Trong chương thơ “Đất Nước” (Ngữ văn 12, tập 1), Nguyễn Khoa Điềm có nhiều cảm nhận về đất nước:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp đột phá nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn ở trường THPT trần phú (Trang 51 - 52)

II. Một số giải pháp đột phá ôn thi THPT Quốc gia ở trường THPT Trần Phú

2)Trong chương thơ “Đất Nước” (Ngữ văn 12, tập 1), Nguyễn Khoa Điềm có nhiều cảm nhận về đất nước:

nhiều cảm nhận về đất nước:

Có lúc:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu

Có khi:

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Để rồi:

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi” Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu

Từ cảm nhận những câu thơ trên, hãy chỉ ra những phát hiện sâu sắc, mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.

3) Trong đoạn trích Việt Bắc, Tố Hữu đã nhiều lần miêu tả tâm trạng của

người đi:

Có khi là niềm xúc động tha thiết:

Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… Có khi là nỗi nhớ thiên nhiên:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Có khi là nỗi nhớ cuộc sống ở chiến khu Việt Bắc:

Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

38

Có khi là nỗi nhớ về cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc

Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Anh/Chị hãy cảm nhận tâm trạng của người đi trong những dòng thơ trên. Từ đó, nhận xét về tính chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu.

Việc xây dựng được hệ thống đề mới vừa giúp ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng ở nhiều góc độ, vừa giúp học sinh chủ động trong mọi tình huống. Khi đã xây dựng được hệ thống đề, đáp án bám sát chuẩn, giáo viên tổ chức ôn luyện cho học sinh từng phần bằng cách làm đi làm lại nhiều lần trở thành thuần thục, giúp các em tự tin, vững vàng khi bước vào kì thi chính thức.

3.1.3.4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá, chấm chữa bài

Dạy học mà không kiểm tra không khác gì ném đá xuống đại dương. Thầy cứ dạy, trò cứ học và rồi không biết việc học sẽ đi về đâu. Vì thế, kiểm tra là một phần tất yếu của ôn luyện. Nhờ kiểm tra mà giáo viên nhận được hồi đáp từ học trò, nhận ra được kiến thức, kĩ năng nào học sinh học sinh còn yếu để tìm cách lấp chỗ hổng, tránh để xảy ra nguy cơ đáng tiếc.

Việc kiểm tra phải được lên kế hoạch cụ thể, tuyệt đối tránh ngẫu hứng để việc học trở thành ý thức thường xuyên của học sinh. Kết hợp đa dạng các hình thức kiểm tra cũng là cách làm sinh động hóa các bài học ôn vốn khá nặng nề, áp lực: Có thể kiểm tra nhanh một vài học sinh bất kì; có thể kiểm tra bằng hình thức viết; tranh luận, phản biện giữa các nhóm; thay việc giáo viên kiểm tra bằng việc học sinh tự kiểm tra, …

Ngoài kiểm tra, đánh giá cũng là một nghệ thuật. Đánh giá không chỉ thể hiện bằng điểm số mà bằng những lời nhận xét mang tính động viên, khích lệ cũng tạo động lực cho học sinh phấn đấu. Vì vậy, đừng tiếc lời khen thành thực, đừng thiếu tinh tế khi nói lời chê. Bất kì ai trong chúng ta đều chỉ nỗ lực hành động khi được động viên, đánh giá tích cực. Đó không chỉ là nghệ thuật sư phạm mà còn là nghệ thuật tâm hồn của những người thầy đứng trên bục giảng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp đột phá nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn ở trường THPT trần phú (Trang 51 - 52)