PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH nam long ở KCN phú lâm, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 35)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Những tồn tại hạn chế gặp phải trong chiến lược cạnh tranh của công ty TNHH Nam Long ở KCN Phú Lâm, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nâng cao NLCT của công ty TNHH Nam Long ở KCN Phú Lâm, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

- Những giải pháp nào phù hợp có thể giải quyết những tồn tại hạn chế gặp phải trong nâng cao NLCT cho công ty TNHH Nam Long ở KCN Phú Lâm

2.2. Nguồn số liệu và phương pháp thu thập

2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin lấy từ sách, báo, các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Tài liệu của Sở Công thương, Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Ninh gồm: Báo cáo xuất nhập khẩu, KHCN, quy mô vốn, lao động của các doanh nghiệp giấy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Báo cáo của KCN Phú Lâm, của phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tiên Du.

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nam Long Thu thập từ những cơ quan Nhà nước về chủ trương chính sách liên quan tới hoạt động sản xuất và kinh doanh giấy ở Việt Nam.

2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp thu thập phục vụ nghiên cứu của luận văn được thu thập từ 02 đối tượng là cán bộ quản lý, nhân viên của Công ty TNHH Nam Long và các khách hàng của công ty.

Đối với đối tượng là cán bộ quản lý, nhân viên của Công ty TNHH Nam Long: tính đến thời điểm hiện tại toàn Công ty có 205 CBNV, tuy nhiên tác giả chỉ lựa chọn phỏng vấn 14 người là Giám đốc, Phó giám đốc, phụ trách kinh doanh,

nhân viên kinh doanh, phụ trách kỹ thuật…

Đối với đối tượng là khách hàng của Công ty: tính đến ngày 31/12/2018 Công ty có 13 đối tác khách hàng, mỗi khách hàng tùy thuộc vào quy mô, cơ cấu tổ chức khách nhau tác giả sẽ lựa chọn đối tượng và số mẫu khác nhau, các đối tượng được khảo sát là thành viên Ban giám đốc, cán bộ quản lý, nhân viên kinh doanh…. Cụ thể số mẫu khảo sát khách hàng như sau:

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp số phiếu khảo sát khách hàng của Công ty TNHH Nam Long

STT Tên khách hàng Số phiếu khảo sát

1 Công ty TNHH Hải Long 32

2 DNTN Thành Hưng 21

3 Công ty TNHH HSIN YUE HSING 5

4 Công ty TNHH Hưng Thịnh 68 12

5 Công ty TNHH Nam Việt Thành 18

6 Công ty CP Hà Hưng 15

7 Công ty CP Bao bì PNT 9

8 Công ty TNHH Bảo Tiến Á Châu 11

9 Công ty TNHH Toàn Cầu 24

10 Công ty TNHH Thắng Lợi 16

11 DNTN Phương Linh 4

12 Công ty TNHH Giai Lạc 14

13 Công ty CP Tâm Đức 10

Tổng số 191

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Như vậy, tổng số mẫu khảo sát phục vụ nghiên cứu luận văn là: 205, trong đó CBNV của Công ty TNHH Nam Long là 14 người, các khách hàng là đối tác của Công ty là 191 người.

2.3. Phương pháp phân tích

2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn được tập hợp lại thành bảng biểu, sau đó dùng các công cụ như excel, spss, stata,…để làm rõ tính chất của các dạng số liệu, cụ thể hóa thước đo số liệu nhằm mô tả cho đối tượng nghiên cứu. Trong phương pháp thống kê mô tả, tác giả sử dụng chủ yếu các tiêu chí về thống kê về tổng số lượng, giá trị trung bình, độ lệch, biểu đồ tỷ lệ phần trăm phân tích xu hướng,…

Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả tập trung chủ yếu xem xét các giá trị trung bình dựa vào tổng điểm số cho điểm của các ý kiến, sau khi có điểm trung bình tác giả sẽ xem xét mức độ quan trọng của các yếu tố cũng như điểm trung bình chung mức độ phản ứng với các yếu tố của đối tượng nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính. Như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán.

Trong luận văn sử dụng phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm và so sánh về năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành kinh doanh.

2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó. Thực chất đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ kết hợp phương pháp chuyên gia cùng với việc trả lời bảng hỏi để mang lại kết quả đánh giá khách quan nhất.

Tác giả tiến hành thu thập và chọn lọc ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực như: Cán bộ lãnh đạo Công ty, các chuyên gia, các cán bộ có trình độ, chuyên môn trong Công ty Nam Long về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, thương hiệu uy tín của Nam Long, trình độ công nghệ sản xuất, các chỉ tiêu kinh tế, trình độ nhân lực, mạng lưới các kênh phân phối,…

Ngoài việc phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty TNHH Nam Long dựa vào các dữ liệu thứ cấp, tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia: kết hợp phỏng vấn và điều tra theo bản câu hỏi và thảo luận nhóm để thu thập ý kiến đánh giá của chuyên gia. Thông qua phương pháp chuyên gia chọn ra các điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức, phân loại và cho điểm mức độ quan trọng để lập ma trận IFE, EFE [11], [4].

(i) Xác định ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE), các chuyên gia cho điểm từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của mỗi công ty với yếu tố, trong đó 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu. Phân loại tầm quan trọng theo thang điểm từ 0,0 (Không quan trọng) đến 1.0 (Rất quan trọng) cho từng yếu tố [16], [15]. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó tới sự cạnh tranh của các DN sản xuất giấy và sản phẩm giấy bao bì ở tỉnh Bắc Ninh. Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có trong ma trận, cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1.

 Nếu tổng số điểm nằm trong khoảng từ 3 tới 4, thì DN đang phản ứng tốt với những cơ hội và nguy cơ;

 Nếu tổng số điểm từ 2 tới dưới 3, DN đang phản ứng trung bình với những cơ hội và nguy cơ;

 Nếu tổng số điểm dưới 2, DN đang phản ứng yếu kém với những cơ hội và nguy cơ.

(ii) Xác định ma trận các yếu tố bên trong (IFE), các chuyên gia cho điểm xác định trọng số cho từng yếu tố theo thành điểm từ 1 tới 4, trong đó 4 là rất mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là khá yếu, 1 điểm là rất yếu. Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố [16], [10]. Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành giấy.

Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ diểm 1 đến diểm 4, kết quả đánh giá về điểm manh/ điểm yếu được phân loại như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Nếu tổng số diểm trên 2,5 điểm DN mạnh về các yếu tố nội bộ.

(iii) Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) cho các DN giấy bao bì Sau khi xác định khoảng 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của DN trong ngành sẽ tiến hành pân loại tầm quan trọng từ 0,0 (Không quan trọng) đến 1,0 (Rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của DN trong ngành. Các chuyên gia xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào khả năng của công ty với yếu tố, trong đó 4 là tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình, 1 là yếu. Sau khi xác định được tổng điểm của ma trận, chúng ta sẽ tiến hành so sánh năng lực cạnh tranh của các DN trên thị trường.

Hiện tại tỉnh Bắc Ninh có khoảng hơn 53 Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy và bao bì giấy. Tuy nhiên, tác giả chỉ chọn ra 2 Công ty có quy mô khá tương đồng với Công ty TNHH Nam Long để so sánh trong ma trận hình ảnh cạnh tranh, đó là Xí nghiệp giấy Quang Huy ở khu công nghiệp Phong Khê, xã Phong Khê thành phố Bắc Ninh và Công ty TNHH sản xuất giấy và bao bì Việt Thắng ở Xã Phú Lâm, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh (gọi ngắn gọn là Công ty Việt Thắng); và sử dụng ma trận SWOT nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực canh tranh phối hợp để lựa chọn thực hiện [3].

* Các thước đo và thang đo được sử dụng:

Để đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ, từ 1 đến 5 với quy ước: 1 – hoàn toàn không đồng ý; 2 – không đồng ý; 3 – không ý kiến; 4 – đồng ý; 5 – hoàn toàn đồng ý.

Kết quả điểm số trung bình của các đối tượng được phỏng vấn theo từng biến quan sát sẽ phản ánh mức độ cảm nhận đối năng lực cạnh tranh; mức độ cảm nhận này theo quy ước và có ý nghĩa như sau:

Bảng 2.2. Thang đo và ý nghĩa của điểm đánh giá Điểm lựa chọn Thang đo mức độ Khoảng điểm đánh giá Ý nghĩa/mô tả Ký hiệu 1 Hoàn toàn không đồng ý 1,00 - 1,79

Dưới 20% đối tượng khảo sát đánh giá rằng năng lực cạnh tranh của công ty là tốt

VP

2 Không đồng

ý 1,80 - 2,59

Gần 40% đối tượng khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty là tốt

PO

kiến đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty là tốt

4 Đồng ý 3,40 - 4,19

Gần 80% đối tượng khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty là tốt

GO

5 Hoàn toàn

đống ý 4,20 - 5,00

Trên 80% đối tượng khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty là tốt

EX

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Các tiêu chí định lượng

Doanh thu

Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được khi bán hàng hoá hoặc dịch vụ. Bởi vậy mà doanh thu có thể được coi là một chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh. Hơn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và tăng thêm lợi nhuận. Căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu qua từng thời kỳ hoặc qua các năm ta có thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh là tăng hay giảm, theo chiều hướng tốt hay xấu. Nhưng để đánh giá được hoạt động kinh doanh đó có mang lại được hiệu quả hay không ta phải xét đến những chi phí đã hình thành nên doanh thu đó. Nếu doanh thu và chi phí của doanh nghiệp đều tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là tốt, doanh nghiệp đã biết phân bổ và sử dụng hợp lý yếu tố chi phí, bởi một phần chi phí tăng thêm đó được doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng. v.v.

Thị phần của doanh nghiệp

Trên thực tế có rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác, trong đó thị phần là một chỉ tiêu thường hay được sử dụng. Thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường. Do đó thị phần của doanh nghiệp được xác định:

Chỉ tiêu này càng lớn nói lên sự chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp càng rộng. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này ta có thể đánh giá mức động hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không bởi nếu doanh nghiệp có một mảng thị trường lớn thì chỉ số trên đạt mức cao nhất và ấn định cho doanh nghiệp một vị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn trí ưu thế trên thị trường. Nếu doanh nghiệp có một phạm vi thị trường nhỏ hẹp thì chỉ số trên ở mức thấp, phản ánh tình trạng doanh nghiệp đang bị chèn ép bởi các đối thủ cạnh tranh. Bằng chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khả năng chiếm lĩnh thị trường so với toàn ngành.

Để đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ ta dùng chỉ tiêu thị phần tương đối: đó là tỷ lệ so sánh về doanh thu của công ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất để từ đó có thể biết được những mặt mạnh hay những điểm còn hạn chế so với đối thủ. Ưu điểm của chỉ tiêu này là đơn giản, dễ hiểu nhưng nhược điểm của nó là khó nắm bắt được chính xác số liệu cụ thể và sát thực của đối thủ.

Tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận là một phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ đi các chi phí dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được coi là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao chắc chắn doanh nghiệp có doanh thu cao và chi phí thấp. Căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng cạnh tranh của mình so với đối thủ. Nếu lợi nhuận cao thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao và được đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất khả quan.

Nếu xét về tỷ suất lợi nhuận:

Chỉ tiêu này cho thấy nếu có 100 đồng doanh thu thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này thấp tức là tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, chứng tỏ sức cạnh tranh của doanh nghiệp thấp. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Đã có quá nhiều đối thủ thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh.

2.4.2. Các tiêu chí định tính

Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng, để xác định chính xác khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thì không thể không nhắc đến các chỉ tiêu định tính sau:

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay tại Việt Nam nói riêng và tại các nước đang phát triển nói chung, công nghệ đang trở thành một động lực của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH nam long ở KCN phú lâm, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)