Nội dung chính của hiệp định FTA

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO VIỆT NAM – EU đến đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI tại VIỆT NAM và một số hàm ý CHÍNH SÁCH (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Khái quát về Hiệp định thương mại tự do

2.2.3. Nội dung chính của hiệp định FTA

Các nội dung chủ yếu được đưa vào Hiệp định thương mại tự do bao gồm: quy định về việc cắt giảm các rào cản thương mại - hàng rào thuế quan và phi thuế quan; quy định danh mục hàng hóa đưa vào cắt giảm thuế quan; quy định lộ trình cắt giảm thuế quan và quy định về quy tắc xuất xứ.

Cùng với tiến trình tự do hóa, tồn cầu hóa và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế trên toàn thế giới, các Hiệp định Thương mại tự do cũng đã trải qua bốn thế hệ. Trong đó, hai thế hệ hiệp định thương mại tự do đầu tiên tập trung vào vấn đề về thương mại hàng hóa (cắt giảm thuế quan, loại bỏ hàng rào phi thuế quan). Đây vẫn là nội dung mang tính cốt lõi của các thỏa thuận thương mại tự do hiện nay. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ thứ ba mở rộng phạm vi tự do về dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ và các hiệp định thương mại tự do thế hệ thứ tư, trong đó những vấn đề phi thương mại như lao động, môi trường, phát triển bền vững, quyền con người, cạnh tranh,...cũng được đưa vào đàm phán. Hai thế hệ này được gọi chung là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, hàng rào kỹ thuật trong thương mại và đầu tư vẫn là những nội dung phổ biến trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian gần đây, những quy định về lao động và môi trường và một số lĩnh vực khác ngày càng được chú ý đến. Đặc biệt, mức độ cam kết mở cửa trong những FTA mới này rất cao, thường xóa bỏ thuế quan đối với 95-100% số dịng thuế, mở cửa mạnh trong nhiều lĩnh vực dịch vụ và đặt ra tiêu chuẩn cao trong các vấn đề quy tắc.

về thương mại hàng hóa

Các nội dung chính về thương mại hàng hóa thường được các nước thành viên thỏa thuận trong Hiệp định FTA gồm: thuế quan, hạn ngạch thuế quan, thuận lợi hóa thương mại, TBT, SPS, các biện pháp phịng vệ thương mại, quy tắc xuất xứ.

Thuế quan là một nội dung nổi bật nhất của tất cả các FTA. Mức độ cắt giảm thuế quan được cam kết trong hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thường sâu hơn, tức mức thuế suất lúc này được đưa về 0%, đồng thời cắt giảm nhanh hơn cam kết trong khuôn khổ của WTO. Theo Điều XXIV.8 của GATT 1994, thuế quan đối với phần lớn thương mại giữa các bên tham gia được xóa bỏ. Thơng thường, các bên tham gia sẽ cam kết xóa bỏ thuế quan ít nhất 90% giá trị thương mại và số dòng thuế trong vòng 10 năm. Một số sản phẩm nhạy cảm đối với các bên như xăng dầu, thuốc lá,. thường khơng có cam kết về thuế hoặc có cam kết nhưng sẽ khơng đưa về 0%. Các nước kém phát triển nhất hoặc đang phát triển có thể được hưởng linh hoạt về lộ trình hoặc diện cam kết. Cam kết cắt giảm thuế quan thường chia thành các nhóm: (i) đưa

thuế suất về 0% ngay sau khi FTA có hiệu lực; (ii) đưa thuế suất về

0% theo lộ trình

(cắt giảm tuyến tính); (iii) cắt giảm thuế quan nhanh trong năm đầu tiên,

sau đó cắt

giảm từng bước một trong các năm kế tiếp (frontload); (iv) không cắt giảm

thuế quan

trong thời gian đầu mà được thực hiện vào các năm cuối lộ trình

(backroad); và (v)

không cam kết.

Tuy nhiên ưu đãi thuế quan chỉ dành cho các sản phẩm xuất khẩu có xuất xứ nội khối phù hợp (quy tắc xuất xứ - ROO). Quy tắc xuất xứ hàng hóa là tập hợp các quy định nhằm xác định quốc gia nào sản xuất ra hàng hóa. Hàng hóa đáp ứng ROO sẽ được cấp CO ưu đãi, là căn cứ pháp lý quan trọng để được hưởng ưu đãi thuế quan FTA. Mục đích của ROO là giúp cân bằng giữa thuận lợi hóa thương mại và phịng tránh gian lận thương mại. Quy tắc xuất xứ được coi như một van an toàn để điều chỉnh ảnh hưởng của các cam kết ưu đãi trong FTA. Như vậy, ngay cả khi tham gia FTA cũng khơng có nghĩa là mở cửa hồn tồn. Ngày nay các FTA có xu hướng đặt ra các tiêu chí khắt khe, gây khó khăn về thời gian và chi phí cho các thương nhân nước ngoài để bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Ngoài thuế quan, các bên tham gia FTA cũng có thể đưa ra cam kết về hạn ngạch thuế quan. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu với thuế suất ưu đãi hơn so với mức thuế suất ngoài hạn ngạch (Theo Khoản 2 Điều 20 Luật quản lý ngoại thương 2017). Thông thường, nhập khẩu trong hạn ngạch từ các đối tác trong cùng hiệp định sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi cịn nhập khẩu ngồi hạn ngạch sẽ phải chịu thuế suất ngoài hạn ngạch. Bên cạnh thuế nhập khẩu, một số FTA có thể có cả nội dung thuế xuất khẩu do các bên tham gia thoả thuận và cam kết tùy thuộc vào mục tiêu chính sách của các bên.

Một nội dung quan trọng nữa trong FTA là loại bỏ và cắt giảm các hàng rào phi thuế quan, nổi bật là hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), biện pháp vệ sinh an toàn động thực vật (SPS), các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) và các biện pháp hạn chế định lượng xuất nhập khẩu (như cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu).

về thương mại dịch vụ, hành chính cơng và phát triển bền vững

FTA hiện đại còn bao phủ các nội dung khác như thương mại dịch vụ, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, phát triển bền vững, lao động và môi trường.

Bên cạnh thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ cũng là nội dung quan trọng của các hiệp định thương mại tự do. Hầu hết các FTA đều có chương riêng về thương mại dịch vụ. Nội dung thường tập trung vào (i) lời văn về thương mại dịch vụ, chủ yếu tuân thủ và tăng cường các nguyên tắc chính của WTO như nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, minh bạch hóa, quy định trong nước, thanh tốn và chuyển khoản, tự vệ, trợ cấp... và phụ lục về một số ngành dịch vụ cụ thể (tài chính, viễn thơng, di chuyển của tự nhiên nhân.); và (ii) biểu cam kết mở cửa thị trường dịch vụ. Trong một FTA giữa các nước đang phát triển ký kết với nhau thì thường mức độ tự do hóa trong

thương mại dịch vụ không cao bằng trong thương mại hàng hóa.

Nhưng nếu FTA có

sự tham gia của các nước phát triển, điển hình như Mỹ thì thường địi hỏi

mức độ tự

do hóa dịch vụ rất cao, thậm chí là địi hỏi mở cửa tuyệt đối.

Trong một số chương trình làm việc của WTO như Hội nghị Bộ trưởng tại Singapore năm 1996, Hội nghị Bộ trưởng tại Seattle năm 1999, Lao động và môi trường đã từng được đưa vào thảo luận nhưng lại bị đưa ra khỏi Chương trình nghị sự thương mại tồn cầu bởi các nước đang phát triển với lý do cho rằng đây là những hàng rào bảo hộ mới. Nhưng trên thực tế, trong bối cảnh tồn cầu hóa, với nền kinh tế thị trường mở cửa, thương mại là cốt lõi của phát triển kinh tế và người lao động là người trực tiếp làm ra các sản phẩm trong thương mại quốc tế. Vì thế các quốc gia sẽ cần phải đặt quyền và lợi ích của người lao động lên hàng đầu và tìm cách tốt nhất để thực hiện điều đó bởi vì thúc đẩy sự bảo vệ người lao động là nền tảng của một nền kinh tế thị trường vận hành tốt. Họ phải được bảo đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản: được làm việc trong môi trường tốt, mức lương thỏa đáng, được bảo vệ về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, cân bằng giữa công việc và cuộc sống,... Quan điểm này đã trở thành cách tiếp cận của các FTA thế hệ mới và là xu thế đàm phán trong những năm gần đây.

về vấn đề môi trường, cùng với diễn biến phức tạp của tình trạng ơ nhiễm mơi trường, hiện tượng biến đổi khí hậu tồn cầu diễn ra ngày càng nghiêm trọng, một số quốc gia đã coi điều kiện môi trường là nội dung không thể thiếu trong nội dung đàm phán các FTA.

Với quan điểm hoạt động kinh doanh thương mại phải đi kèm với bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững địi hỏi cả các nước phát triển và các nước đang phát triển phải cùng nhau nỗ lực thực hiện những “chuẩn mực thương mại mới” trong các hiệp định thương mại. Trong một số FTA, nội dung về mơi trường có yêu cầu và tiêu chuẩn khá cao, kèm với cam kết cao và nghĩa vụ khá nặng nề, thậm chí một số cịn sử dụng công cụ kinh tế như áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp hoặc có trừng phạt, bồi thường về thương mại nếu xảy ra tranh chấp về thương mại có ảnh hưởng xấu đến mơi trường.

Ngồi các nội dung cơ bản trên, các FTA thế hệ mới còn bao gồm các nội dung như mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, thương mại điện tử,. và các cơ chế giải quyết tranh chấp.

về đầu tư

Các FTA này khơng chỉ tác động tới dịng thương mại giữa các mà còn tác động tới các dòng đầu tư. Việc một FTA cuối cùng có thể tác động tăng hoặc giảm dịng FDI phụ thuộc vào ảnh hưởng của việc giảm chi phí thương mại và chi phí đầu tư cũng như động cơ đầu tư FDI (tìm kiếm hiệu quả hay tìm kiếm thị trường). Các điều khoản đầu tư trong các hiệp định FTA nhìn chung đều khá tồn diện. Xu hướng các FTA gần đây đều bao gồm các điều khoản về đầu tư thông qua một loạt các nguyên tắc và cam kết tự do hóa đầy đủ.

Đối với vấn đề mở cửa thị trường, thơng thường, vấn đề tự do hóa đầu tư được nhắc đến khi thảo luận các biện pháp đầu tư song phương. Hầu hết các FTA đều đề cập đến việc tự do hóa, mở rộng và thúc đẩy đầu tư song phương. Đầu tư trong các hiệp định này chủ yếu thông qua các nguyên tắc không phân biệt đối xử bao gồm nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN). Các quốc gia cam kết sẽ đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc loại bỏ tất cả rào cản đầu tư. Ví dụ, các quốc gia vẫn duy trì điều kiện đầu tư để loại bỏ một số nhà đầu tư. Điều kiện này có thể áp dụng đối với cả nhà đầu tư trong và ngồi nước. Tuy nhiên, các FTA nói chung thường có một cơ chế “khuyến khích” loại bỏ rào cản đầu tư.

Đối với vấn đề bảo vệ nhà đầu tư, những quy định trong FTA sẽ giúp các nhà đầu tư được bảo vệ hoặc được bồi thường trong trường hợp nước nhận đầu tư quốc hữu hóa hoặc thu hồi tài sản của nhà đầu tư. Nhóm nguyên tắc bảo hộ đầu tư bao gồm: Đối xử công bằng và thỏa đáng, bảo hộ an ninh đầy đủ, tước quyền sở hữu và bồi thường, chuyển tiền,.. .Trong các Hiệp định thương mại tự do sẽ có những điều khoản cam kết khơng trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư mà khơng có bồi thường thỏa đáng, cam kết bồi thường thiệt hại phù hợp cho nhà đầu tư của bên kia tương tự như nhà đầu tư trong nước hoặc của bên thứ ba trong trường hợp bị thiệt hại do chiến tranh, bạo loạn,.

Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp, quy định về giải quyết tranh chấp xuất hiện ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong các hiệp định, đặc biệt trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới dưới nhiều hình thức khác nhau như hợp tác và đàm phán, thậm chí cho phép nhà đầu tư có thể khởi kiện nhà nước thông qua trọng tài quốc tế. Cơ chế giải quyết tranh chấp giúp thực hiện các điều khoản đầu tư một cách hiệu quả hơn bởi vì nó cho phép các nhà đầu tư nước ngồi tìm kiếm biện pháp khắc phục thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ của nước chủ nhà. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước phụ thuộc vào trọng tài đặc biệt gồm một trọng tài độc lập thường tuân theo các quy tắc của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) hoặc phụ thuộc vào một trọng tài thường trực thông qua Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Đầu tư tranh chấp (ICSID).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO VIỆT NAM – EU đến đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI tại VIỆT NAM và một số hàm ý CHÍNH SÁCH (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w