M ts bin pháp tt phân môn đc cho hc sinh ớ
5. BIỆN PHÁP 5: SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU.
ĐỌC HIỂU.
Trong quá trình lên lớp, việc dẫn dắt để học sinh rút ra cho mình cách đọc, cách cảm thụ văn bản là một việc làm đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp nhiều kĩ năng sư phạm. Trong đó, hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh là một
M t s bi n pháp đ d y t t phân môn T p đ c cho h c sinh l p 3ộ ố ệ ể ạ ố ậ ọ ọ ớ
biện pháp hiệu quả. Mục đích sử dụng hệ thống câu hỏi là giúp học sinh nắm bài một cách chủ động, có hệ thống. Đồng thời, nó còn có tác dụng gợi mở cho học sinh tự tìm ra được hướng tiếp nhận văn bản để qua đó rút ra được cách đọc diễn cảm văn bản.
Để có hệ thống câu hỏi gợi mở phù hợp, giáo viên phải biết sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các loại câu hỏi: Câu hỏi tái hiện, câu hỏi gợi mở, câu hỏi phát hiện, câu hỏi sáng tạo, câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi khái quát,...
Việc sử dụng các câu hỏi phải tuân theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ tái hiện đến khái quát.
Muốn cho học sinh đọc hiểu văn bản một cách sâu sắc thì việc sắp xếp, lựa chọn các câu hỏi liên quan đến bài đọc là một việc vô cùng quan trọng. Từ đó, học sinh sẽ hiểu văn bản và sẽ đọc hay, đọc diễn cảm văn bản. Để đạt được chuẩn kiến thức và kĩ năng đối với từng bài, sách Tiếng Việt lớp 3 đã coi trọng đúng mức việc hình thành ở học sinh năng lực đọc hiểu văn bản đọc thông qua hệ thống câu hỏi cuối mỗi bài. Tuy nhiên, đó chỉ là những câu hỏi cơ bản nhất. Ngoài các câu hỏi đó, giáo viên cần có thêm các câu hỏi khái quát, các câu hỏi sáng tạo phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình để học sinh tiếp thu bài dễ dàng hơn. Hệ thống câu hỏi này cần giúp cho học sinh hiểu:
- Hiểu từ ngữ trong bài thơ, bài văn.
- Phát hiện các chi tiết, hình ảnh; các dấu hiệu nghệ thuật đơn giản.
- Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm
-Biết rung động trước cái hay, cái đẹp của bài thơ, tình cảm của tác giả. Tuy nhiên, khi chuẩn bị hệ thống câu hỏi, mỗi giáo viên cần cân nhắc thật kĩ lưỡng sao cho phù hợp trình độ học sinh của từng lớp, tránh quá tải, nặng nề. Luyện đọc thầm, đọc hiểu là kỹ năng được chuyển từ ngoài vào trong, từ đọc to đến đọc nhỏ, đọc mấy máy môi đến đọc bằng mắt, không mấp máy môi. Giáo viên phải tổ chức quá trình từ ngoài vào trong, cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách xác định đọc thầm cho học sinh từng đoạn, khi học sinh đọc thầm giáo viên cũng phải đọc thầm theo để đề phòng hoặc phát hiện những học sinh không đọc thầm mà đã giơ tay ( nếu thấy học sinh đọc quá nhanh, nhanh hơn cả cô), giáo viên đưa ra câu hỏi từ đoạn đó. Nếu thấy học sinh lúng túng thì có nghĩa là em đó không đọc bàì.
Ví dụ 1: Bài “Đôi bạn”, tôi đọc thầm một đoạn, thấy học sinh đọc quá nhanh thì tôi đưa ra câu hỏi ở đoạn đó (Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?). Với những biện pháp như trên, bắt buộc học sinh phải đọc thầm để tìm hiểu nội dung bài. Giờ tập đọc cũng kiểm tra như vậy, từ đó giúp các em tích cực tự giác
19 /36
học tập. Đối với học sinh yếu, tôi luôn động viên, khuyến khích các em đó gây được phong trào đọc thầm cho học sinh
Ví dụ 2: Bài “Anh Đom Đóm” - TV 3/tập 1 - trang 143. Dựa vào các câu hỏi trong sách giáo khoa, tôi đã đưa ra hệ thống câu hỏi như sau để giúp học sinh hiểu văn bản:
1) Câu hỏi 1 sách giáo khoa.
2) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác vào thời gian nào? (Câu hỏi thêm)
3) Trong hai khổ thơ đầu, từ nào được tác giả nhắc lại nhiều lần? Nhắc lại như vậy để nói lên điều gì? (Câu hỏi thêm)
4) Từ nào trong bài thể hiện sự chăm chỉ, cần cù của anh Đom Đóm? (Câu hỏi thêm)
5) Hai khổ thơ đầu nói về đức tính gì của Đom Đóm? (Câu hỏi thêm)
6) Câu hỏi 2 sách giáo khoa.
7) Câu hỏi 3 sách giáo khoa.
8) Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để có hình ảnh đẹp như vậy? Vì sao tác giả lại so sánh như vậy? (Câu hỏi thêm)
9) Đom Đóm và các con vật còn được gọi bằng gì? (Câu hỏi thêm)
10) Qua bài thơ, nhà thơ Võ Quảng muốn nói với chúng ta điều gì? (Câu
hỏi thêm)
Như vậy, với bài thơ này, tôi không chỉ sử dụng các câu hỏi trong sách giáo khoa mà còn sử dụng các câu hỏi khai thác về nghệ thuật và khái quát nội dung bài. Từ đó, thông qua các câu trả lời, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về nội dung chính của bài và cảm nhận được cái hay của bài thơ.
Ví dụ 3: Bài “Nhớ Việt Bắc” - TV 3/tập 1 - trang 115. Với bài này, tôi đã sử dụng các câu hỏi sau:
1) Trong hai dòng thơ đầu, tác giả dùng từ xưng hô rất thân mật là “ta” và “mình”. Vậy “ta” là chỉ ai và “mình” là chỉ ai?(Câu hỏi thêm)
2) Câu hỏi 2 phần a sách giáo khoa.
3) Câu hỏi 3 sách giáo khoa.
4) Từ nào được lặp lại nhiều lần? Lặp lại như vậy để làm gì?
(Câu hỏi thêm)
5) Câu hỏi 2 phần b sách giáo khoa.
6) Bài thơ nói lên điều gì?(Câu hỏi thêm)
Vậy với bài thơ này, tôi đã thay câu hỏi 1 trong sách giáo khoa bằng câu hỏi khác. Ngoài ra, thứ tự các câu hỏi trong sách giáo khoa cũng được tôi thay
20 /36
đổi sao cho phù hợp với cách khai thác nội dung. Với hệ thống câu hỏi như vậy, học sinh sẽ nắm được nội dung bài.