BIỆN PHÁP 7: MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIẾT TẬP ĐỌC.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp để dạy tốt phân môn tập đọc cho học sinh lớp 3 (Trang 31 - 32)

M ts bin pháp tt phân môn đc cho hc sinh ớ

7. BIỆN PHÁP 7: MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIẾT TẬP ĐỌC.

nhớ kể lại từng đoạn của câu chuyện cậu bé thông minh. Như vậy, qua phần luyện đọc, học sinh sẽ nhớ được nội dung truyện để kể lại. Và qua phần kể chuyện, học sinh sẽ nắm chắc hơn văn bản đã đọc cũng như nội dung bài.

Ví dụ 2: Bài “Cuộc họp của chữ viết” - TV 3/tập 1 - trang 44. Bài tập đọc này có liên quan đến các tiết Tập làm văn của tuần 5 và tuần 7: “Tập tổ chức cuộc họp.”

6.2. Các môn khác

Không chỉ có quan hệ chặt chẽ với các phân môn của môn Tiếng Việt, mà phân môn Tập đọc còn có quan hệ với các môn khác. Ví dụ như trong chương trình Đạo đức lớp 3 có nhiều bài liên quan đến những nội dung học trong phân môn Tập đọc. Nhờ biết xử lý các hành vi đạo đức mà học sinh sẽ hiểu rõ hơn nội dung của các bài văn hoặc bài thơ và trả lời được các câu hỏi trong phần tìm hiểu nội dung bài. Chẳng hạn như bài: Biết ơn các thương binh, liệt sĩ; Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Hay trong chương trình Tự nhiên xã hội lớp 3 cũng có bài liên quan đến Tập đọc như bài: Thành thị, nông thôn, ...

Hơn nữa, khi học các môn khác cũng đòi hỏi học sinh cần đọc thầm, hoặc đọc thành tiếng. Nếu học tốt các môn đó thì kĩ năng đọc của học sinh cũng sẽ hoàn thiện hơn.

7. BIỆN PHÁP 7: MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIẾT TẬP ĐỌC. TẬP ĐỌC.

Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. Việc tổ chức hướng dẫn cho học sinh các trò chơi luyện đọc nhằm mục đích đổi mới cách dạy học, tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, nhẹ nhàng, sinh động trong giờ dạy. Đồng thời các trò chơi đó giúp cho việc luyện đọc của học sinh có hiệu quả hơn. Để thực hiện được mục đích đề ra, các trò chơi phải tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đặc biệt là kĩ năng đọc. Các trò chơi còn phải biết kích thích khả năng ứng xử ngôn ngữ của học sinh và rèn tư duy linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin của học sinh.

Trò chơi vừa củng cố kiến thức cho các em vừa giải trí. Thực sự trò chơi đã làm cho các em: "Học mà vui - Vui mà học".

Thực tế đã cho thấy, mỗi khi giáo viên tổ chức các trò chơi trong tiết học sẽ làm cho tiết học trở lên sôi nổi, nhẹ nhàng, sinh động hơn. Học sinh nắm kiến thức một cách chủ động, không gò ép, căng thẳng, nhồi nhét, giúp các em phát

22 /36

huy năng lực, tư duy sáng tạo một cách tự nhiên. Đó là quan điểm và cách thực hiện của tôi trong các giờ học nói chung và giờ tập đọc nói riêng. Trước mỗi bài tập đọc, tôi đều nghiên cứu kĩ nội dung nghệ thuật của bài, tìm tòi những trò chơi phục vụ cho bài học để các em thư giãn, thể hiện tài năng, năng khiếu của mình. Ngoài ra, tôi cũng xác định rõ yêu cầu của trò chơi, chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng cách chơi và luật chơi, thực hiện chơi trong thời gian hợp lí.

Căn cứ vào đặc điểm của từng thể loại văn bản, tôi đã sử dụng một số các trò chơi sau:

* Trò chơi thi đọc tiếp sức:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp để dạy tốt phân môn tập đọc cho học sinh lớp 3 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w