5. Bố cục đề tài
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà
nƣớc
1.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại một số KBNN
* Kinh nghiệm của KBNN thị xã Sơn Tây
Chi ngân sách Nhà nƣớc là một công cụ quan trọng của chính sách tài chính quốc gia và có tác động rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế. Chi ngân sách bao gồm: chi cho đầu tƣ phát triển, chi tiêu dùng thƣờng xuyên để duy trì hoạt động của các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc, các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập và dùng để chi trả nợ Chính phủ vay. Trong tất cả các khoản chi, thi thƣờng xuyên giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì cho bộ máy chính quyền hoạt động trơn chu để đảm bảo thực hiện chức năng của mình.
Với đặc điểm địa hình phần lớn là vùng bán sơn địa, nhiều đồi gò, giáp với các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất. Về mặt giao thông, thị xã có nhiều thuận lợi, cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km. Với mục tiêu trong tƣơng lai là phát triển chuỗi đô thị và khu công nghệ cao Hòa ạc cùng làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam. Quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách tại KBNN thị xã Sơn Tây trong những năm qua có nhiều bƣớc tiến bộ. Thể hiện ở một số nội dung sau:
- Công tác lập dự toán chi NSNN của KBNN thị xã cơ bản đảm bảo đúng trình tự theo quy định của uật NSNN, bám sát nghị quyết của HĐND thị xã và trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
- Hầu hết các khoản chi thƣờng xuyên đều đƣợc thực hiện đạt và cao hơn kế hoạch đề ra. Các khoản chi thƣờng xuyên cơ bản đều đƣợc thực hiện
nghiêm túc, kịp thời. đảm bảo chi đúng mục đích, đúng kế hoạch, chi đủ đáp ứng các nhiệm vụ chi thƣờng xuyên của KBNN. Điều đó thể hiện rõ công tác quản lý chi thƣờng xuyên của KBNN thị xã Sơn Tây có tính hiệu lực cao.
- Tuy nhiên chất lƣợng dự toán do các đơn vị lập chƣa cao, ít tính thuyết phục. Công tác lập dự toán chi thƣờng xuyên của KBNN thị xã chƣa đánh giá hết đƣợc các yếu tố tác động đến quá trình chi thƣờng xuyên ngân sách, dẫn đến gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành ngân sách hàng năm.
- Việc phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên của KBNN thị xã Sơn Tây còn mang tính bình quân, chủ yếu dựa vào định mức phân bổ cố định theo số lƣợng biên chế, lao động thực tế tại đơn vị. Do đó, quản lý chi thƣờng xuyên tại KBNN thị xã chƣa gắn với mục tiêu, chƣa khuyến khích đơn vị sử dụng tiết kiệm NSNN.
- Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành dự toán của cơ quan quản lý cấp trên chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, còn mang nặng tính hình thức.
* Kinh nghiệm của KBNN huyện Phúc Thọ
Quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách tại KBNN huyện Phúc Thọ trong những năm qua có nhiều bƣớc tiến bộ. Thể hiện ở một số nội dung sau:
- Đội ngũ cán bộ quản lý chi thƣờng xuyên tại KBNN huyện hầu hết là cán bộ trẻ đƣợc đào tạo từ cao đẳng trở lên, có trình độ chuyên môn và thành thạo sử dụng công nghệ thông tin, phần mềm ứng dụng trong quản lý tài chính, do đó khả năng cập nhật các thông tin quản lý, chế độ chính sách mới khá tốt; tuy nhiên kinh nghiệm quản lý chƣa nhiều nên đôi khi còn lúng túng trong xử lý công việc điều hành ngân sách.
- Công tác quản lý từ khâu lập dự toán đến khâu chấp hành dự toán đều đƣợc thực hiện theo đúng quy trình thủ tục, đảm bảo tính dân chủ, công khai, bám sát các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
hành với công tác tổ chức triển khai thực hiện uật NSNN. Việc thực hiện đƣợc chấp hành nghiêm túc, chất lƣợng báo cáo ngày càng tiến bộ, đảm bảo số liệu khớp đúng, phản ánh cơ bản theo mục lục NSNN.
- Tuy nhiên, việc phân bổ chi thƣờng xuyên theo định mức tại KBNN huyện chƣa bao quát đƣợc hết tính đặc thù của từng cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách dẫn đến việc sử dụng ngân sách của các đơn vị không đạt đƣợc hiệu quả cao.
- Việc lập báo cáo quyết toán đôi khi còn chậm, nội dung quyết toán một số mục thu, chi chƣa đúng mục lục NSNN. Cán bộ quản lý còn thiếu kiến thức quản lý nhà nƣớc dẫn đến việc quản lý còn mang tính hình thức, xử lý công việc chƣa kịp thời.
* Kinh nghiệm của KBNN huyện Đại Từ
Quán triệt tình thần chi tiêu tiết kiệm, đảm bảo sử dụng hợp lý các khoản chi phí phát sinh, giảm thiểu tối đa chi phí bất hợp lý, không hợp lệ, KBNN huyện Đại Từ đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý chi thƣờng xuyên nói riêng. Theo đó, những năm qua, hoạt động quản lý các khoản chi phục vụ hoạt động thƣờng xuyên tại KBNN đã đƣợc thực hiện khá tốt với một số kinh nghiệm đã đƣợc đúc kết nhƣ sau:
- Với những khoản chi phát sinh, KBNN huyện Đại Từ luôn tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán kịp thời, chính xác theo đúng mục lục ngân sách quy định, qua đó giúp cho công tác tổng hợp số liệu báo cáo, phân tích các khoản chi thƣờng xuyên luôn đảm bảo tính trung thực, giảm thiểu tình trạng lãng phí trong chi tiêu ngân sách.
- KBNN huyện đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi thƣờng xuyên NSNN. Cụ thể: Hoàn thiện các chƣơng trình tin học ứng dụng quản lý chi; Tạo lập hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý; Tăng cƣờng đào tạo nâng cao trình độ tin học cho cán bộ kiểm soát, quản lý chi tại KBNN.
- KBNN huyện Đại Từ đã thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho đội ngũ cán bộ quản lý chi thƣờng xuyên, mỗi cán bộ đƣợc giao 1 nhiệm vụ cụ thể, chi tiết căn cứ theo trình độ và khả năng chuyên môn của từng ngƣời, đảm bảo không có tình trạng chồng chéo trong công việc, giúp công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN đƣợc thực hiện liên tục, không bị gián đoạn.
- Những năm qua, KBNN huyện đã không ngừng hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra chi thƣờng xuyên NSNN. Trong đó, KBNN huyện chú trọng triển khai thực hiện tốt công tác kiểm tra và tự kiểm tra trong nội bộ đơn vị nhằm kịp thời phát hiện sở hở, thiếu sót…; bảo đảm tất cả các khoản chi đều đƣợc kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hạn chế phát sinh sai sót, cũng nhƣ hạn chế những khoản chi không hợp lệ.
1.2.2. Bài h c inh nghiệm r t ra từ thực tiễn quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Ph B nh
Từ kinh nghiệm về quản lý chi thƣờng xuyên của một số KBNN có thể vận dụng để nâng cao hiệu quả quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Phú Bình cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, trong quá trình quản lý chi thƣờng xuyên cần phải kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, phải thực hiện tiết kiệm chi NSNN; cần chú trọng vào các khoản chi mới phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của địa phƣơng tuy nhiên cũng phải đảm bảo phân phối ngân sách theo đúng quy định.
Thứ hai, việc quản lý chi thƣờng xuyên NSNN có liên quan mật thiết với chu trình ngân sách. Do đó, trong việc tạo lập dự toán ngân sách, KBNN huyện cần cân đối giữa Ngân sách trung ƣơng và Ngân sách địa phƣơng nhằm phát huy tối đa vai trò của các cấp chính quyền trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, trong quản lý chi thƣờng xuyên NSNN, KBNN huyện cần quan
tâm tất cả các khâu trong quá trình quản lý bao gồm: lập tự toán, chấp hành và quyết toán NSNN một cách chặt chẽ từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
Đồng thời, với mỗi nhiệm vụ trong quá trình quản lý cần bố trí nhân lực thực hiện phù hợp, đảm bảo mỗi nhân lực đảm nhận một công việc cụ thể, rõ ràng, không có sự chồng chéo trong thực hiện công việc. Việc bố trí công việc phải dựa trên trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của cán bộ công chức KBNN huyện.
Thứ tư, đẩy mạnh đầu tƣ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhƣ: Hoàn thiện các chƣơng trình quản lý tài chính nói chung và quản lý chi thƣờng xuyên nói riêng; Tạo lập hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý; Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ tin học cho cán bộ kiểm soát, quản lý chi tại KBNN, đảm bảo nhân lực có năng lực đáp ứng yêu cầu công việc và hoạt động quản lý.
Thứ năm, tổ chức hạch toán kế toán kịp thời, chính xác những khoản chi thƣờng xuyên phát sinh theo đúng mục lục ngân sách, số liệu báo cảo phân tích phải đảm bảo độ trung thực cao theo đúng cơ chế chi tiêu nội bộ tại KBNN huyện.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nƣớc Phú Bình nhƣ thế nào? Đã đạt đƣợc những kết quả gì? Còn tồn tại hạn chế gì? Nguyên nhân vì sao?
Đƣa ra đƣợc giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nƣớc Phú Bình.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu, thông tin
2.2.1.1 Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp
Các số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đƣợc tác giả thu thập qua:
- Nội dung tài liệu thu thập gồm tình hình quản lý chi thƣờng xuyên, công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị gồm chi và quyết toán chi các hoạt động thƣờng xuyên tại KBNN huyện Phú Bình…
- Số liệu thu thập đƣợc sử dụng trong luận văn còn bao gồm: báo cáo tình hình tài chính, cơ chế quản lý chi thƣờng xuyên tại KBNN Phú Bình; từ các báo cáo, tài liệu, số liệu các cuộc điều tra, các sách báo, tạp chí, các văn bản pháp quy, các Website có liên quan… đƣợc sử dụng làm nguồn tài liệu nghiên cứu.
- Thu thấp từ các số liệu đƣợc công bố qua tạp chí, báo, tài liệu khoa học đã nghiên cứu về NSNN và quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN.
- Thu thập thông tin từ các loại văn bản mang tính Pháp luật, Thông tƣ, Nghị quyết của các cơ quan, tổ chức,...đã đƣợc công bố; các loại tài liệu, báo cáo của cơ quan KBNN về công tác quản lý chi NSNN nói chung, quản lý chi thƣờng xuyên NSNN nói riêng qua các năm để làm nguồn tài liệu cho nghiên cứu luận văn.
nghiên cứu khoa học, các tài liệu liên quan đến công trình nghiên cứu, các tài liệu đƣợc đăng tải trên Internet,...
- Thu thập thông tin từ các chuyên gia: Thông qua các cuộc phỏng vấn, thảo luận nhằm thu thập ý kiến trực tiếp của các cán bộ có kinh nghiệm quản lý trực tiếp NSNN, các nhà quản lý thuộc cơ quan nhà nƣớc có liên quan, các chuyên gia phân tích chính sách, các thầy cô giáo các trƣờng Đại học về những nội dung có liên quan đến công tác quản lý chi NSNN. Từ các ý kiến thu thập đƣợc sẽ góp phần chuẩn hóa những nhận định, đóng góp mà đề tài nghiên cứu đƣa ra.
2.2.1.2. Thu thập số liệu, thông tin sơ cấp
* Đối tượng điều tra: Số liệu sơ cấp đƣợc điều tra thông qua phiếu khảo sát các đối tƣợng có liên quan là toàn bộ đội ngũ cán bộ, công nhân viên tại KBNN huyện Phú Bình.
* Mục đích điều tra: Mục đích của việc thực hiện điều tra là thu thập ý kiến của đội ngũ cán bộ, công chức KBNN huyện Phú Bình về hoạt động quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại đơn vị.
* Cỡ mẫu điều tra: Tính đến hết ngày 31/12/2019, Kho bạc Nhà nƣớc huyện Phú Bình có 12 cán bộ, công chức. Căn cứ vào quy mô nguồn nhân lực của đơn vị, tác giả lựa chọn điều tra tổng thể, điều tra tất cả 12 cán bộ, công chức, viên chức tại KBNN huyện.
* Thời gian điều tra: Hoạt động điều tra, thu thập số liệu sơ cấp đƣợc thực hiện từ ngày 01/09/2019 đến ngày 30/09/2019.
* Nội dung điều tra: Mỗi đối tƣợng trong mẫu đƣợc chọn điều tra tác giả phát 1 phiếu điều tra. Phƣơng pháp điều tra đƣợc thực hiện đan xen, kết hợp giữa phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu gửi lại rồi thu phiếu sau.
Phiếu khảo sát đƣợc xây dựng bao gồm 2 phần chính: - Phần thông tin cơ bản của ngƣời đƣợc hỏi
đến đánh giá thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên tại KBNN huyện Phú Bình bao gồm: Quy trình quản lý; công tác lập dự toán chi thƣờng xuyên; công tác tổ chức thực hiện chi thƣờng xuyên và công tác quyết toán chi thƣờng xuyên.
* Quy ước đánh giá
Phiếu khảo sát đƣợc xây dựng theo đánh giá 5 cấp độ theo thang đo của Likert với mức từ 1 đến 5 trong đó mức 1 là mức đánh giá thấp nhất còn mức 5 là đánh giá cao nhất.
Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert đƣợc sử dụng trong luận văn
Mức Lựa chọn Khoảng điểm Mức đánh giá
1 Rất không tốt 1,00 - 1,80 Kém
2 Không tốt 1,81 - 2,60 Yếu
3 Trung bình 2,61 - 3,40 Trung bình
4 Tốt 3,41 - 4,20 Khá
5 Rất tốt 4,21 - 5,00 Tốt
2.2.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích thông tin
- Phƣơng pháp phân tích tƣ liệu sẵn có: Thông qua các phƣơng pháp đọc và ghi chép thông tin, tra cứu qua mạng Internet để hệ thống hóa, nghiên cứu các tài liệu trong nƣớc, các báo cáo có liên quan để khái quát hóa cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN nói riêng, từ đó xây dựng đƣợc khung lý thuyết về quản lý chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN cho đề tài này.
- Phân tích, so sánh số liệu thống kê: Tổng hợp và hệ thống lại các thông tin, số liệu báo cáo qua từng năm hoặc cả giai đoạn nghiên cứu tại KBNN Phú Bình, từ đó phân tích về thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Phú Bình, thông qua đó nhận xét, đánh giá các ƣu điểm và hạn chế của việc quản lý chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Phú Bình và đƣa ra đƣợc các giải pháp để hoàn thiện hơn cơ chế quản lý.
- Phƣơng pháp so sánh: So sánh, đối chiếu thực tế quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách tại Kho bạc Nhà nƣớc Phú Bình với quy định của uật NSNN.
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1 Giá trị lập dự toán chi thƣờng xuyên
Chỉ tiêu này thể hiện số chi thƣờng xuyên trong năm kế hoạch, bao gồm toàn bộ dự toán chi thƣờng xuyên của KBNN huyện Phú Bình trong năm dự toán. Chỉ tiêu này, tác giả sử dụng số dự toán đƣợc giao và số dự toán mà KBNN huyện Phú Bình đã lập.
Số dự toán đã lập là số dự toán chi thƣờng xuyên mà bộ phận kế toán KBNN huyện tổng hợp dự toán trên cơ sở số chi thực hiện năm trƣớc liền kề.
Số dự toán đƣợc giao là số dự toán chi thƣờng xuyên mà KBNN tỉnh Thái Nguyên giao trên cơ sở kiểm tra số dự toán đã lập của KBNN huyện Phú Bình cũng nhƣ tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn. Trong quản lý chi thƣờng xuyên, KBNN huyện Phú Bình phải căn cứ vào số dự toán đƣợc giao để sử dụng, phân bổ cho các hoạt động thƣờng xuyên tại đơn vị.