Ôn luyện kiến thức nâng cao

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp đột phá nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn ở trường THPT trần phú (Trang 48 - 50)

II. Một số giải pháp đột phá ôn thi THPT Quốc gia ở trường THPT Trần Phú

3. Tổ chức ôn luyện

3.1.3.2. Ôn luyện kiến thức nâng cao

35

Trong đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia, ngoài phần cảm nhận còn có nội dung nâng cao nhằm phân loại học sinh. Đây là phần kiến thức tương đối khó với học sinh nếu không được ôn tập, chuẩn bị kĩ. Song phân tích kĩ cách hỏi của đề, thực chất phần nâng cao vẫn hoàn toàn bám sát vào kiến thức cơ bản.

Ví dụ:

Năm 2015, đề ra một đoạn trích trong “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu và yêu cầu cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài, từ đó bình luận ngắn gọn về cách nhìn cuộc sống và con người của nhà văn trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” thì cách nhìn con người, cuộc sống đa diện từ hiện tượng đến bản chất, hình thức đến nội dung, bên ngoài đến bên trong và nhìn đời bằng đôi mắt nước mắt, đôi mắt tình thương thì đó là những vấn đề rất trọng tâm của bài học mà giáo viên không thể bỏ qua.

Năm 2019, đề yêu cầu cảm nhận hình tượng sông Hương trong đoạn văn mở đầu bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, từ đó nhận xét về cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Phần nâng cao này cũng không nằm ngoài những yêu cầu của bài học. Khi dạy hình tượng sông Hương, giáo viên buộc phải rút ra cách nhìn mang tính phát hiện (cách nhìn mới mẻ) rất riêng của nhà văn, vì kí không có cái mới sẽ không thể hấp dẫn người đọc. Đó là Hoàng Phủ Ngọc Tường tìm hiểu về tận nguồn cội sông Hương, chứ không mải mê nhìn ngắm gương mặt kinh thành với vẻ đẹp êm đềm, dịu dàng, thơ mộng như các nhà văn, nhà thơ khác. Nhà văn còn nhìn con sông ở vẻ đẹp chiều sâu văn hóa, lịch sử chứ không chỉ nhìn ở vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên. Ngoài ra, Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn nhìn dòng sông bằng cái tôi hướng nội, mê đắm, tài hoa được tổng hợp trên vốn tri thức phong phú về địa lí, lịch sử, triết học, …

Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy, muốn học sinh làm tốt phần nâng cao, giáo viên phải tự mình tổng hợp kiến thức, xác định được kiến thức nâng cao của từng bài. Dù đề hỏi cách nào thì cũng chỉ xoay quanh cái trục tri thức ấy mà thôi.

Dưới đây là gợi ý về kiến thức nâng cao ở một số bài:

* Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

- Nhận xét về phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh

- Nhận xét về tấm lòng của người viết.

- Lí giải vì sao “Tuyên ngôn Độc lập” là áng văn chính luận có sức lay động lòng người.

* Tây Tiến của Quang Dũng:

- Nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng của hình tượng người lính 36

- Nhận xét về vẻ đẹp ngôn ngữ của bài thơ “Tây Tiến”

- Nhận xét về bức tranh thiên nhiên Tây Bắc

- Nhận xét về cái tôi trữ tình của nhà thơ * Việt Bắc của Tố Hữu:

- Nhận xét về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu

- Nhận xét về tính dân tộc trong Việt Bắc

- Nhận xét về vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống, con người ở chiến khu Việt Bắc.

* Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm:

- Nhận xét về tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong chương thơ.

- Nhận xét về việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian.

* Sóng – Xuân Quỳnh

- Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ.

- Nhận xét về mối liên hệ giữa hình tượng “sóng” và “em”.

- Nhận xét về âm điệu của bài thơ.

* Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân

- Nhận xét về cái tôi của Nguyễn Tuân

- Nhận xét về phong cách của Nguyễn Tuân

- Nhận xét về sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám.

* Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

- Nhận xét về giá trị hiện thực của tác phẩm

- Nhận xét về giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm

- Nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Mị

- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng của nhà văn.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp đột phá nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn ở trường THPT trần phú (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w