Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH nam long ở KCN phú lâm, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 67)

5. Kết cấu luận văn

3.2.8. Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh

Để xác định vị trí của doanh nghiệp trong ngành giấy, luận văn đánh giá mức độ cạnh tranh của công ty Nam Long trên thị trường sản xuất ở tỉnh Bắc Ninh, nơi đây có nhiều làng nghề sản xuất sản phẩm này, cũng một loại sản

phẩm, quy mô, công nghệ tương tự nhau. Để làm rõ vị thế của công ty, nghiên cứu này so sánh hình ảnh cạnh tranh của công ty TNHH Nam Long với 2 công ty với quy mô lớn, nhỏ hơn.

Bảng 3.8 cho thấy: Tổng điểm mà các chuyên gia đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ TNHH Nam Long là 2,74. Điểm số này thấp hơn so với Xí nghiệp giấy Quang Huy và Công ty TNHH giấy và bao bì Việt Thắng.

Các chỉ tiêu được đánh giá là quan trọng trong việc cạnh tranh của các Công ty sản xuất sản phẩm giấy bao bì tại tỉnh Bắc Ninh: danh tiếng thương hiệu, khả năng tài chính, khả năng nắm bắt thông tin thị trường, chất lượng sản phẩm, năng lực quản lý và điều hành, tốc độ tăng trưởng thị phần và trình độ lao động. Trong các chỉ tiêu này thì Công ty TNHH Nam Long rất mạnh về danh tiếng thương hiệu, Chất lượng và độ đa dạng của sản phẩm. Nhưng không mạnh về trình độ lao động công nghệ cao, khả năng nắm bắt thông tin thị trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.8. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty TNHH Nam Long

STT

Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh

Mức độ quan trọng

Công ty TNHH Nam Long Xí nghiệp giấy Quang Huy Công ty TNHH giấy và bao bì Việt Thắng

Phân loại

Điểm quan

trọng Phân loại

Điểm

quan trọng Phân loại

Điểm quan trọng

1 Danh tiếng thương hiệu 0,12 3,30 0,40 3,42 0,41 3,90 0,47

2 Chất lượng sản phẩm 0,11 3,10 0,34 3,51 0,39 3,64 0,40

3 Năng lực quản lý và điều hành 0,10 2,50 0,25 3,33 0,33 3,78 0,38

4 Tốc độ tăng trưởng thị phần 0,10 3,00 0,30 3,40 0,34 3,51 0,35

5 Khả năng tài chính 0,13 2,35 0,31 2,65 0,34 2,60 0,34

6 Thị phần 0,08 2,90 0,23 3,10 0,25 3,45 0,28

7 Trình độ lao động công nghệ cao 0,08 2,20 0,18 3,70 0,30 2,96 0,24

8 Khả năng nắm bắt thông tin thị trường

0,11 2,50 0,28 2,93 0,32 3,00 0,33

9 Giá của sản phẩm và chiến lược định giá

0,06 2,10 0,13 2,82 0,17 3,12 0,19

10 Chất lượng và độ đa dạng của sản phẩm

0,11 3,10 0,34 3,31 0,36 3,68 0,40

Tổng cộng 1,00 2,74 3,21 3,37

Các chỉ tiêu còn lại tuy không quan trọng nhiều nhưng vẫn góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nam Long. Trong đó phải kể đến thị phần của Công ty được các chuyên gia đánh giá khá cao, còn năng lực quản lý và điều hành, thị phần của Công ty chỉ ở mức bình thường.

Xí nghiệp giấy Quang Huy cũng đạt điểm số cao và rất mạnh về Danh tiếng, thương hiệu và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh về giá và thị phần không cao, tốc độ tăng trưởng thị phần, cũng như chất lượng và độ đa dạng của sản phẩm; năng lực quản lý và điều hành chỉ đạt ở khá, cao hơn nhiều so với công ty TNHH Nam Long. Đây có thể coi là một đối thủ cạnh tranh mạnh của Công ty hiện nay. Hiện nay Xí nghiệp giấy Quang Huy là một đơn vị trực thuộc công ty cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ Quang Huy. Đây là công đa lĩnh vực, do vậy họ có thế mạnh về tài chính cũng như có khả năng nắm bắt thông tin thị trường hơn công ty TNHH Nam Long.

Đối với Công ty TNHH giấy và bao bì Việt Thắng, các chỉ tiêu được các chuyên gia đánh giá là chỉ ở mức cao hơn cả XN giấy Quang Huy và Công ty TNHH Nam Long. Điểm trừ làm cho sức cạnh tranh của công ty này giảm đến từ công nghệ, chiến lược giá do áp lực từ các doanh nghiệp nhập khẩu giấy và nguyên liệu giấy đem lại Do đó, có thể kết luận rằng Công ty TNHH Nam Long gặp nhiều đối thủ cạnh tranh chính trên địa bàn của tỉnh với nhiều loại hình doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì công nghiệp hiện nay. Bắc Ninh cũng là nơi có nhiều làng nghề truyền thống trong sản xuất giấy.

3.2.9. Phân tích môi trường cạnh tranh của công ty TNHH Nam Long

3.2.9.1. Phân tích môi trường các yếu tố bên ngoài

Để đánh giá được môi trường cạnh tranh của công ty, nghiên cứu thực hiện xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài và bên trong của công ty TNHH Nam Long. Dưới đây là phân tích đánh giá về các yếu tố bên ngoài công ty có ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.

Bảng 3.9. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của Công ty TNHH Nam Long

STT Các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến Công ty

Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1 Chính sách của chính phủ, của địa

phương 0,10 2 0,20

2 Vị trí địa lý 0,10 3 0,29

3 Môi trường chính trị - pháp luật ổn định 0,08 3 0,24

4 Đặc điểm của địa phương 0,08 4 0,33

5 Xu hướng chú trọng chất lượng của

khách hàng 0,12 4 0,47

6 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (Suy

thoái, khủng hoảng…) 0,09 1 0,09

7 Sự phát triển của công nghệ sản xuất

giấy 0,11 3 0,33

8 Sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ

trên địa bàn 0,10 2 0,20

9 Sự thay đổi thị hiếu và nhu cầu thị

trường 0,10 2 0,20

10 Lãi suất ngân hàng 0,12 2 0,24

Tổng số 1,00 2,60

Đánh giá về năng lực phản ứng của DN đối với tác động của các yếu tố bên ngoài

DN đang phản ứng trung bình với những cơ hội và nguy cơ

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ ý kiến chuyên gia, nhà quản lý)

Bảng số liệu cho thấy “Xu hướng chú trọng chất lượng của khách hàng” và “Lãi suất ngân hàng” là hai yếu tố môi trường bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến Công ty TNHH, với mức độ quan trọng là 0,12. Theo ý kiến nghi nhận được từ cuộc phỏng vấn các doanh nghiệp ngành giấy, các Công ty phản ứng với 2 yếu tố này tương đối cao, cho thấy công ty TNHH Nam Long đã quan tâm nhiều tới yêu cầu của thị trường cũng như nhận thức được sức mạnh của nguồn lực tài chính đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong giai đoạn hiện nay.

Tổng điểm quan trọng là 2,6 (so với mức trung bình của ngành giấy là 2,5), điều này cho thấy Công ty có phản ứng ở mức độ trung bình trong việc nỗ lực tận dụng cơ hội và né tránh các mối đe dọa từ bên ngoài.

3.2.9.2. Phân tích môi trường các yếu tố bên ngoài

Bảng 3.10. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (IFE) của Công ty TNHH Nam Long

STT Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến Công ty Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1 Máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất 0,15 2 0,30

2 Năng lực về nguồn nhân lực 0,05 4 0,20

3 Năng lực tài chính của công ty 0,23 2 0,47

4 Tiến độ sản xuất theo kế hoạch 0,02 3 0,06

5 Uy tín của công ty trên thị trường 0,19 3 0,56

6 Kinh nghiệm sản xuất 0,07 2 0,15

7 Liên danh, liên kết 0,08 2 0,16

8 Công tác quản lý kỹ thuật, giám sát sản xuất 0,04 2 0,08

9 Công tác kế hoạch 0,15 4 0,60

10 Thông tin trong việc đấu thầu mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị sản xuất

0,01 3 0,03

Tổng số 1,00 2,61

Đánh giá

DN đã tận dụng được sức mạnh của các yếu tố nội bộ để nâng cao năng

lực cạnh tranh

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ ý kiến chuyên gia, nhà quản lý)

Bảng 3.10 cho thấy, “Nguồn vốn cho Công ty” và “Uy tín của Công ty trên thị trường” là hai yếu tố môi trường nội bộ quan trọng nhất ảnh hưởng đến Công ty TNHH Nam Long, với mức độ quan trọng lần lượt bằng 0,23 và 0,19. Theo như giải thích của lãnh đạo công ty 2 yếu tố này là rất quan trọng đối với mỗi công ty sản xuất sản phẩm giấy, đặc biệt là các công ty với quy mô nhỏ như Nam Long. Theo giam đốc của công ty, với giá trị cốt lõi lấy uy tín chất lượng làm thương hiệu, trong nhữn năm qua công ty đã vượt qua được nhiều khó khăn do thị trường biến động, áp lực từ doanh nghiệp nhập khẩu. Trong thời gian tới, công ty vẫn tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc sử dụng đội ngũ công nhân lành nghề, cải

Ngoài ra, mặc dù những nhận định phân tích ở phía trên cho thấy DN có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, nhưng năng lực về nhân lực, lập kế hoạch sản xuất còn yếu, chưa phát huy được vai trò trong môi trường cạnh tranh. Tuy nhiên trong thời gian tới với các áp lực từ hội nhập, lượng giấy nhập khẩu gia tăng bắt buộc công ty phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể sử dụng được dây truyền mới, số hóa và điều khiển tự động, đặc biệt công ty coi trọng nhân lực làm thị trường, marketing.

Tổng điểm quan trọng là 2,6 điều này cho thấy Công ty TNHH Nam Long có phản ứng tương đối trong việc nỗ lực tận dụng các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu ở mức tương đối cao.

3.2.9.3. Phân tích môi trường cạnh tranh thông qua ma trận SWOT

Từ các thông tin đã phân tích ở trên cùng các thông tin từ ma trận IFE, EFE, ta xây dựng ma trận SWOT và kết hợp các chiến lược có thể lựa chọn như bảng 3.11.

Bảng 3.11. Ma trận SWOT Công ty TNHH Nam Long

Ma trận SWOT

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

- Có sự thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh giữa ban lãnh đạo và nhân viên, công nhân.

- Lãnh đạo công ty là người trong gia đình và có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành giấy và có quan hệ tốt với khách hàng và cơ quan quản lý ở địa phương. - Áp dụng cơ chế kiểm soát, đánh giá nhân viên hợp lý, minh bạch và công bằng;

- Môi trường làm việc tốt, đảm bảo an toàn cao trong sản xuất - Chất lượng và tiến độ thực hiện các hợp đồng với đối tác luôn được đảm bảo

- Công ty luôn quan tâm tới đổi mới công nghệ, nâng cấp dây truyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí nhân công

- Mô hình tổ chức quản lý của

công ty còn nhỏ ở quy mô gia đình.

- Thiếu mặt bằng rộng để đầu tư mở rộng.

- Hoạt động marketing chưa phát triển, còn hạn chế, chưa có cán bộ được đào tạo bài bản;

- Hạn chế về khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm giấy in công nghiệp.

- Dây chuyền công nghệ mặc dụ luôn được nâng cấp, tuy nhiên chưa phải là dây truyền hiện đại. - Hạn chế về tài chính để đầu tư

Cơ hội (O) Chiến lược SO Chiến lược WO

- Thị trường giấy bao bì

công nghiệp có nhiều tiềm năng khi sự hội nhập ngày càng sâu rộng, nền kinh tế tỉnh Hấp dẫn nhà đầu tư, doanh nghiệp.

- Nhà nước và địa phương đã có quy hoạch phát triển ngành giấy.

- Chính sách pháp luật của

Nhà nước và địa phương ổn định.

- Công ty chủ động được

nguồn nguyên liệu

- Có thể nhập dây truyền

công nghệ sản xuất hiện đại

- Nguồn tín dụng đa dạng tạo

điều kiện để công ty đầu tư sản xuất mở rộng

- Lấy uy tín và chất lượng sản phẩm, đề ra chiến lược phát triển thị trường đầy tiềm năng ở các khu công nghiệp của tỉnh, Khu công Nghiệp Đình Trám Bắc Giang, khu công nghiệp ở Gia Lâm, Hưng Yên và Hải Dương. - Tiếp tục xây dựng dự án đầu tư mở rộng sản xuất, sản xuất sản phẩm giấy bao bì thương mại, công nghiệp đạt chuẩn châu âu dựa vào các chính sách ưu đãi về vốn, đất đai của tỉnh và ngành giấy.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức theo mô quản trị hiện đại nhằm phát triển đột phá.

- Kết hợp kinh nghiệm truyền thống cùng với việc liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác để mở rộng sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Thách thức (T) Chiến lược ST Chiến lược WT

- Cạnh tranh trong ngành

hàng giấy ngày càng mạnh mẽ đến từ các công ty nước ngoài, doanh nghiệp nội.

- Giá vật tư, thiết bị đầu vào

thường xuyên biến động. - Tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường ngày càng cao dẫn tới chi phí đầu tư của DN ngày càng lớn

- Nhân lực về quản lý, sản xuất sản phẩm giấy có kinh nghiệm dễ bị thu hút bởi các doanh nghiệp lớn

- Áp lực đầu tư nâng cấp công nghệ, sản xuất sản phẩm mới để cạnh tranh ngày càng lớn

- Phát huy chất lượng sản phẩm

và tiến độ sản xuất, tạo niềm tin đối với khách hàng.

- Ứng dụng tiêu chuẩn ISO

9001:2015 vào sản xuất nhằm chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và hướng tới thị trường xuất khẩu.

- Tiếp tục duy trì sản phẩm

truyền thống là giấy bao bì Kraff để đảm bảo doanh số và đầu tư dây truyền sản xuất và in giấy duplex, in Flexo.

- Nâng cao nguồn nhân lực có chuyên môn hóa cao. Gửi công nhân đi đào tạo nắm bắt kĩ thuật sản xuất tiên tiến.

- Thành lập phòng marketing,

nghiên cứu và phát triển thị trường.

- Tăng cường vốn tài chính của

công ty bằng liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Luôn thực hiện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới và sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm. Tiến tới nhập khẩu dây truyền sản xuất tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường.

Như vậy, với sự phân tích môi trường kinh doanh dựa trên thế mạnh, điểm yếu các cơ hội và thách thức trong trong hiện tại và tương lai, các chuyên gia, nhà quản lý đã chỉ ra được chiến lược của công ty với quy mô nhỏ như Nam Long đó là tập trung vào tận dụng kinh nghiệm lâu năm, khách hàng truyền thống để duy trì doanh số sản phẩm là thế mạnh và có kế hoạch chuyển đổi dây truyền công nghệ mới để sản xuất sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu thị trường tiềm năng trong các KCN trong và ngoài tỉnh đồng thời tổ chức sắp xếp lại bộ máy cho chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt là phát triển bộ phận Marketing để nghiên cứu thị trường, đánh giá đúng đối thủ cạnh tranh trên địa bàn.

3.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới Năng lực cạnh tranh về sản phẩm giấy của công ty TNHH Nam Long

3.3.1. Những yếu tố khác quan

Sự cạnh tranh từ doanh nghiệp ngoại, công ty nhập khẩu và sự mất cân đối trong sản xuất của doanh nghiệp ngành giấy Việt

Theo số liệu tổng hợp chung của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), tổng lượng tiêu dùng giấy các loại tạm tính đến hết quý I năm 2019 đạt 1,87 triệu tấn, tăng trưởng 5,5%; Tổng lượng sản xuất giấy các loại tạm tính đạt 1,075 triệu tấn, tăng trưởng 7,5%; Tổng lượng xuất khẩu giấy các loại đạt 204.270 tấn, tăng trưởng 1,83%; Tổng trị giá xuất khẩu giấy và thành phẩm giấy đạt kim ngạch khoảng 336 tỷ USD, tăng trưởng 12%; Tổng lượng giấy các loại nhập khẩu đạt lượng 381 triệu tấn, tăng trưởng 1,8%; Tổng trị giá nhập khẩu giấy và thành phẩm giấy đạt kim ngạch khoảng 679 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2018. Bột giấy các loại nhập khẩu đạt lượng 848.546 tấn, tăng trưởng 2%; Tổng trị giá nhập khẩu đạt kim ngạch 65 triệu USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ 2018. Phế liệu giấy nhập khẩu đạt lượng 0,5 triệu tấn, tăng trưởng 16,5,6% [21].

Với số liệu về xuất và nhập khẩu cho thấy có sự tăng trưởng nhanh về kim

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH nam long ở KCN phú lâm, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)