Một số đặc điểm nổi bật của đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp đột phá nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn ở trường THPT trần phú (Trang 37 - 38)

Ôn thi THPT Quốc gia cho học sinh là cả một chặng đường dài với không ít vất vả, khó khăn. Chúng ta chỉ có thể đạt hiệu quả khi xác định đúng hướng, biết cách ôn tập những vấn đề trọng tâm, biết rèn cho học sinh cách tư duy, cách tự học, cách tiếp cận, triển khai vấn đề nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của đề bài. Bởi vậy, việc phân tích, nắm chắc đặc điểm của đề thi có ý nghĩa quan trọng trong việc soạn giáo án, chuẩn bị nội dung bài học và định hướng cho học sinh cách ôn tập đúng đắn, rút ngắn con đường đi đến đích.

Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục & Đào tạo thường xuyên có những điều chỉnh đề thi THPT Quốc gia đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và đổi mới giáo dục. Trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi không tổng hợp tất cả đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn các năm mà chỉ tập trung phân tích một số đặc điểm nổi bật của đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn dựa trên đề thi minh họa và chính thức của Bộ năm học 2018-2019.

1. Về cấu trúc

Đề thi THPT Quốc gia năm 2018 – 2019 không có sự thay đổi so với năm học trước. Cấu trúc đề gồm 2 phần.

Phần một: Đọc hiểu, tổng số điểm là 3,0 gồm 04 câu hỏi.

Phần hai: Làm văn, tổng số điểm là 7,0 gồm 02 câu hỏi (01 câu viết đoạn nghị luận xã hội, 01 câu viết bài nghị luận văn học).

2. Về phạm vi kiến thức

Phần đọc hiểu ngữ liệu hoàn toàn nằm ngoài chương trình nên rất đa dạng. Ngữ liệu được đưa ra thuộc nhiều phong cách ngôn ngữ: văn chương, chính luận, báo chí, khoa học, sinh hoạt,..

Phần làm văn, Câu 1 thí sinh viết 01 đoạn văn trình bày suy nghĩ về một vấn đề được nêu ra trong phần đọc hiểu. Như vậy, giữa hai phần này có mối liên hệ chặt chẽ đến nhau. Câu 2 là bài viết nghị luận văn học được giới hạn các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12.

3. Về cách hỏi của đề

24

3.1. Phần đọc hiểu

Câu 1 thường hỏi những kiến thức ở mức độ nhận biết về phong cách ngôn

ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, thể thơ hoặc các thông tin có sẵn trong văn bản.

Câu 2, 3 mức độ thông hiểu. Qua phân tích, tổng hợp đề thi năm 2019 và

các năm trước, có thể chia thành 2 cách hỏi chủ yếu:

- Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ đã được xác định.

- Nêu cách hiểu về một câu văn, một hình ảnh, từ ngữ trong đoạn trích.

Câu 4 mức độ vận dụng thấp, thường hỏi quan điểm của người viết đồng

tình hay không đồng tình và lí giải quan điểm của mình.

3.2. Phần làm văn

Câu 1. Với khung thời gian 120 phút, trong 2 năm gần đây đề không yêu

cầu viết về cả một vấn đề hoặc trình bày suy nghĩ về một nhận định mà chỉ yêu cầu bàn luận về một khía cạnh của vấn đề. Ví dụ, đề thi năm 2019, đề chỉ yêu cầu viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về sức mạnh của ý chí, không yêu cầu viết đoạn trình bày suy nghĩ về ý chí. Như vậy, giới hạn phạm vi bàn luận sẽ được thu hẹp hơn.

Câu 2. Đề thi môn Ngữ văn có nhiều thay đổi. Từ cách hỏi có giới hạn

tương đối lớn như: Cảm nhận hình tượng ( hình tượng Lorca, hình tượng người lính, hình tượng con sông Đà, người lái đò, hình tượng “sóng”...) phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật hoặc cảm nhận thơ với nhiều đoạn, thậm chí cả bài, đề thi chuyển sang hướng tinh giản ngữ liệu. Với thơ, chỉ yêu cầu cảm nhận một đoạn tương đối ngắn từ đó rút ra một nhận xét mang tính nâng cao. Với văn xuôi, chỉ yêu cầu cảm nhận một đoạn ngắn từ đó cũng rút ra một xét mang tính nâng cao nhằm phân loại học sinh hoặc cảm nhận vẻ đẹp nhân vật qua một, hai chi tiết truyện từ đó rút ra nhận xét về sự thay đổi của nhân vật.

Giáo viên cần nắm rất chắc những dấu hiệu thay đổi đó để ôn chắc, luyện trúng, đạt hiệu quả cao, tránh việc ôm đồm kiến thức, luyện dàn trải, thiếu tập trung.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp đột phá nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn ở trường THPT trần phú (Trang 37 - 38)