5. Bố cục đề tài
1.1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý chi thƣờng xuyên NSNN qua Kho
Kho bạc Nhà nƣớc
Công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc có đặc điểm phạm vi rộng, chu trình ngân sách kéo dài vì vậy có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý chi bao gồm:
1.1.6.1, Nhân tố khách quan
Thứ nhất, Hệ thống luật pháp và chế độ, chính sách chi thƣờng xuyên NSNN
Hệ thống luật pháp, chế độ và chính sách chi thƣờng xuyên NSNN là cơ sở cho KBNN thực hiện phân bổ và kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN. Vì vậy, nó phải đảm bảo tính chính xác (phù hợp với tình hình thực tế), tính thống nhất (thống nhất giữa các ngành, các địa phƣơng và các đơn vị thụ hƣởng NSNN), tính đầy đủ (phải bao quát tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế). Do tính chất các khoản chi thƣờng xuyên NSNN đa dạng, phức tạp và rộng lớn, đồng thời chịu nhiều tác động chủ quan lẫn khách quan nên việc ban hành uật, chế độ, thông tƣ,… còn thiếu cơ sở thực tế để thực hiện, chƣa đồng bộ hoàn toàn.
Thứ hai, Định mức chi tiêu Ngân sách là căn cứ để tính toán xây dựng dự toán, phân bổ dự toán.
Nếu định mức chi tiêu đƣợc xác định cụ thể và chi tiết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN nói chung và hiệu quả công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN nói riêng. Chấp hành đúng định mức chi tiêu của Nhà nƣớc là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá khả năng quản lý và điều hành Ngân sách của các ngành, các cấp liên quan. Vì vậy, dự toán NSNN phải
đảm bảo tính kịp thời (trƣớc khi đơn vị chi, KBNN đã phải có dự toán để quản lý, kiểm soát chi), tính chính xác (nội dung chi, mức chi phải phù hợp với thực tế), đầy đủ (dự toán phải bao quát hết các nhu cầu chi tiêu của đơn vị trong năm ngân sách) và chi tiết (dự toán NSNN càng chi tiết thì việc quản lý chi của KBNN càng thuận tiện và chặt chẽ) để làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị.
1.1.6.2, Nhân tố chủ quan
Thứ nhất, Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi của Kho bạc Nhà nƣớc.
Đây là lực lƣợng trực tiếp thực hiện quản lý chi NSNN. Vì vậy, cán bộ KBNN phải đảm bảo trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức để có thể đảm đƣơng nhiệm vụ quản lý chi NSNN qua KBNN một cách chặt chẽ; đồng thời, cũng không phát sinh các hiện tƣợng cửa quyền, sách nhiễu trong quá trình kiểm soát chi. Trong quản lý chi thƣờng xuyên NSNN phải biết vận dụng các nguyên tắc, chế độ cụ thể một cách linh hoạt theo từng điều kiện của địa phƣơng, phải hỗ trợ các đơn vị giải đáp và xử lý các khó khăn trong quá trình chi NSNN trong điều kiện cho phép mà không vi phạm các chế độ, chính sách cụ thể, không đƣợc vụ lợi cá nhân,…
Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi thường xuyên
Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý chi thƣờng xuyên sẽ tác động trực tiếp tới tốc độ, tính chính xác và hiệu quả của công tác quản lý. Một quy trình công nghệ hiện đại, thống nhất sẽ là cơ sở quan trọng để công tác phân bổ, lập dự toán chi thƣờng xuyên đƣợc tiến hành nhanh chóng, thuận lợi. Công tác quản lý chi thƣờng xuyên tại KBNN luôn đòi hỏi yêu cầu hiện đại hóa về công nghệ. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, khi khối lƣợng chi ngân sách ngày càng lớn và nhiều thì việc phát triển ứng dụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảm bảo công việc đƣợc diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm, chính xác và thống nhất. Do đó, việc xây dựng
một cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệ hoàn chỉnh cho hệ thống quản lý chi tài chính nói chung và chi thƣờng xuyên nói riêng là một đòi hỏi tất yếu giúp hoạt động này đạt hiệu quả cao hơn.