5. Bố cục đề tài
3.3.1 Yếu tố khách quan
3.3.1.1 Hệ thống luật pháp và chế độ, chính sách quản lý chi thường xuyên NSNN
Cơ chế quản lý chi thƣờng xuyên tại KBNN huyện Phú Bình là một hệ thống các văn bản pháp lý để tổ chức quản lý quá trình sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp của KBNN huyện để thực hiện các hoạt động thƣờng xuyên, đảm bảo đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị Kho bạc trên đia bàn huyện Phú Bình đã đƣợc KBNN tỉnh, Nhà nƣớc, Bộ Tài chính và KBNN giao cho. Hiện tại, hệ thống luật pháp điều chỉnh, hƣởng dẫn hoạt động quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Phú Bình bao gồm: Quyết định số 54/2013/QĐ-TTg ngày 19/9/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về “Ban hành cơ chế quản lý tài chính và biên chế của KBNN”; Thông tƣ số 180/2013/TT- BTC ngày 02/12/2013 của Bộ Tài chính “Hƣớng dẫn thực hiện cơ chế quản lý chi thƣờng xuyên và biên chế của KBNN”. Quyết định số 1295/QĐ-KBNN ngày 25/12/2013 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nƣớc ban hành “Quy chế quản lý tài chính đối với các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc”; Quyết định số 1297/QĐ-KBNN ngày 25/12/2013 của Tổng Giám đốc KBNN về “Quy chế xếp loại lao động tháng trong hệ thống KBNN”. Quyết định số 77/QĐ-KBNN ngày 25/01/2014 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nƣớc ban hành “Quy chế chi tiêu và một số định mức chi nội bộ đối với các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc”.
Nhìn chung, KBNN huyện Phú Bình đã có một nền tảng pháp lý về cơ chế chính sách quản lý tài chính nói chung và quản lý chi thƣờng xuyên nói riêng, đảm bảo mang tính chất thống nhất, phù hợp với chủ trƣơng, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí của nhà nƣớc. Cơ chế quản lý đã tạo điều kiện cho KBNN huyện Phú Bình đƣợc chủ động trong quản lý, sử dụng kinh phí cho hoạt động thƣờng xuyên để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị góp phần thực hiện chiến lƣợc phát triển là “Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định, vững chắc”, đồng thời từng bƣớc tăng cƣờng cơ sở vật chất, hiện đại hoá công nghệ thông tin, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trên cơ sở tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng... Tuy nhiên, hệ thống pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực chi thƣờng xuyên còn ít, chủ yếu điều chỉnh chung chung trong hoạt động quản lý tài chính; nội dung quy định chƣa cụ thể, còn chung chung có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến thực hiện thiếu thống nhất, gây ra khó khăn cho hoạt động quản lý chi tiêu tại đơn vị. Ngoài ra, việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn còn chậm. sau khi luật đƣợc ban hành phải chờ khá lâu nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn mới ban hành. Với những văn bản đòi hỏi phải có hƣớng dẫn của địa phƣơng thì đƣợc thực hiện chậm hơn rất nhiều, đặc biệt nội dung hƣớng dẫn của địa phƣơng có lúc còn trái với quy định của cấp trên làm cho Kho bạc gặp nhiều lúng túng trong thực hiện.
3.3.1.2 Định mức chi tiêu Ngân sách tại KBNN
Những năm qua, định mức chi tiêu ngân sách trong hệ thống KBNN liên tục đƣợc điều chỉnh. Giai đoạn 2017- 2019 có 5 lần điều chỉnh: năm 2017 có 2 lần điều chỉnh, năm 2018 có 1 lần điều chỉnh và năm 2019 có 2 lần điều chỉnh. à 1 đơn vị trong hệ thống KBNN, KBNN huyện Phú Bình cũng tuân thủ nghiêm ngặt các định mức chi tiêu NSNN đã đƣợc quy định của nhà nƣớc và Bộ Tài chính. Theo đó, một số định mức chi tiêu ngân sách đặc thù đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau:
Chi tiền lương, tiền công: Định mức chi tiền lƣơng, tiền công đối với CBCC bình quân toàn hệ thống KBNN là 1,8 lần mức lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nƣớc quy định (gồm lƣơng ngạch, bậc, chức vụ và các loại phụ cấp, trừ phụ cấp làm đêm, thêm giờ). Việc phân phối tiền lƣơng cho CBCC tại KBNN đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau:
- Tiền lƣơng theo chế độ nhà nƣớc quy định và các khoản đóng góp theo lƣơng: thực hiện theo chế độ tiền lƣơng hiện hành của Nhà nƣớc.
- Tiền lƣơng theo kết quả công việc (phần tiền lƣơng 0,8 lần) đƣợc phân phối nhƣ sau: (i) Mức 0,6 lần tiền lƣơng: Hàng tháng, các đơn vị thực hiện chi cho cán bộ công chức với mức 0,6 lần tiền lƣơng ngạch bậc, chức vụ, phụ cấp lƣơng; (ii) Phần còn lại của tiền lƣơng theo kết quả công việc (mức tiền lƣơng 0,8 lần trừ đi mức tiền lƣơng 0,6 lần đã thanh toán cho công chức) đƣợc phân phối trên cơ sở kết quả bình xét A, B, C của từng tháng (theo Quyết định số 1297/QĐ-KBNN ngày 25/12/2013 của KBNN).
Chi khen thưởng, phối hợp thực hiện nhiệm vụ: Mức chi khen thƣởng, phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ đối với các tổ chức cá nhân trong và ngoài hệ thống KBNN có thành tích đóng góp vào việc KBNN hoàn thành nhiệm vụ do Giám đốc KBNN huyện Phú Bình quyết định, không quá 02 lần/năm đối với một tổ chức, cá nhân, các mức tối đa nhƣ:
- Đối với cá nhân: Định kỳ hoặc đột xuất, căn cứ vào báo cáo của bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ tại đơn vị về thành tích trong phối hợp công tác, Giám đốc KBNN huyện Phú Bình quyết định chi khen thƣởng, phối hợp để động viên kịp thời, mức chi là 2.000.000 đồng/ngƣời.
- Đối với tổ chức: Căn cứ kết quả phối hợp công tác hàng quý, 6 tháng và cả năm của tổ chức góp phần hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của KBNN huyện và trên cơ sở đề xuất của bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan Giám đốc KBNN huyện quyết định chi khen thƣởng, phối hợp cho các tổ chức với định mức chi 5.000.000 đồng/ngƣời
Chi văn phòng phẩm: có 2 định mức chi văn phòng phẩm đang áp dụng tại KBNN huyện Phú Bình gồm chi khoán và chi không khoán
- Chi văn phòng phẩm khoán: Danh mục văn phòng phẩm khoán gồm: Bút viết các loại, ghim gài, ghim dập các loại, hồ dán, bút xóa, bút nhớ dòng, bút dạ bảng, giấy giao việc, kẹp sắt các loại, kéo, dao, dập ghim các loại, đục lỗ, băng dính các loại, pin tiểu, bìa cứng, bút dạ dầu, giấy than, sổ ghi chép... Mức khoán: Tối đa 90.000 đồng/ngƣời/quý đối với công chức làm công tác bảo vệ, lái xe, phục vụ; Tối đa 150.000 đồng/ngƣời/quý đối với công chức nghiệp vụ khác.
- Chi mua văn phòng phẩm không khoán: Danh mục văn phòng phẩm không khoán gồm: Mực in các loại, mực photocopy, mực máy Fax, ruy băng các loại, giấy sử dụng cho công tác photo, in ấn, giấy nến máy in nhanh, đề can dán, cặp ba dây, văn ph ng phẩm dùng chung phục vụ văn phòng, kế toán, kiểm soát chi. Khi có nhu cầu sử dụng văn phòng phẩm không khoán, các đơn vị lập đề nghị sử dụng, thủ trƣởng đơn vị quyết định mua sắm trang bị đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định.
Nhìn chung, hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi tiêu trong thời gian qua đã đƣợc các cơ quan chức năng nghiên cứu bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn, định mức vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý, vẫn chung chung, thiếu căn cứ để KBNN huyện Phú Bình xây dựng dự toán, không đủ cơ sở để KBNN thực hiện quản lý và khó khăn cho các cơ quan thanh tra, kiểm toán xác định tính đúng đắn của các khoản chi thƣờng xuyên.
3.3.1.3 Tình hình kinh tế huyện Phú Bình
Giai đoạn 2017-2019 là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động phát triển kinh tế huyện Phú Bình trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2015 -2020, với sự nỗ lực cố gắng,
quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện phát huy thuận lợi, khai thác các nguồn lực, khắc phục những khó khăn đã đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế. Những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế của huyện những năm qua nhƣ sau:
Huyện đã hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu chủ yếu. Quy mô, tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững hơn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động rõ nét; đời sống của nhân dân tiếp tục đƣợc nâng lên; thu nhập bình quân đầu ngƣời trên 50 triệu đồng/ngƣời, hoàn thành trƣớc 2 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXVI.
Năm 2019, hoạt động sản xuất công nghiệp, bao gồm công nghiệp khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và khu vực địa phƣơng tiếp tục tăng trƣởng, hoạt động có hiệu quả. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt hơn 14 nghìn tỷ đồng, bằng 100,9% KH. Sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục ổn định và phát triển, có nhiều kết quả tích cực; tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt gần 79 nghìn tấn, bằng 103,9% kế hoạch, tăng 2,2% so với năm 2017. Thực hiện thí điểm dồn điền đổi thửa tại 3 đơn vị Tân Đức, Xuân Phƣơng, Úc Kỳ với diện tích đạt 158,29 ha; đƣợc Thƣờng trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao, quyết định hỗ trợ 7 tỷ đồng đầu tƣ xây dựng hạ tầng
Trong năm 2019, huyện đã có nhiều công trình quan trọng đƣa vào sử dụng; nhiều công trình lớn, cấp bách đƣợc đầu tƣ xây dựng, tiêu biểu nhƣ Dự án đƣờng Vành đai V (đoạn tuyến đi trùng Đại lộ Đông Tây khu Tổ hợp Yên Bình và cầu vượt sông Cầu), có tổng mức đầu tƣ gần 1.000 tỷ đồng; đƣờng tỉnh lộ ĐT.261; các tuyến đƣờng liên xã Cầu Mây - Tân Kim, Bàn Đạt - Tân Khánh, Tân Hòa - Tân Thành, cầu Cô Dạ; trụ sở xã Nhã Lộng, Đào Xá; 8 công trình nhà lớp cao tầng đƣợc xây dựng mới.
Nhƣ vậy, những năm qua tình hình kinh tế huyện Phú Bình đã đạt nhiều kết quả tích cực, việc tăng trƣởng kinh tế đồng nghĩa với các nhiệm vụ chi NSNN gia tăng, đòi hỏi KBNN huyện phải bổ sung thêm biên chế khiến
gia tăng các khoản chi thƣờng xuyên NSNN, gây ra tác động nhất định đến công tác quản lý chi thƣờng xuyên tại KBNN huyện Phú Bình.