Phân loại đúng lực học

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp đột phá nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn ở trường THPT trần phú (Trang 39 - 40)

II. Một số giải pháp đột phá ôn thi THPT Quốc gia ở trường THPT Trần Phú

1.Phân loại đúng lực học

Khi ôn thi THPT Quốc gia, mỗi giáo viên có thể được phân công giảng dạy ban Khoa học tự nhiên hoặc ban Khoa học xã hội. Có những giáo viên dạy cả 2 ban. Đối với ban Khoa học tự nhiên, môn Văn là môn xét tốt nghiệp nên không phải học sinh nào cũng dành sự ưu tiên cho môn học, thậm chí có em xác định chỉ cần chống liệt bộ môn là đủ. Đối với ban Khoa học xã hội, môn Văn là môn thi xét đại học, thời gian dành cho ôn luyện bộ môn nhiều. Vì vậy, ý thức học của học sinh cũng tốt hơn rất nhiều. Các em học với tinh thần tự giác, quyết tâm cao, nhiều em có tố chất, năng lực, học giỏi bộ môn. Tuy nhiên, không phải lớp nào cũng có mặt bằng như nhau. Căn cứ vào đặc thù của từng ban, từng lớp, giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm lí, tính cách, lực học, điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh để có giải pháp phù hợp.

Phân loại học sinh không phải là sự phân biệt mà để đặt ra mục tiêu với từng đối tượng học trò. Có những học sinh đặt mục tiêu đạt điểm xuất sắc (từ 9,0 trở lên), có học sinh đặt mục tiêu điểm giỏi (8,0 đến 8,75) nhưng có những học sinh chỉ đặt mục tiêu khá, trung bình; tuyệt đối không đặt mục tiêu quá thấp sẽ không có động lực cho cả thầy và trò. Việc phân loại, chia nhóm lực học sẽ điều chỉnh cách soạn giáo án của giáo viên. Với học sinh học tốt, giáo viên cần tăng thêm số lượng bài tập và độ nâng cao của kiến thức. Ngược lại, cần có sự điều chỉnh về nội dung, yêu cầu kiến thức, kĩ năng với học sinh theo từng mức độ.

Sau khi đã phân loại đúng lực học, đặt ra mục tiêu cụ thể, phù hợp, giáo viên cần trao đổi trực tiếp với học sinh trên tinh thần vì sự tiến bộ của học trò để các em cùng nỗ lực phấn đấu, phối hợp tích cực với giáo viên trong suốt quá trình ôn luyện. Việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng. Một cỗ máy chỉ hoạt động tốt khi có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận cấu thành. Chỉ cần một bộ phận ngừng lại, cỗ mãy sẽ không phát huy được công dụng của mình. Việc dạy học cũng thế. Dù giáo viên có nhiệt huyết đến mức nào mà học sinh không hợp tác sẽ không có hiệu quả.

26

Tuy nhiên, việc đặt ra mục tiêu cần có sự thay đổi. Khi học sinh đạt được mục tiêu ban đầu, có thể đặt ra cho các em mục tiêu cao hơn để tạo động lực, sự cố gắng và tiến bộ không ngừng. Nếu học sinh không đạt được mục tiêu cần xem xét lại cách dạy, cách học của cả giáo viên và học sinh.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp đột phá nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn ở trường THPT trần phú (Trang 39 - 40)