5. Kết cấu luận văn
4.3.5. Nâng cấp và hiện đại hóa thiết bị công nghiệp
Đối với một công ty đang trên đà phát triển và tham gia vào ngành hàng giấy bao bì như công ty TNHH Nam Long thì thiết bị công nghệ luôn được đặt ở vị trí tầm chiến lược. Để có thể phát triển với tốc độ cao, xâm nhập được nhiều vùng thị trường mà vẫn đảm bảo được sự tồn tại lâu dài của công ty thì công ty cần đầu tư đổi mới công nghệ có trọng điểm, đồng bộ hóa dây chuyển sản xuất và mở rông hóa quy mô sản xuất. Máy móc thiết bị công nghệ là yếu tố quyết định sự tồn tại và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, là yếu tố duy nhất cho phép doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận siêu ngạch. Do vậy yêu cầu đặt ra đối với công ty đó là phải thay thế một số bộ phận công nghệ đã cũ, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao năng lực hiệu năng sản xuất.
Ngoài ra có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình thì công ty cần mở rộng quy mô sản xuất lớn hơn. Hiện nay quy mô của công ty gồm có 4 dây chuyền với công suất tối đa là 58.000 tấn. Trong thời gian tới nếu muốn chiếm lĩnh được thị trường tăng thị phần của mình trong ngành thì công ty cần phải đầu tư thêm một số dây chuyền thiết bị, nhà xưởng để mở rộng quy mô. Bởi việc tạo dựng niềm tin của khách hàng vào sản phẩm công ty là không hề dễ, đó là cả một nỗ lực rất lớn trong thời gian dài công ty phải biết gìn giữ và khai thác. Một khi khách hàng đã biết đến một vài sản phẩm có uy tín thì các sản phẩm khác sẽ nhờ đó mà dễ dàng nổi tiếng theo.
Công ty nên lắp đặt dây chuyền thiết bị sản xuất của mình ở các tỉnh thành khác, đặc biệt là miền Nam để thuận tiện cho việc sản xuất kinh doanh đồng thời mở rộng quy mô cũng phần nào tác động mạnh vào sức mua của khách hàng.
4.4. Kiến nghị thực hiện giải pháp
Một là, với tư cách là đơn vị chủ quản, các cơ quan quản lý ngành giấy ở trung ương và của tỉnh Bắc Ninh cần có các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp như: cung cấp thông tin thị trường, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại tại nước ngoài để thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ trong việc tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến.
Hai là, để tăng cường được sức cạnh tranh của các sản phẩm giấy bao bì trong nước và giảm thiểu khả năng tăng giá để thu lợi của các hãng giấy bao bì nước ngoài cần thực hiện các biện pháp cung cấp đầy đủ thông tin giúp người tiêu dùng đưa ra lựa chọn đúng đắn. Các chương trình cung cấp thông tin cũng phải thực hiện theo hướng tạo thói quen tìm hiểu, so sánh các sản phẩm, đọc kĩ kích thước, định lượng, tiêu chuẩn của sản phẩm cũng như cần lưu ý khuyến cáo của các chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước… khi lựa chọn sản phẩm.
Ba là, thường xuyên tổ chức hội thảo giữa các cơ quan quản lý ngành và các doanh nghiệp trong ngành, hội thảo phổ biến kiến thức sản phẩm với sự tham gia của các chuyên gia tư vấn về sản phẩm để tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, tuyên truyền phổ biến các quy định của Luật liên quan đến ngành giấy cho cộng đồng các doanh nghiệp, hiệp hội. Đấy cũng chính là giúp doanh nghiệp tham gia và có cơ hội gặp gỡ, tìm kiếm các đối tác nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm giấy.
Bốn là, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng quảng bá thương hiệu sản phẩm. Từng bước đưa các thương hiệu của các doanh nghiệp sản xuất giấy Bao bì của Việt Nam ra thị trường Thế giới.
Năm là, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng như các Sở, Ngành liên quan cần có nhiều chính sách và hành động thiết thực nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ngành giấy nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài.
KẾT LUẬN
Cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề xuyên suốt mọi thời kỳ hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Một doanh nghiệp dù đã giành thắng lợi trong cạnh tranh hiện tại sau đó vẫn có thể bị thất bại nếu như doanh nghiệp đó không biết tìm cách nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình. Môi trường kinh doanh càng có nhiều cơ hội và xuất hiện lắm nguy cơ thì cạnh tranh để tồn tại, cạnh tranh để phát triển ngày càng trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp đó là không ngừng đầu tư có hiệu quả cho sản phẩm, chất lượng sản phẩm, giá cả cũng như các hoạt động khác để nhằm nâng cao doanh thu cũng như thị phần của mình trên thị trường. Sau khi nghiên cứu đánh giá thực trạng NLCT của công ty TNHH Nam Long, một doanh nghiệp hình thành và phát triển từ mô hình hộ sản xuất ở huyện làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh, nghiên cứu đã rút ra được một số kết luận chính như sau:
Ngành giấy nói chung và giấy bao bì nói riêng sẽ tiếp tục phát triển do nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và trên thế giới tiếp tục tăng.
Sản phẩm giấy bao bì của công ty TNHH Nam Long và các công ty sản xuất giấy khác ở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp nhập khẩu.
Năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nam Long trên thị trường giấy ở mức trung bình, do quy mô sản xuất nhỏ, mô hình tổ chức bộ máy sản xuất chưa toàn diện, thiếu nhiều bộ phận chuyên trách do đó nếu muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và các tập đoàn lớn cần phải thay đổi mô hình tổ chức. Các thức liên doanh liên kết, huy động vốn để mở rộng sản xuất.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty. Trong đó yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh chính là Công ty đã phát triển kết hợp giữa kinh nghiệm, nguồn vốn của gia đình để tạo ra lợi thế về giá sản phẩm. Thị trường truyền thống luôn ổn định và công ty có nhiều năm sản xuất giấy bao bì nên đã có thương hiệu. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế nếu mở rộng sản xuất, thay đổi dây truyền để sản xuất sản phẩm mới cần tổ chức lại bộ máy, xây dựng bộ máy chuyên nghiệp
Marketing, mở rộng đại lý, thực hiện nghiên cứu và phát triển, thiếu nhiều nhân lực làm việc với hệ thống công nghệ hiện đại. Đặc biệt quỹ đất dành cho mở rộng nhà máy hạn chế và dây truyền công nghệ còn lạc hậu, tiêu hao năng lượng lớn làm ảnh hưởng tới giá thành.
Để có thể nâng cao NLCT, Công ty TNHH Nam Long cần phải thay đổi mô hình tổ chức, chuyển đổi thành công ty cổ phần, kêu gọi liên doanh, đầu tư dây truyền công nghệ mới, thực hiện chính sách truyền thông, marketing tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt
[1] Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (1998), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống Kê.
[2] Lê Dăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân (2015), Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, Nxb Lao động, Hà nội. [3] Đức Nguyễn Việt Đức (2019), Thị trường giấy năm 2018 và dự báo năm
2019, Tạp chí Công nghiệp giấy, số 1/2019, tr 5 - 11
[4] Hoàng Hà (2019), Ngành công nghiệp giấy và bột giấy Việt Nam: Tăng trưởng, tiềm năng nhưng còn nhiều bất cập, Tạp chí điện tử Vietimes, truy cập ngày 21/3/2019
[5] Đào Duy Hân (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình thực hiện cam kết WTO, Tạp chí Phát triển Kinh tế, tháng 2.
[6] Huỳnh Thị Thúy Hoa (2009), Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của công ty TNHH Siemens Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường ĐH Kinh tế thành phố HCM.
[7] Việt Hưng (2019), “Doanh nghiệp ngành giấy Việt Nam lo lắng vì thiếu nguyên liệu sản xuất”, Diễn đàn các nhà quản trị, https://theleader.vn/doanh- nghiep-nganh-giay-viet-nam-lo-lang-vi-thieu-nguyen-lieu-san-xuat-
1539835713313.htm truy cập vào 11:16, 18/10/2018
[8] Vũ Trọng Lâm, Nguyễn Kế Tuấn, Nguyễn Xuân Thắng (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[9] Phương Linh (2019), “Hành lang pháp lý cho ngành công nghiệp giấy còn nhiều bất cập”, Báo Tài nguyên và môi trường, xem online tại địa chỉ: https://baotainguyenmoitruong.vn/kinh-te/hanh-lang-phap-ly-cho-nganh-cong- nghiep-giay-con-nhieu-bat-cap-1266983.htmltruy cập vào 14h 21/03/2019 [10] Phạm Vũ Luận (2001), Quản trị doanh nghiệp thương mại, Nxb Quốc gia, Hà nội. [11] Micheal Porter (1996t), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa hoc- kỹ thuật
[12] Dương Thị Hồng Nhung (2002), “DNNN Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế”, Luận văn thạc sỹ, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội. [13] Đào Sỹ Sành (2017), “Công nghiệp giấy và vấn đề môi trường”, Thông tin
công nghiệp giấy, 6/2017.
[14] Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, Nxb Lao động, Hà Nội.
[15] Nguyễn Quang Thái (2008), “Doanh nghiệp Việt Nam qua các cuộc điều tra gần đây”, Tạp chí Kinh tế và dự báo ( số 8), tr 45-52
[16] Hồ Trung Thành (2012), Nghiên cứu tiêu chí và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh động cho các DN Ngành Công Thương, Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số: 63.11.RD/HĐ-KHCN.
[17] Ngô Kim Thanh, Lê Văn Tâm (2009), Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[18] Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Mai Trang (2009), Một số yếu tố tạo thành năng lực động DN và giải pháp nuôi dưỡng. Hội thảo “Năng lực cạnh tranh động của DN” - TP.HCM, 18/04/2009.
[19] Bùi Quang Trung (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Giang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
[20] Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế, Nxb Thế Giới, HN.
[21] VCCI (2019), “Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nhiều hơn để tận dụng
CPTPP”, Trung tâm WTO, xem trực tuyến tại địa chỉ
http://www.trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/12559-doanh-nghiep-viet-nam- can-chu-dong-nhieu-hon-de-tan-dung-cptpp, ngày truy cập 14/1/2019
[22] VCCI (2019), “Hội nhập AEC: Nâng cao năng lực cạnh tranh - nhiệm vụ “sống còn” của Doanh nghiệp Việt”, Trung tâm WTO, xem trực tuyến tại địa chỉ http://aecvcci.vn/tin-tuc-n899/hoi-nhap-aec-nang-cao-nang-luc-canh-tranh- -nhiem-vu-song-con-cua-doanh-nghiep-viet.htm, ngày truy cập 31/10/2016.
II. Tiếng nước ngoài
[23] Aldington report (1985), Report from The Select Committee of The House of Lords on Overseas Trade, HMSO, London.
[24] Celuch KG, Kasouf CJ & Peruvemba V (2002), The effects of perceived market and learning orientation on assessed organizational capabilities.
Industrial Marketing Management, vol. 31, pp 45-54
[25] Christos N. Pitelis (2008), “The Sustainable Competitive Advantage and Catching-up of Nations: Fdi, Clusters, and the Liability (Asset) of Smallness”,
Dynamic regions in a knowledge-driven global economy: lessons and implications for the european union – dynreg final conference brussels, 27 november 2008.
[26] Eisenhardt KM & Martin JA (2000), Dynamic capabilities: what are they?,
Strategic Management Journal. Vol. 21, no 11, pp 5-21.
[27] Hult GTM, Hurley RF & Knight GA (2004), Innovativeness: Its antecedents and impact on business performance, Industrial Marketing Management, vol
33, pp 29-38.
[28] Man. T.W.Y, et al, (2002), “The Competitiveness of Small and Medium Enterprises: A Conceptualization with Focus on Entrepreneurial Competencies”, Journal of Business Venturing, (vol.17, no.2) pp.123-142. [29] Nguyen Thi Mai Trang, Barrett NJ & Nguyen Dinh Tho (2004), Cultural
sensitivity, information exchange, and relationship quality, Journal of Customer Behaviour. Vol. 3(3), pp 281-303
[30] O’farrell, P.N. and Hitchens, D.M.W.N. (1988), The Relative Competitiveness and Performance of Small Manufacturing Firms in Scotland and The Mid- West of Ireland: An Analysis of Matched Pairs, Regional Studies, (vol. 22, no. 5) pp. 399-416
[31] OECD, Eurostat (1999), “The Environmental Goods and Services Industry. Manual for Data Collection and Analysis”, OECD, Paris.
[32] Porter, M.E. (1990), The Competitive Advantage of Nations, Free Press, New York.
[33] Yeniyurt S, S. Tamer Cavusgil & G Tomas M Hult (2005), A global market advantage framework: the role of global market knowledge competencies,
International Business Review, vol.14, pp 1-19.
III. Website:
[34] https://vlstock.com/2018/01/17/nhung-thay-doi-chinh-sach-cua-nganh-giay- trung-quoc-va-tac-dong-den-nganh-giay-viet-nam/, truy cập 3/2019.
[35] http://rippi.com.vn/thi-truong-giay-nam-2018-va-du-bao-nam-2019- bid314.html
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: PHIẾU PHỎNG VẤN NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH NAM LONG, BẮC NINH
Chào Anh/Chị!
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nam Long, xin Anh/Chị dành chút thời gian và vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây:
Xin chân thành cảm ơn!
I. THÔNG TIN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN:
Họ và tên người được phỏng vấn: ………....… Sinh năm:……… Bộ phận làm việc: ………..
Chức vụ:………
II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN:
Câu 1: Anh/Chị đánh giá như thế nào về năng lực quản lý tại Công ty TNHH Nam Long với các mức điểm được quy ước như sau:
1. KÉM (KHÔNG TỐT); 2. TRUNG BÌNH; 3.KHÁ; 4.TỐT; 5.RẤT TỐT. (Đánh dấu X vào mức độ đánh giá Anh/Chị cho là hợp lý):
Nội dung câu hỏi Các mức độ đánh giá 5 4 3 2 1
1. Ban lãnh đạo công ty có trình độ chuyên môn và khả năng quản lý tốt
2. Công ty có bộ máy và cơ cấu tổ chức được bố trí một cách khoa học, phù hợp với năng lực của từng người
3. Công ty quản lý dựa trên công nghệ thông tin hiện đại
4. Xây dựng chiến lực quản lý tổng thể và đạt kết quả cao
Câu 2: Anh/Chị đánh giá như thế nào về năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại Công ty TNHH Nam Long với các mức điểm được quy ước trong như sau: 1. KÉM (KHÔNG TỐT); 2. TRUNG BÌNH; 3.KHÁ; 4.TỐT; 5.RẤT TỐT. (Đánh dấu X vào mức độ đánh giá Anh/Chị cho là hợp lý):
Nội dung câu hỏi Các mức độ đánh giá 5 4 3 2 1
1. Nguồn nhân lực cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm là tốt
2. Phương tiện phục vụ cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm là hiện đại
3. Chi phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm là lớn
4. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mang lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Câu 3: Anh/Chị đánh giá như thế nào về năng lực Marketing tại Công ty TNHH Nam Long với các mức điểm được quy ước trong như sau:
1. KÉM (KHÔNG TỐT); 2. TRUNG BÌNH; 3.KHÁ; 4.TỐT; 5.RẤT TỐT. (Đánh dấu X vào mức độ đánh giá Anh/Chị cho là hợp lý):
Nội dung câu hỏi Các mức độ đánh giá 5 4 3 2 1
1. Hoạt động Marketing phong phú cả về nội dung và hình thức
2. Chiến lược Marketing được xây dựng một cách cụ thể và hiệu quả
3. Hoạt động mang lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh
4. Hoạt động Marketing được đầu tư với nguồn kinh phí lớn
Xin cảm ơn sự cộng tác của Anh/Chị!
Phụ lục 02
PHIẾU PHỎNG VẤN KHÁCH HÀNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NAM LONG SO VỚI
CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Chào Anh/Chị!
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nam Long,
xin Anh/Chị dành chút thời gian và vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây:
Xin chân thành cảm ơn!
I. THÔNG TIN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN:
Họ và tên người được phỏng vấn: ………Sinh năm:………… Nghề nghiệp: ……….... Anh chị đã sử dụng sản phẩm của công ty nào dưới đây:
Loại sản phẩm
Công ty
1. Công ty TNHH Nam Long: 2. Xí Nghiệp giấy Quang Huy
3. Công ty TNHH SX giấy và bao bì Việt Thắng Số lượng (tấn/năm) Giấy Kraff Giấy Cartont Sóng Giấy Duplex In Flexo
II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN:
Câu 1: Anh/Chị đánh giá như thế nào về chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Nam Long và các đối thủ với các mức điểm được quy ước trong như sau:
1. KÉM (KHÔNG TỐT); 2. TRUNG BÌNH; 3.KHÁ; 4.TỐT; 5.RẤT TỐT. (Đánh dấu X vào mức độ đánh giá Anh/Chị cho là hợp lý):
Nội dung câu hỏi Các mức độ đánh giá 5 4 3 2 1
A. Công ty TNHH Nam Long 1. Độ sáng của sản phẩm rất cao
2. Độ mịn của sản phẩm cao 3. Độ bền của sản phẩm cao
4. Trọng lượng cơ sở của sản phẩm là ổn định 5. Độ ẩm của sản phẩm ổn định
6. Độ dày của sản phẩm ổn định 7. Sản phẩm không bị nhăn 8. Sản phẩm không nhiều bụi
9. Sản phẩm không bị kẹt nhiều khi in B. XN Giấy Quang Huy 1. Độ sáng của sản phẩm rất cao