Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường kiểm soát chi đầu tư phát triển qua hệ thống kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 108)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.2. Các yếu tố khách quan

+ Hiện nay hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý và kiểm soát chi NSNN, trong đó có chi đầu tư ĐTPT đã được Chính phủ và quốc hội ban hành tương đối đầy đủ, đây chính là căn cứ cơ bản để thực hiện chức năng quản lý NSNN về chi đầu tư ĐTPT

+ Hệ thống pháp luật, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi NSNN vào đầu tư ĐTPT là căn cứ quan trọng để KBNN thực hiện kiểm soát chi đầu tư ĐTPT từ NSNN, đảm bảo tính chính xác, tính thống nhất giữa các ngành, các địa phương và các đơn vị trong sử dụng tiền NSNN để thực hiện ĐTPT và đảm bảo xử lý được các vấn đề phát sinh trong chi đầu tư ĐTPT từ ngân sách nhà nước.

+ Tỉnh Bắc Kạn thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội được xây dựng hàng năm. Chính kế hoạch này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình kiểm soát chi đầu tư ĐTPT tại KBNN Bắc Kạn như tạo áp lực đối với công tác kiểm soát chi đầu tư ĐTPT từ nguồn vốn NSNN tại chính các KBNN.

+ Tỉnh Bắc Kạn vẫn là một tỉnh có tình hình phát triển kinh tế xã hội chưa cao, còn có rất nhiều khó khăn hạn chế phát triển. Do đó với nguồn ngân sách hạn hẹp chung của Việt Nam và nhu cầu chi đầu tư ĐTPT quá lớn tại tỉnh sẽ dẫn tới áp lực kiểm soát chi phải rất chặt chẽ đảm bảo hiệu quả đầu tư và không để thất thoát tiền NSNN, đồng thời không làm cản trở quá trình đầu tư ĐTPT phục vụ cho các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

+ Trong điều kiện tỉnh Bắc Kạn phải triển khai số lượng lớn các dự án đầu tư thì đòi hỏi công tác kiểm soát chi đầu tư ĐTPT tại KBNN Bắc Kạn phải vừa đúng luật pháp, chính sách, vừa thúc đẩy đầu tư đúng theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

3.6. Đánh giá chung về kiểm soát chi đầu tư phát triển qua KBNN tỉnh Bắc Kạn

3.6.1. Kết quả đạt được

Công tác kiểm soát chi NSNN nói chung và chi ĐTPT nói riêng có vị trí, vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đối với 1 tỉnh còn nhiều khó khăn như Bắc Kạn. Vì vậy KBNN Bắc Kạn luôn chấp hành nghiêm túc, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, kiểm soát chi chi ĐTPT. Kiểm soát kỹ lưỡng hồ sơ, chứng từ đảm bảo hợp lệ, đúng quy trình, thủ tục,

nhưng vẫn giải quyết nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng, đồng thời cương quyết từ chối các khoản chi không đúng chế độ quy định. Thực hiện công tác kiểm soát chi NSNN hàng năm đảm bảo và phục vụ kịp thời nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hàng năm KBNN Ninh Thuận đã cấp phát thanh toán kịp thời đạt từ 80% - 90% kế hoạch được giao, nhiều dự án, công trình đầu tư, hoàn thành đưa vào sử dụng đúng tiến độ. Đặc biệt là hệ thống thủy lợi như làm mới, nâng cấp, duy tu các con đường tỉnh lộ, hoàn thiện hệ thống đê điều, thủy lợi, khắc phục thiệt hại do mưa bão...đã phát huy tác dụng phục vụ tốt đời sống dân sinh cho nhân dân vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Huy động vốn cho ĐTPT từ nhiều nguồn khác nhau. Do đặc thù là tỉnh nghèo của Việt Nam nên ngoài vốn từ NSNN tỉnh Bắc Kạn thu hút được nhiều các nguồn vốn từ tổ chức nước ngoài, tổ chức phi Chính phủ để xây dựng cơ sở hạ tầng cho người dân tại các khu vực khó khăn. Hơn nữa quá trình thi công nghiêm túc và kết quả mang lại cho người dân thiết thực nên các nguồn vốn tiếp tục cung cấp về cụ thể, năm 2018, nguồn vốn nước ngoài đạt trên 253.054 triệu đồng cao hơn năm 2017 gần 50%.

Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của tỉnh đã có những tiến bộ rõ rệt, từ chỗ chậm quyết toán, tồn đọng nhiều trong những năm 2014 thì những năm gần đây tiến độ quyết toán nhanh hơn, nhất là từ khi UBND tỉnh quan tâm, đôn đốc chủ đầu tư quyết toán và tăng cường thêm cán bộ thẩm tra quyết toán, các cán bộ được bố trí thẩm tra quyết toán cũng có chuyên môn sâu hơn. Các công trình hoàn thành bàn giao chưa được quyết toán đã dần được quyết toán gần hết đảm bảo quy định về thời gian. Qua quyết toán cũng đã phát hiện những sai sót và giảm chi cho NSNN hàng tỷ đồng.

Công tác kiểm soát thanh toán vốn ĐTPT thực hiện bài bản, đúng quy trình, cụ thể: kiểm soát sự đầy đủ của hồ sơ, thủ tục giúp cho Chủ đầu tư tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc giao dịch thanh toán vốn cho các công

trình, dự án – đây là một biện pháp tích cực để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực ĐTPT.

3.6.2. Khó khăn, hạn chế, bất cập trong kiểm soát chi đầu tư phát triển qua KBNN tỉnh Bắc Kạn KBNN tỉnh Bắc Kạn

Kế hoạch, dự toán vốn ĐTPT vẫn còn có sự điều chỉnh trong năm gây khó khăn cho việc theo dõi, quản lý, cấp phát thanh toán vốn, làm giảm tính pháp lý của kế hoạch dẫn đến sự không nghiêm túc của các Chủ đầu tư trong việc thực hiện kế hoạch. Nhiều dự án chưa đủ điều kiện ghi kế hoạch vốn theo quy chế quản lý ĐTPT vẫn được ghi vào kế hoạch, nhiều dự án kế hoạch vốn hàng năm bố trí không phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.

Việc triển khai thực hiện dự án đầu tư vẫn rất chậm và thường thực hiện vào cuối năm kế hoạch dẫn đến việc ứ đọng vốn ở cơ quan cấp phát thanh toán và tập trung vào thanh toán ở những tháng cuối của năm gây khó khăn cho cơ quan thanh toán trong việc kiểm soát thanh toán vốn ĐTPT. Công tác cấp phát, thanh toán vốn ĐTPT vẫn chưa được kịp thời và dứt điểm trong năm kế hoạch (thường phải kéo dài thời hạn thanh toán sang quý 01 năm sau, thậm chí không thể giải ngân do dừng thực hiện dự án).

Quyết toán vốn đầu tư tại một số dự án còn chậm so với quy định. Vấn đề chậm thanh toán nhiều tháng hoặc nhiều năm kể từ khi công trình được hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng.

Chưa có chế tài để buộc các nhà thầu, chủ đầu tư phải quyết toán đúng giá trị khối lượng. Nhà thầu cố tình đưa tăng giá trị quyết toán lên, khi được phát hiện ra thì chỉ bị cắt giảm phần khai khống mà không bị xử phạt. Hơn nữa việc phát hiện ra sai phạm là hết sức khó khăn, nhưng đến nay chưa có cơ chế xử phạt cụ thể, cũng như có cơ chế khuyến khích thỏa đáng cho những cá nhân, tổ chức phát hiện nên sử dụng vốn ĐTPT còn thất thoát, lãng phí.

Cơ chế giám sát tình hình chi ĐTPT đối với tất cả các chương trình, dự án chưa được triển khai một cách toàn diện, thường xuyên và có hệ

thống. Trong một số khâu có sự chồng chéo trong kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan quản lý. Sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan lỏng lẻo, chưa khoa học dẫn đến hạn chế trong quá trình kiểm soát chi tại KBNN và các cơ quan liên quan.

Hiệu quả của một số công trình kém, không nhận được sự đồng thuận, hợp tác của người dân địa phương do việc triển khai dự án chưa tính hết được các vấn đề liên quan, ích lợi hài hòa của các bên tham gia. Nên nhiều công trình sau khi xây dựng xong bỏ không hoặc được sử dụng ít.

3.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

3.6.3.1. Nguyên nhân khách quan

Sự biến động của tỷ giá, giá cả thị trường: Việc chênh lệch giữa dự toán và quyết toán công trình cũng như thời gian thanh toán công trình chậm một phần do sự thay đổi chi phí thực tế so với dự toán do sự thay đổi trong giá cả thị trường và tỷ giá hối đoái. Các công trình ĐTPT thường được triển khai trong vòng từ 1 – 3 năm nên không tránh khỏi những biến động của giá cả thị trường, việc ước lượng 1 mức giá thay đổi của nhà thầu không phù hợp, hoặc những quy định chặt chẽ về vốn của nhà đầu tư sẽ dẫn đến sự chậm trễ thanh toàn vì hồ sơ thủ tục sẽ cần làm lại hoặc bổ sung theo quy định.

Cơ chế chính sách đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, bất hợp lý trong chính sách giá bồi thường giữa các khu vực làm phát sinh chống đối, khiếu kiện phức tạp làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.

Việc ban hành chính sách từ Trung ương đến địa phương còn có nhiều kẽ hở, chưa phân định quyền hạn trách nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban và các cơ quan liên quan dẫn đến có những khâu có sự kiểm tra chồng chéo, có những khâu không được thanh kiểm tra…điều này ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công trình cũng như vai trò quản lý nhà nước đối với dự án ĐTPT.

3.6.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Trình độ của cán bộ KBNN: hiện nay, số lượng cán bộ nhân viên trong hệ thống KBNN Bắc Kạn khoảng trên 150 người với trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao nên việc giải quyết công việc khá hiệu quả. Tuy nhiên, cơ cấu giới tính trong KBNN khá chênh lệch khi tỷ lệ nữ giới thường gấp đôi nam giới. Điều này ảnh hưởng đến công tác thanh kiểm tra công trình của KBNN vì do đặc thù nên đa số người tham gia các công tác này là nam giới, với lực lượng mỏng thì tần suất thanh kiểm tra hạn chế.

Trình độ của chủ đầu tư chưa đồng đều và năng lực xây dựng hồ sơ của nhà thầu hạn chế nên nhiều hồ sơ triển khai còn mang tính đối phó, chưa hiểu được tầm quan trọng của các thủ tục nên khi triển khai thực tế có sự không tuân thủ chính xác những quy định của hồ sơ, điều này khiến doanh nghiệp bị xử phạt do không đáp ứng đúng những nội dung trong hồ sơ.

Quy trình cấp phát vốn còn lỏng lẻo tại một số khâu, chủ yếu kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lý của hồ sơ chứ chưa kiểm tra dự toán của hồ sơ nên chỉ ra được những thiếu sót trong khâu lập dự toán, việc áp dụng định mức đơn giá, cũng như phát hiện lỗi số học nên khi triển khai có sự vênh giữa thực tế và dự toán.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC BẮC KẠN

4.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn triển từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn

4.1.1 Định hướng, mục tiêu

Thứ nhất, căn cứ vào thể chế, chính sách: các văn bản chế độ quy định về quản lý, kiểm soát chi vốn ĐTPT của Nhà nước.

Thứ hai, căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc trong kiểm soát chi ĐTPT.

Thứ ba, căn cứ vào các quy định về quy trình kiểm soát chi ĐTPT của Nhà nước ban hành.

Thứ tư, căn cứ vào kết quả nghiên cứu của tác giả về kiểm soát chi ĐTPT tại KBNN Bắc Kạn.

4.1.2. Định hướng của Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn

Công tác kiểm soát chi vốn ĐTPT từ NSNN trong thời gian tới cần được hoàn thiện theo những định hướng sau:

Thứ nhất, hoàn thiện các văn bản chế độ quy định, xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi ĐTPT từ NSNN tại KBNN. Các văn bản chế độ quy định về quản lý, kiểm soát chi ĐTPT phải tiếp tục được nghiên cứu để ban hành đầy đủ, đồng bộ, mang tính nhất quán xuyên suốt và ổn định lâu dài, có tính khả thi cao. cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi ĐTPT từ NSNN tại KBNN phải phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành TABMIS như: thực hiện triệt để nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ, kiểm soát cam kết chi, thanh toán theo lô,... Từng bước chuyển dần việc quản lý, kiểm soát chi NSNN theo yếu tố đầu vào sang thực hiện quản lý, kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, theo các nhiệm vụ và chương trình ngân sách. Thực hiện phân loại các

khoản chi theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro.

Thứ hai, cải cách công tác kiểm soát chi ĐTPT theo hướng thống nhất quy trình và tập trung đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát,…thực hiện kiểm soát chi ĐTPT chặt chẽ và theo đúng tiêu chuẩn ISO 9001-2008.

Thứ ba, nâng cao năng lực, đạo đức cán bộ kiểm soát chi, chất lượng cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc, từng bước xây dựng và áp dụng thí điểm quy trình, thủ tục kiểm soát chi điện tử. Cán bộ KSC phải được tiêu chuẩn hóa, được đào tạo đúng ngành nghề, được bố trí đúng ngành nghề đã được đào tạo, làm việc có kiến thức quản lý kinh tế, vừa nắm chắc chế độ quản lý ĐTPT, vừa phải là cán bộ kỹ thuật, có khả năng xem xét (đọc được) các bản vẽ thiết kế, từ đó mới đưa ra được các kết luận chính xác, giảm thiểu những rủi ro, những lãng phí, thất thoát trong ĐTPT, đồng thời là người có đức tính liêm khiết, trung thực, có phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự. Về cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc: Phải được tăng cường, bổ sung cho đầy đủ, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện đại hóa công nghệ thanh toán, truyền tin đảm bảo lưu trữ thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và mang tính thời đại, không bị lạc hậu. Những thiết bị tin học, những chương trình quản lý chuyên ngành là điều kiện, là phương tiện quan trọng đảm bảo cho công tác kiểm soát thanh toán hữu hiệu và nhanh chóng.

Thứ tư, liên hệ chặt chẽ với các đơn vị sử dụng ngân sách. Thực hiện trao đổi thông tin với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN và xây dựng, quản lý danh mục đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ phù hợp với TABMIS nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN.

4.1.3. Các chỉ tiêu dự kiến

Chấp hành nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương trong kiểm soát chi ĐTPT theo đúng chế độ quy định và các chủ trương, chính sách điều hành của Chính phủ thực hiện mục tiêu kích cầu đầu tư, bảo đảm an sinh xã hội; kịp thời đánh giá, phản ánh, báo cáo cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi ĐTPT từ NSNN; điều hành vốn KBNN tập trung, linh hoạt đảm bảo khả năng thanh toán của KBNN trong toàn hệ thống. Không ngừng nghiên cứu và sửa đổi các quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và chế độ thông tin báo cáo định kỳ, báo cáo quyết toán vốn ĐTPT hàng năm, đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao.

Công tác quản lý, kiểm soát chi ĐTPT tại KBNN phải thông thoáng, đơn giản thủ tục hành chính, thái độ phục vụ của các công chức Kho bạc phải văn minh, lịch sự, hòa nhã với khách hàng, phải chí công vô tư trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giải quyết công việc.

4.2. Giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư phát triển qua Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn Nhà nước Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường kiểm soát chi đầu tư phát triển qua hệ thống kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)