Ôn luyện viết đoạn nghị luận xã hộ

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp đột phá nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn ở trường THPT trần phú (Trang 44 - 45)

II. Một số giải pháp đột phá ôn thi THPT Quốc gia ở trường THPT Trần Phú

3.1.2.Ôn luyện viết đoạn nghị luận xã hộ

3. Tổ chức ôn luyện

3.1.2.Ôn luyện viết đoạn nghị luận xã hộ

Đoạn văn là một thể thống nhất trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức. Vì vậy, khi ôn luyện, giáo viên cần hướng dẫn cách làm chi tiết từ nội dung đến hình thức đoạn. Điều này tuy nhỏ nhưng nếu không cẩn thận, nhiều học sinh vẫn lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong tư duy, triển khai ý. Cụ thể:

- Về hình thức: Đoạn văn được quy ước từ chữ viết hoa, lùi vào một chữ đầu dòng; các câu trong đoạn có sự liên kết chặt chẽ bằng các phép kết, cùng hướng về một chủ đề chung. Đảm bảo dung lượng theo gợi ý (khoảng 200 chữ, tương đương khoảng 20 dòng trong giấy thi).

- Về nội dung, khi luyện viết đoạn văn, cần triển khai theo các thao tác sau:

1) Luyện viết mở đoạn: Mở đoạn cần ngắn gọn, khoảng 1 đến 2 câu và nêu được đúng vấn đề. Để học sinh tư duy nhanh, chính xác, gv cần làm mẫu cho học sinh nhiều cách mở bài từ trực tiếp đến gián tiếp. Tuy nhiên, để mở đoạn hay, giáo viên có thể tập hợp cho học sinh những câu danh ngôn theo từng chủ đề để học sinh vận dụng. Với cách mở bài này, học sinh có thể được điểm sáng tạo.

31

Ví dụ: Chủ đề về sáng tạo:

+ “Tôi yêu những người mở đường thất bại. Tôi càng yêu những người thất bại nhưng vẫn dám mở đường” (Văn Cao).

+ “Sự sáng tạo đòi hỏi phải có can đảm để buông tay khỏi

những điều chắc chắn” . (E Fromm).

+ “Không có sáng tạo, không thể có niềm vui thật sự, không có sự sáng tạo nào lại gắn liền với sợ hãi, với đau khổ, với lương tâm cắn rứt và với nỗi xấu hổ ngượng ngùng”.

2) Luyện viết thân đoạn: Để thân đoạn viết đúng vấn đề trọng tâm, bài làm cần đảm bảo các ý: giải thích, phân tích, bình luận vấn đề, mở rộng (phản đề, phê phán, bài học).

- Luyện viết giải thích: Có thể giải thích bằng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nêu nội hàm khái niệm của từ. Để phần giải thích sâu sắc, có thể kết hợp các cách giải thích, đồng thời, học sinh phải có vốn trường từ vựng phong phú, không nên giải thích một vấn đề bằng một từ sẽ không có sức thuyết phục.

Ví dụ, khi viết đoạn văn về sức mạnh của ý chí, học sinh có thể giải thích: “Ý chí” là nghị lực, tinh thần bền bỉ, kiên cường, không khuất phục, đầu hàng trước mọi khó khăn, gian khổ, thử thách, …

- Luyện viết phân tích, bình luận vấn đề: Để bình luận tốt, học sinh cần bàn luận trên nhiều phương diện: Ví dụ, khi có ý chí, khi không có ý chí. Ngoài lí lẽ, cần kết hợp cả dẫn chứng ngắn gọn, giàu sức thuyết phục.

- Luyện viết mở rộng: Phần mở rộng, không nằm trong yêu cầu của đáp án, song trên thực tế, nếu không có phần này, đoạn văn không thể hiện được cách nhìn nhận, đánh giá trên nhiều mặt của vấn đề. Trao đổi với các giáo viên khi tham gia công tác chấm thi THPT Quốc gia, đây cũng là một phần được xem như sáng tạo của người viết. Vì vậy, nếu đoạn có ý này sẽ giúp các em có điểm số tốt hơn trong bài làm.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp đột phá nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn ở trường THPT trần phú (Trang 44 - 45)