Nhận xét về mối liên hệ giữa thi thử và thi chính thức

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp đột phá nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn ở trường THPT trần phú (Trang 33 - 37)

Qua bảng đối chiếu, so sánh giữa điểm thi thử và thi chính thức THPT Quốc gia có thể nhận thấy:

- Số bài thi chính thức bằng điểm thi thử là: 59. Điều này cho thấy, việc tổ chức thi thử là những bước tập dượt rất quan trọng cho thi kì thi chính thức. Công tác ra đề, coi thi, chấm thi, đánh giá sát với lực học thực tế của học sinh. Nhiều học sinh thi thử đạt điểm xuất sắc và thi chính thức vẫn thể hiện được năng lực thực sự của mình. Cũng có nhiều học sinh, điểm thi thử thấp bằng điểm thi chính thức,

21

chứng tỏ học sinh chưa có sự chuyển biến trong học tập; công tác ôn thi chưa đạt được hiệu qủa tích cực đối với những học sinh này.

- Số bài có điểm thi chính thức cao hơn so với điểm thi thử là: 606 bài.

Trong đó: + Môn Toán: 194/245 = 79,1% +Môn Văn: 110/170 = 64,7% + Môn Anh: 142/170 = 83,5% + Môn Lí: 61/75 = 81,3% + Môn Hóa: 48/75 = 64% + Môn Sinh: 51/75 = 68%

- Số bài tăng từ 5,0 trở lên là: 0

- Số bài tăng từ 4,0 đến cận 5,0 là: 02

- Số bài tăng từ 3,0 đến cận 4,0 là: 11

- Số bài tăng từ 2,0 đến cận 3,0 là: 88.

- Số bài tăng từ 1,0 đến cận 2,0 là: 239

- Số bài tăng từ 0,2 đến cận 1,0 là:240

* Như vậy, số điểm tăng của thí sinh tập trung chủ yếu ở làn điểm từ 0,2 đến đến cận 2,0. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Bởi kết qủa đó phản ánh chính xác, khách quan thực tế ôn thi ở nhà trường phổ thông:

- Mặc dù kì thi THPT quốc gia có ý nghĩa quan trọng, song không phải học sinh nào cũng nỗ lực ngay từ đầu. Càng về cuối của giai đoạn ôn thi, học sinh mới thực sự tập trung hết sức và có những bước đột phá.

- Bài thi THPT quốc gia có tính phân hóa cao. Ở những câu hỏi nâng cao, có tính phân loại đòi hỏi học sinh phải có kiến thức, kĩ năng vững vàng, khả năng tư duy, sáng tạo tốt. Những yêu cầu đó, học sinh phải ôn luyện nhiều. Trong những lần thi đầu, không phải học sinh nào cũng đạt được điểm tối đa ở những câu phân loại. Phải đến chặng ôn thi cuối, nhiều học sinh mới có thể hoàn thiện kĩ năng này.

* Điểm bài thi chính thức có thể tăng ở cả môn chính ban và cũng có thể tăng ở môn trái ban nhưng để tăng cả ba môn với độ chênh lớn thì không có nhiều. Bảng khảo sát cho thấy, không có thí sinh nào tăng cả 3 môn từ 2,0 điểm trở lên. Nghĩa là tăng ở môn này cao nhưng không tăng được ở môn khác cũng cao như thế. Thậm chí, có môn tăng, lại có môn giảm. Điều này do nhiều lí do. Có thể học sinh tập trung vào một môn hoặc có năng lực đặc biệt hơn ở môn học đó; cũng có thể các em gặp may mắn khi ôn luyện đúng kiểu, dạng bài, học chắc chắn ở nội dung thi chính thức. Cũng có thể, khi thi thử, học sinh đã không làm hết sức

22

mình… Nhưng có một điều chắc chắn, không có năng lực thực sự thì rất khó để tạo nên sức bật. Vì thế, tạo nên chuyển biến đột xuất trong các bài thi là điều hiếm xảy ra.

- Số bài thi có điểm thi chính thức thấp hơn so với điểm thi thử là: 304.

Trong đó, bài thi có điểm chênh lệch cao nhất là - 2,2 và chỉ có duy nhất 01 bài. Số bài thi chính thức thấp hơn thi thử chủ yếu tập trung ở làn điểm từ 0,2 đến cận 1,0. Như vậy, khi thi chính thức, tính chất của kì thi, áp lực tâm lí ảnh hưởng không nhỏ đến kết qủa bài làm. Mặc dù có sai số nhưng độ chênh thấp hơn không lớn, cho nên, đó vẫn là thông số phản ánh chân thực, chính xác lực học của học sinh.

4. Kết luận

Kết quả thi thử và thi chính thức không phải lúc nào cũng trùng khớp do nhiều lí do: Có thể mức độ đề thi thử khó hơn thi thật thi thật, cũng có thể ngược lại; một số năm đề thi chính thức ra một số câu quá khó, học sinh không đủ thời gian, khả năng để thực hiện tốt nhất bài thi. Ngoài ra, công tác coi thi, chấm thi, tâm lí của học sinh khi đi thi, sự cố gắng, quyết tâm của học sinh trong những ngày cuối của mùa thi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận vai trò của giáo viên trong ôn luyện THPT Quốc gia. Rất nhiều thầy cô tài năng, tâm huyết, có kinh nghiệm, phương pháp ôn luyện hấp dẫn, hiệu quả tạo nên những “bước nhảy thần kì” cho học sinh.

Tuy nhiên, giữa thi thử và thi chính thức dù có độ chênh song số bài thi có độ chênh lớn chiếm tỉ lệ rất ít, tuyệt đối không thể có thí sinh khi thi thử điểm yếu mà thi chính thức đạt điểm điểm khá, giỏi. Về cơ bản, điểm thi thử vẫn phản ánh

tương đối chân xác lực học của thí sinh. Vì vậy, khi điểm thi chính thức cao hơn nhiều so với thi thật, hoàn toàn có thể đặt ra những nghi vấn về nhiều phương diện.

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định, thi thử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với học sinh THPT. Mặc dù, thi thử cũng tạo áp lực không nhỏ nhưng thành công chỉ đến với những người chăm chỉ, thực sự cố gắng, được rèn giũa, tôi luyện như thép trên lửa bỏng. Bởi thế, mỗi nhà trường nói riêng và các cấp quản lí nói chung cần có sự chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc, khoa học cho các kì thi thử để thu hoạch được những kết quả thực.

Nói chung, tiêu cực trong thi cử năm 2017- 2018 đã để lại nhiều hậu quả. Đối với những giáo viên giảng dạy chân chính đó còn là sự xúc phạm, làm mất niềm tin vào tính minh bạch của kì thi quốc gia. Trong học tập, thi cử, công bằng, chính xác, khách quan là nhân văn. Chỉ có thầy dạy giỏi, trò học thật mới xứng đáng được nhận quả ngọt của học vấn. Sự nỗ lực, cố gắng quyết tâm của học sinh và vai trò của người thầy có ý nghĩa không nhỏ trong kì thi này. Vậy, giải pháp nào giúp nâng cao chất lượng ôn thi THPT Quốc gia?

23

PHẦN BA

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp đột phá nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn ở trường THPT trần phú (Trang 33 - 37)