Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường kiểm soát chi đầu tư phát triển qua hệ thống kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 46)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước

nước

Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả chi ĐTPT từ NSNN gồm chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Hiệu quả tuyệt đối được xác định bằng hiệu số giữa kết quả đạt được của chi ĐTPT từ NSNN và chi phí từ NSNN đã bỏ ra cho ĐTPT.

Hiệu quả đầu tư = Kết quả đầu tư đạt được - Chi phí phải bỏ ra (giá trị TSCĐ tăng thêm) (mức chi NSNN)

Nếu kết quả đầu tư đạt được càng lớn hơn so với tổng số vốn đầu tư thực hiện thì hiệu quả đầu tư càng cao.

Hiệu quả tương đối là tỷ lệ so sánh giữa kết quả đạt được so với chi NSNN đã bỏ ra cho ĐTPT (vốn đầu tư đã thực hiện).

Hiệu quả đầu tư = Kết quả đầu tư đạt được (giá trị TSCĐ tăng thêm) Tổng vốn đầu tư đã thực hiện

Trong ĐTPT nó được thể hiện bằng hệ số huy động TSCĐ

Hệ số huy động

TSCĐ =

Giá trị TSCĐ huy động đưa vào sử dụng Tổng vốn ĐTPT bằng vốn NSNN

Chương 3

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC KẠN

3.1. Khái quát chung về Kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của KBNN tỉnh Bắc Kạn

Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Kạn là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

KBNN Bắc Kạn được thành lập ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách ra từ KBNN Bắc Thái. Khi mới thành lập, KBNN Bắc Kạn có văn phòng KBNN tỉnh với 4 phòng chuyên môn và 7 đơn vị KBNN trực thuộc; tổng số công chức có 57 người. Đến nay KBNN Bắc Kạn có văn phòng KBNN tỉnh với 05 phòng chuyên môn và 07 đơn vị KBNN trực thuộc; tổng số công chức và người lao động hợp đồng là 151 người.

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, KBNN Bắc Kạn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong công tác quản lý tài chính - ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của ngành và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Kạn

3.1.2.1. Chức năng

Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Kạn là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Kạn có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

3.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN Bắc Kạn

Quyết định số 1618/QĐ-BTC về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của kho bạc nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, có 18 nhiệm vụ, quyền hạn được giao bao gồm những nội dung cơ bản sau: (1) Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý; (2) Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi; (3) Hướng dẫn, kiểm tra KBNN cấp huyện thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định; (4) Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các nguồn quỹ khác theo quy định; (5) Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ; (6) Tổ chức thực hiện công tác kế toán NSNN; (7) Thực hiện nhiệm vụ tổng kết toán nhà nước theo quy định của pháp luật; (8) Thực hiện công tác thống kê, tổng hợp, đối chiếu về thu, chi NSNN và các quỹ tài chính; (9) Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN cấp tỉnh theo chế độ quy định; (10) Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại KBNN cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; (11) Thực hiện nhiệm vụ của KBNN cấp huyện; (12) Thực hiện thanh, kiểm tra chuyên ngành, thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và xử lý theo thẩm quyền; (13) Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu; (14) Quản lý bộ máy, biên chế, chế độ đãi ngộ đối với người lao động thuộc phạm vi quản lý của KBNN; (15) Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ; (16) Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa, cải cách hành chính hoạt động KBNN; (17) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc KBNN giao; (18) KBNN cấp tỉnh có quyền: trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại KBNN. Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện. Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN theo quy định của pháp luật.

3.1.3. Bộ máy tổ chức của hệ thống Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Kạn

Sơ đồ 3.1 mô tả bộ máy tổ chức hoạt động tại KBNN tỉnh Bắc Kạn, theo đó chức năng nhiệm vụ của các phòng ban dựa theo Quyết định số 1618/QĐ-BTC về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của kho bạc nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cụ thể:

Sơ đồ 3.1. Bộ máy cơ cấu tổ chức KBNN tỉnh Bắc Kạn

(Nguồn: Văn phòng KBNN) 3.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc KBNN tỉnh

Giám đốc KBNN cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc KBNN và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của KBNN trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Chỉ đạo, điều hành

HD, kiểm tra, phối hợp thực hiện

GIÁM ĐỐC

Phòng Kế toán nhà nước

KBNN Ba Bể Phòng kiểm soát chi

KBNN Bạch Thông

Phòng Thanh tra Kiểm tra

KBNN Ngân Sơn KBNN Chợ Đồn KBNN Chợ Mới KBNN Na Rì Phòng Tài vụ quản trị Văn Phòng KBNN Pác Nặm CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC

Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng chức năng

a) Phòng Kế toán nhà nước

Tham mưu, giúp Giám đốc KBNN tỉnh trong việc: Dự thảo các văn bản, hướng dẫn, thanh toán, kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc; Tham gia ý kiến xây dựng chế độ kế toán nhà nước; Tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước; Tập trung và hạch toán các khoản thu NSNN tại KBNN tỉnh cho các cấp ngân sách theo quy định; Kiểm soát chi NSNN đối với các khoản chi thường xuyên của NSNN theo quy định; Tổ chức thực hiện công tác thanh toán tại KBNN tỉnh; Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN tỉnh.

Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác đã được phê duyệt. Trực tiếp thực hiện công tác phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số liệu về thu, chi và quyết toán thu, chi NSNN qua KBNN tỉnh.

Thực hiện công tác thông tin, điện báo; báo cáo, tổng hợp báo cáo theo lĩnh vực liên quan đối với các cấp có thẩm quyền.

Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu định kỳ số dư tài khoản của các đơn vị giao dịch mở tại KBNN tỉnh, tài khoản tiền gửi của KBNN tỉnh mở tại NH.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN tỉnh giao. b) Phòng Kiểm soát chi

Tham mưu, giúp Giám đốc KBNN tỉnh trong việc: Dự thảo các văn bản hướng dẫn; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn NSNN và các nguồn vốn khác; Tham gia ý kiến với các đơn vị có liên quan về cơ chế kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn.

Trực tiếp thực hiện công tác kiểm soát thanh toán vốn NSNN và các nguồn vốn khác.

Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác đã được phê duyệt. Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình kiểm soát, thanh toán vốn NSNN và các nguồn vốn khác.

Xác nhận số thanh toán vốn đầu tư cho dự án theo quy định do phòng Kiểm soát chi NSNN trực tiếp kiểm soát, thanh toán.

Thực hiện quyết toán, tổng hợp báo cáo quyết toán của vốn NSNN và các nguồn vốn khác.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN tỉnh giao. c) Phòng Thanh tra - Kiểm tra

Tham mưu, giúp Giám đốc KBNN tỉnh trong việc: Xây dựng kế hoạch và nội dung thanh tra, kiểm toán nội bộ, kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị liên quan; Tham gia ý kiến với các đơn vị có liên quan về lĩnh vực công tác được giao; Tham gia với tổ chức liên quan để thực hiện chức năng thanh tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; Hướng dẫn, tổ chức triển khai, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện.

Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác đã được phê duyệt. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ thường xuyên và đột xuất các đơn vị liên quan.

Tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân tại KBNN tỉnh; là đầu mối giúp Giám đốc KBNN tỉnh giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định. Tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ định kỳ và đột xuất, công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn theo quy định. Đề xuất sửa đổi các quy định, quy trình nghiệp vụ KBNN (nếu có).

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN tỉnh giao. d) Phòng Tài vụ - Quản trị

Đối với bộ phận tài vụ: Tham mưu, giúp Giám đốc KBNN tỉnh trong việc: Dự thảo các văn bản hướng dẫn; hướng dẫn, kiểm tra và góp ý công

tác quản lý tài chính nội bộ tại KBNN huyện trực thuộc theo chế độ quy định; Hướng dẫn KBNN huyện trực thuộc lập dự toán, xây dựng và tổng hợp dự toán thu, chi hàng năm của KBNN tỉnh để báo cáo KBNN; phân bổ và giao dự toán kinh phí cho các đơn vị trực thuộc sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác đã được phê duyệt. Thực hiện công tác kế toán các khoản kinh phí do KBNN cấp và các nguồn kinh phí khác theo chế độ quy định.

Tổng hợp quyết toán kinh phí nội bộ của KBNN tỉnh; quyết toán tình hình sử dụng các khoản kinh phí do KBNN cấp và các nguồn kinh phí khác theo chế độ quy định.

Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính nội bộ tại văn phòng KBNN tỉnh: thực hiện thanh toán các khoản chi ĐTPT, chi mua sắm tài sản và các khoản chi thường xuyên của văn phòng KBNN tỉnh theo chế độ quy định; tổ chức hạch toán kế toán, thống kê, báo cáo quyết toán kinh phí nội bộ của văn phòng KBNN tỉnh theo chế độ quy định; quyết toán tình hình sử dụng các khoản kinh phí theo chế độ quy định.

Đối với bộ phận quản trị: Dự thảo các văn bản hướng dẫn; hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý ĐTPT nội bộ, công tác quản lý tài sản.

Về công tác quản lý ĐTPT nội bộ: Hướng dẫn, tổng hợp KBNN huyện trực thuộc lập quy hoạch, kế hoạch ĐTPT nội bộ dài hạn, hàng năm; Thực hiện thẩm tra hoạt động đấu thầu, tiến độ công trình, thanh quyết toán các dự án đầu tư do KBNN tỉnh làm chủ đầu tư theo quy định trình cấp có thẩm quyền;

Về công tác quản lý tài sản: Hướng dẫn KBNN huyện trực thuộc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý việc mua sắm, sử dụng, sửa chữa, kiểm kê, thanh lý tài sản xây dựng và tổng hợp kế hoạch của toàn tỉnh trình KBNN phê duyệt.

đ) Văn phòng

Đối với công tác liên quan đến tổ chức cán bộ: Dự thảo đề án kiện toàn tổ chức bộ máy của KBNN tỉnh; lập kế hoạch và chuẩn bị các thủ tục cần thiết để sắp xếp cơ cấu tổ chức, thành lập, giải thể, sáp nhập, chia tách các tổ chức thuộc và trực thuộc KBNN tỉnh;

Thực hiện công tác quản lý cán bộ: quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, kỷ luật, điều động, luân chuyển, nghỉ hưu, thôi việc hoặc giải quyết chế độ, chính sách đối với công chức và lao động hợp đồng

Lập kế hoạch, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dài hạn và hàng năm của KBNN tỉnh, cử công chức thuộc diện KBNN tỉnh quản lý đi đào tạo, Xây dựng và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua; tổng hợp và xét duyệt kết quả thi đua của các đơn vị thuộc và trực thuộc KBNN tỉnh.

Đối với công tác liên quan đến hành chính: Dự thảo các văn bản hướng dẫn; hướng dẫn, kiểm tra công tác công tác hành chính, văn thư lưu trữ, quản lý con dấu, công tác bảo vệ tại các đơn vị trực thuộc theo chế độ quy định;

Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ; quản lý con dấu tại KBNN tỉnh. Thực hiện công tác hành chính, quản trị tại KBNN tỉnh: xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy cơ quan; quản lý công tác trật tự, nội vụ và văn minh, văn hoá công sở; tổ chức thực hiện công tác bảo vệ; quản lý và điều hành đội xe ô tô và các công tác hành chính quản trị khác.

Tổ chức các hoạt động đối nội, đối ngoại; đón tiếp đoàn khách ra - vào trong cơ quan.

e, KBNN cấp Huyện

Quản lý quỹ ngân sách cấp thành phố, thị xã, ngân sách xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh lỵ và các quỹ tài chính khác được giao quản lý: quản lý và hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách; kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN.

Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ giao dịch, thanh toán theo quy định: Mở và quản lý tài khoản tại KBNN tỉnh và ngân hàng thương mại trên địa bàn; Hướng dẫn các đơn vị trong việc mở và sử dụng tài khoản tại phòng Giao dịch; Thực hiện thanh toán liên kho bạc trong hệ thống KBNN.

Thực hiện hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính được giao quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ. Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số liệu về thu, chi NSNN qua phòng Giao dịch.

Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo chế độ áp dụng cho KBNN huyện.

Thực hiện quyết toán các hoạt động nghiệp vụ KBNN theo quy định. Lưu giữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu, con dấu do phòng Giao dịch quản lý theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN tỉnh giao.

3.1.4. Đội ngũ cán bộ, nhân viên tại hệ thống Kho bạc nhà nước Bắc Kạn

Hiện nay KBNN Bắc Kạn có văn phòng KBNN tỉnh với 05 phòng chuyên môn và 07 đơn vị KBNN trực thuộc; tổng số công chức và người lao động hợp đồng là 151 người.

Bảng 3.1. Số lượng và trình độ nhân viên KBNN tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016- 2018 Đơn vị tính: Người Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 (%) 2018/2017 (%) 1. Số lượng 158 153 151 96,8 98,7 - Nam 57 55 54 96,5 98,2 - Nữ 101 98 97 97,0 99,0 2. Trình độ 158 153 151 96,8 98.,7 - Trên Đại học 3 3 3 100,0 100,0 - Đại học 133 131 129 98,5 98.5 - Cao đẳng, trung cấp 22 19 19 86,4 100.0 (Nguồn: Văn phòng KBNN tỉnh Bắc Kạn)

Số lượng lao động có sự biến động giảm do Kho bạc đang thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế giai đoạn 2016 - 2021 theo Đề án số 03 - ĐA/TU ngày 10/5/2017 của Tỉnh ủy Bắc Kạn. Do tính chất công việc nên số lượng nhân viên nữ tại Kho bạc chiếm 2/3 tổng số lao động, sự mất cân đối này cũng sẽ phần nào tác động đến quá trình giao việc cho các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường kiểm soát chi đầu tư phát triển qua hệ thống kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)