Nhờ áp dụng các biện pháp trên vào thực tế giảng dạy phân môn Tập đọc, tôi đã đạt được một số kết quả sau:
- Tất cả học sinh lớp tôi đều yêu thích, hứng thú với phân môn Tập đọc.
- Các em đều nắm vững bài học, có thói quen luyện đọc kỹ bài, đọc diễn cảm khi tiếp xúc với bài văn, bài thơ,…Nhiều học sinh đã bộc lộ được khả năng đọc diễn cảm của mình làm xúc động người nghe.
- Chất lượng đọc của học sinh lớp 3C mà tôi đang trực tiếp giảng dạy có sự tiến bộ rõ rệt so với đầu năm, cụ thể như sau:
Sĩ số học sinh: 47 em.
Nhóm
1 Học sinh đọc đúng, to, rõ ràng, lưu loát và diễn cảm 2 Học sinh đọc đúng , trôi chảy nhưng chưa diễn cảm 3 Học sinh đọc còn ngọng phụ âm l/n
4 Học sinh đọc còn chậm, chưa rõ ràng, đọc còn thêm bớt từ Cũng từ chất lượng đọc như trên mà chữ viết của học sinh lớp tôi cũng
được nâng lên rõ rệt. Các em đã viết sạch, đẹp đúng chính tả hơn. Hơn nữa, đối với những phân môn khác như Kể chuyện, Tập làm văn, ... lớp tôi cũng thu được những kết quả rất khả quan.
33 /36
PHẦN III: KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học, bản thân mỗi giáo viên phải quan tâm đến chất lượng đọc của học sinh. Muốn vậy, người giáo viên phải nắm chắc phương pháp giảng dạy bộ môn. Nắm chắc mục tiêu của việc dạy phân môn Tập đọc ở nhà trường Tiểu học đó là phát triển các kỹ năng đọc và nghe cho học sinh. Học sinh được trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống. Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn lành mạnh, trong sáng góp phần hình thành nhân cách của con người mới. Học sinh có kỹ năng đọc tốt, từ đó các em sẽ ham muốn đọc sách, có khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt và tình yêu Tiếng Việt. Được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường, của bạn bè đồng nghiệp và sự hợp tác chặt chẽ của học sinh, tôi đã thu được kết quả bước đầu. Qua quá trình dạy Tiếng Việt, đặc biệt là dạy phân môn Tập đọc, tôi nhận thấy để giúp HS học tốt phân môn này, cần làm tốt một số việc sau:
1. Đối với giáo viên
- Giáo viên cần nắm vững phương pháp giảng dạy.
- Áp dụng phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo để gây không khí học tập sinh động nhẹ nhàng vui trong tiết học.
- Giáo viên phải rèn luyện giọng đọc để có giọng đọc hay, diễn cảm.
- Bằng những hệ thống câu hỏi trong giờ tập đọc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Giúp học sinh có kỹ năng đọc tốt, nâng cao cảm xúc thẩm mỹ và khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chương.
- Giáo viên phải kiên trì uốn, sửa cách đọc cho học sinh một cách chân thành. Bồi dưỡng vốn sống, phát huy năng lực cảm thụ văn, tôn trọng những suy nghĩ, cảm xúc chân thật, thơ ngây của học sinh. Đặc biệt là động viên khích lệ mỗi khi học sinh đọc bài tốt.
- Rèn kỹ năng đọc cho học sinh cần được tiến hành thường xuyên và có hệ thống ngay từ lớp 1.
2. Đối với học sinh:
34 /36
M t s bi n pháp đ d y t t phân môn T p đ c cho h c sinh l p 3ộ ố ệ ể ạ ố ậ ọ ọ ớ
- Cần đọc trước bài Tập đọc, suy nghĩ kĩ về nội dung bài học, tự mình có thể nêu ra những câu hỏi để tự kiểm tra kiến thức, có cách đọc đúng, đọc hay.
- Trong quá trình học tập cần thể hiện vai trò chủ động tích cực trong các hoạt động để có được kĩ năng cần thiết : nghe, nói, đọc, viết tốt.
- Học sinh có thói quen đọc thêm sách báo..