, liên doanh để thực hiện các dự án phát triển mở rộng sản xuất, đại lý phân phối, nâng cao chất lượng sản phẩm
Ba là, không ngừng cải tiến công nghệ, ứng dụng công nghệ mới; áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO mới trong sản xuất.
Bốn là, coi trọng yếu tố con người, nâng cao trình độ quản lý, trình độ tay nghề cho công nhân; tạo môi trường làm việc an toàn, xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Những tồn tại hạn chế gặp phải trong chiến lược cạnh tranh của công ty TNHH Nam Long ở KCN Phú Lâm, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nâng cao NLCT của công ty TNHH Nam Long ở KCN Phú Lâm, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
- Những giải pháp nào phù hợp có thể giải quyết những tồn tại hạn chế gặp phải trong nâng cao NLCT cho công ty TNHH Nam Long ở KCN Phú Lâm
2.2. Nguồn số liệu và phương pháp thu thập
2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin lấy từ sách, báo, các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Tài liệu của Sở Công thương, Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Ninh gồm: Báo cáo xuất nhập khẩu, KHCN, quy mô vốn, lao động của các doanh nghiệp giấy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Báo cáo của KCN Phú Lâm, của phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tiên Du.
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nam Long Thu thập từ những cơ quan Nhà nước về chủ trương chính sách liên quan tới hoạt động sản xuất và kinh doanh giấy ở Việt Nam.
2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp thu thập phục vụ nghiên cứu của luận văn được thu thập từ 02 đối tượng là cán bộ quản lý, nhân viên của Công ty TNHH Nam Long và các khách hàng của công ty.
Đối với đối tượng là cán bộ quản lý, nhân viên của Công ty TNHH Nam Long: tính đến thời điểm hiện tại toàn Công ty có 205 CBNV, tuy nhiên tác giả chỉ lựa chọn phỏng vấn 14 người là Giám đốc, Phó giám đốc, phụ trách kinh doanh,
nhân viên kinh doanh, phụ trách kỹ thuật…
Đối với đối tượng là khách hàng của Công ty: tính đến ngày 31/12/2018 Công ty có 13 đối tác khách hàng, mỗi khách hàng tùy thuộc vào quy mô, cơ cấu tổ chức khách nhau tác giả sẽ lựa chọn đối tượng và số mẫu khác nhau, các đối tượng được khảo sát là thành viên Ban giám đốc, cán bộ quản lý, nhân viên kinh doanh…. Cụ thể số mẫu khảo sát khách hàng như sau:
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp số phiếu khảo sát khách hàng của Công ty TNHH Nam Long
STT Tên khách hàng Số phiếu khảo sát
1 Công ty TNHH Hải Long 32
2 DNTN Thành Hưng 21
3 Công ty TNHH HSIN YUE HSING 5
4 Công ty TNHH Hưng Thịnh 68 12
5 Công ty TNHH Nam Việt Thành 18
6 Công ty CP Hà Hưng 15
7 Công ty CP Bao bì PNT 9
8 Công ty TNHH Bảo Tiến Á Châu 11
9 Công ty TNHH Toàn Cầu 24
10 Công ty TNHH Thắng Lợi 16
11 DNTN Phương Linh 4
12 Công ty TNHH Giai Lạc 14
13 Công ty CP Tâm Đức 10
Tổng số 191
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Như vậy, tổng số mẫu khảo sát phục vụ nghiên cứu luận văn là: 205, trong đó CBNV của Công ty TNHH Nam Long là 14 người, các khách hàng là đối tác của Công ty là 191 người.
2.3. Phương pháp phân tích
2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn được tập hợp lại thành bảng biểu, sau đó dùng các công cụ như excel, spss, stata,…để làm rõ tính chất của các dạng số liệu, cụ thể hóa thước đo số liệu nhằm mô tả cho đối tượng nghiên cứu. Trong phương pháp thống kê mô tả, tác giả sử dụng chủ yếu các tiêu chí về thống kê về tổng số lượng, giá trị trung bình, độ lệch, biểu đồ tỷ lệ phần trăm phân tích xu hướng,…
Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả tập trung chủ yếu xem xét các giá trị trung bình dựa vào tổng điểm số cho điểm của các ý kiến, sau khi có điểm trung bình tác giả sẽ xem xét mức độ quan trọng của các yếu tố cũng như điểm trung bình chung mức độ phản ứng với các yếu tố của đối tượng nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính. Như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán.
Trong luận văn sử dụng phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm và so sánh về năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành kinh doanh.
2.3.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó. Thực chất đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ kết hợp phương pháp chuyên gia cùng với việc trả lời bảng hỏi để mang lại kết quả đánh giá khách quan nhất.
Tác giả tiến hành thu thập và chọn lọc ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực như: Cán bộ lãnh đạo Công ty, các chuyên gia, các cán bộ có trình độ, chuyên môn trong Công ty Nam Long về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, thương hiệu uy tín của Nam Long, trình độ công nghệ sản xuất, các chỉ tiêu kinh tế, trình độ nhân lực, mạng lưới các kênh phân phối,…
Ngoài việc phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty TNHH Nam Long dựa vào các dữ liệu thứ cấp, tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia: kết hợp phỏng vấn và điều tra theo bản câu hỏi và thảo luận nhóm để thu thập ý kiến đánh giá của chuyên gia. Thông qua phương pháp chuyên gia chọn ra các điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức, phân loại và cho điểm mức độ quan trọng để lập ma trận IFE, EFE [11], [4].
(i) Xác định ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE), các chuyên gia cho điểm từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của mỗi công ty với yếu tố, trong đó 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu. Phân loại tầm quan trọng theo thang điểm từ 0,0 (Không quan trọng) đến 1.0 (Rất quan trọng) cho từng yếu tố [16], [15]. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó tới sự cạnh tranh của các DN sản xuất giấy và sản phẩm giấy bao bì ở tỉnh Bắc Ninh. Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có trong ma trận, cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1.
Nếu tổng số điểm nằm trong khoảng từ 3 tới 4, thì DN đang phản ứng tốt với những cơ hội và nguy cơ;
Nếu tổng số điểm từ 2 tới dưới 3, DN đang phản ứng trung bình với những cơ hội và nguy cơ;
Nếu tổng số điểm dưới 2, DN đang phản ứng yếu kém với những cơ hội và nguy cơ.
(ii) Xác định ma trận các yếu tố bên trong (IFE), các chuyên gia cho điểm xác định trọng số cho từng yếu tố theo thành điểm từ 1 tới 4, trong đó 4 là rất mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là khá yếu, 1 điểm là rất yếu. Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố [16], [10]. Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành giấy.
Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ diểm 1 đến diểm 4, kết quả đánh giá về điểm manh/ điểm yếu được phân loại như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Nếu tổng số diểm trên 2,5 điểm DN mạnh về các yếu tố nội bộ.
(iii) Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) cho các DN giấy bao bì Sau khi xác định khoảng 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của DN trong ngành sẽ tiến hành pân loại tầm quan trọng từ 0,0 (Không quan trọng) đến 1,0 (Rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của DN trong ngành. Các chuyên gia xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào khả năng của công ty với yếu tố, trong đó 4 là tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình, 1 là yếu. Sau khi xác định được tổng điểm của ma trận, chúng ta sẽ tiến hành so sánh năng lực cạnh tranh của các DN trên thị trường.
Hiện tại tỉnh Bắc Ninh có khoảng hơn 53 Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy và bao bì giấy. Tuy nhiên, tác giả chỉ chọn ra 2 Công ty có quy mô khá tương đồng với Công ty TNHH Nam Long để so sánh trong ma trận hình ảnh cạnh tranh, đó là Xí nghiệp giấy Quang Huy ở khu công nghiệp Phong Khê, xã Phong Khê thành phố Bắc Ninh và Công ty TNHH sản xuất giấy và bao bì Việt Thắng ở Xã Phú Lâm, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh (gọi ngắn gọn là Công ty Việt Thắng);