FDI vào Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO VIỆT NAM – EU đến đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI tại VIỆT NAM và một số hàm ý CHÍNH SÁCH (Trang 32 - 40)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2016 2020

3.1.1. FDI vào Việt Nam

Giai đoạn 2016 - 2019: quy mô dự án tăng đều qua các năm. Cụ thể số lượng dự án tăng từ 5% đến 23%, số vốn đăng ký tăng từ 5% đến 38% và số vốn thực hiện tăng từ 7% đến 11%. Giai đoạn này, kinh tế thế giới chưa có những cải thiện đáng kể về mức tăng trưởng, dao động từ 3,1% đến 3,7%. Đối với Việt Nam, đây là giai đoạn tăng cường hội nhập sâu với thế giới và có những cải thiện về chính sách liên quan đến vấn đề đầu tư.

Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, 20 tháng 12 năm 2020, Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, FDI vào Việt Nam tính lũy kế đến hết tháng 12-2020 có một số đặc điểm: 139 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 33.070 dự án, tổng vốn đăng ký 384 tỷ USD. Hàn Quốc dẫn đầu, tiếp theo là Nhật Bản, Singapore, Đài Loan,...

Mặc dù, năm 2020 là năm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng là rất nhiều, nhưng qua lượng vốn đầu tư vào Việt Nam trong năm 2020 có hơn 2.522 dự án cấp mới đã phần nào khẳng định được vị thế, lòng tin, sự thu hút FDI vào Việt Nam ngày càng tăng, và có triển vọng hơn trong những năm tới.

3.1.1.1. FDI theo lĩnh vực đầu tư

Biểu đồ 3. b: Tổng vốn đầu tư đăng ký theo ngành tại Việt Nam đến 20/12/2020 (triệu USD)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài

Theo thống kê của cục đầu tư về ngành đầu tư trong khoảng năm 2016-2020 sự phân hóa đầu tư vào các ngành có xu hướng thay đổi lớn theo các năm và phân hóa khơng đều vào các ngành. về ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đứng đầu trong thu hút FDI nhưng theo các năm tăng, giảm khơng đều, từ vị trí ngành đầu tư đứng thứ 2 có nhiều sự thay đổi tùy thuộc vào từng năm có các ngành được đầu tư nhiều, ít. Đến 20/12/2020 thì ngành cơng nghiệp chế biến có số dự án cịn hiệu lực nhiều nhất với tổng vốn đầu tư đăng ký là 226,490.20 triệu USD, đứng thứ 2 là ngành bất động sản với số dự án còn hiệu lực là 941 và vống là 60,057.32 triệu USD, tiếp theo là Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hịa; ngành lưu trú và ăn uống,...

Nhìn chung, FDI vào Việt Nam có sự tăng trưởng trong những năm qua, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam thông qua cung cấp nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Qua các số liệu, phân tích nêu trên có thể thấy vốn FDI tập trung vào ngành chế biến, chế tạo chủ yếu đòi hỏi kỹ năng thấp. Nguyên nhân nhà đầu tư nước ngồi muốn tận dụng nhân cơng giá rẻ và lợi thế thị trường nội địa tại Việt Nam. Theo IMF, tiêu chí thu hút vốn FDI tốt là: “Dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào khu vực chế tác, thuộc công nghệ cao, đầu tư dài hạn”. Từ đó, có thể thấy chất lượng nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay là chuyển sang định hướng đổi mới, khoa học, sáng tạo trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.

FDI từ các quốc gia đóng góp vào q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực tại Việt Nam. Các lĩnh vực đầu tư đang còn chênh lệch nhiều. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp ảnh hưởng nhiều tới thu hút FDI vào các ngành của Việt Nam, số lượng dự án mới đăng ký thấp hơn so với các năm trước.

3.1.1.2. FDI theo đối tác đầu tư.

Biểu đồ 3. c: Các dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam tính tới ngày 20/12/2020 theo đối tác đầu tư

80000

Biểu đồ 3. d: Tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam tính đên ngày 20/12/2020 theo đối tác đầu tư tính (triệu USD)

Nhìn chung về số lượng đối tác đầu tư FDI vào Việt Nam từ 2015-2020 tăng đáng kể đến hết năm 2020 có 139 quốc gia đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Với tổng số dự án còn hiệu lực đến 20/12/2020 là 33,070 dự án với tổng vốn đăng ký là 384,1 tỷ USD. Hàn Quốc đứng đầu 8,983 dự án còn hieeuk lực với 70,65 tủy USD vốn đăng ký, đứng thứ hai và ba là Nhật Bản, Singgapore số dự án còn hiệu lực lần lượt là 4.632 dự án và 2.629 dự án với tổng vốn đăng ký là 60,3 tỷ USD và 56,6 tỷ USD,... Đây đều là các quốc gia có lượng vốn đầu tư FDI lớn vào Việt Nam trong nhiều năm qua. Có thể thấy hầu hết các quốc gia này đều thuộc khu vực Châu Á, trong khi đó, Mỹ và châu Âu mặc dù là hai thị trường xuất khẩu chủ lực, đem lại thặng dư xuất khẩu lớn cho Việt Nam nhưng dòng vốn FDI từ các thị trường này vào Việt Nam còn rất hạn chế. Xu hướng FDI theo thời gian tăng vốn FDI từ các quốc gia phát triển và một số quốc gia có cơng nghệ nguồn (như Hàn Quốc, Nhật Bản).

3.1.1.3 Theo địa phương

Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (Triệu USD) TP. Hồ Chí Minh 9952 48190,477 Hà Nội 6384 35904,274 Bình Dương 3932 35499,806 Bà Rịa - Vũng Tàu 496 32748,639 Đồng Nai 1739 31962,346 Hải Phòng 849 20202,620 Bắc Ninh 1642 19912,828 Thanh Hóa 158 14533,485 Hà Tĩnh 79 11739,238 Thái Nguyên 181 8721,981 Khác 7658 124628,512 Tổng 33070 384.044,21

Bảng 3. 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương, lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2020

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngồi ■ TP. Hồ Chí Minh ■ Hà Nội ■ Bình Dương ■ Bà Rịa - Vũng Tàu ■ Đồng Nai ■ Hải Phịng ■ Bắc Ninh ■ Thanh Hóa ■ Hà Tĩnh ■ Thái Ngun ■ Khác

Biểu đồ 3. e: FDI vào Việt Nam theo địa phương, lũy kế đến tháng 12/2020 (%) Nguồn: Cục đầu tư nước ngồi

Các nhà đầu tư nước ngồi đã có mặt ở tất cả 64 tỉnh, thành trên cả nước. Các tỉnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi nhất là TP.Hồ Chí Minh với 9952 dự án, chiếm 12,55% tổng vốn đầu tư cả nước, TP.Hà Nội 9,35%, Bình Dương 9,24%, Bà Rịa - Vũng Tàu 8,53%, Đồng Nai 8,52%, Hải Phòng 5,26%,... Đây đều là những thành phố lớn hoặc là các tỉnh có các khu cơng nghiệp phát triển. Đặc biệt các tỉnh thuộc Khu kinh tế trọng điểm phía nam như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai rất thu hút các nhà đầu tư. Trong nhiều năm qua, TP. Hồ Chí Minh ln nằm trong danh sách những địa phương thu hút FDI nhiều nhất nước nhờ môi trường đầu tư hấp dẫn và sự quan tâm, hỗ trợ hiệu quả của Chính quyền thành phố cho các nhà đầu tư nước ngồi.

tổng vốn đăng kí (triệu USD)

Biểu đồ 3. f: Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh 2016-2020 (triệu

USD)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngồi

Tổng vốn đăng ký đầu tư của TP.Hồ Chí Minh đã tăng lên khá

nhiều kể từ năm

2016, đỉnh điểm là năm 2019, TP.Hồ Chí Minh thu hút hơn 8 tỷ

USD vốn đầu tư.

Sang năm 2020, vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID - 19 nên tổng vốn đăng ký giảm đáng kể xuống còn 4,355 tỷ USD, tuy vậy năm 2020, TP.Hồ Chí Minh vẫn đứng thứ nhất cả nước về cả tổng lượng vốn đăng ký và số dự án cấp mới (950 dự án).

Đối chiếu lượng vốn FDI với Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các tỉnh thành thì khơng thấy nhiều sự tương quan, tức là chỉ số PCI cao chưa chắc đã kéo theo lượng vốn FDI cao.

Tỉnh thành Điểm số xếp hạng Quảng Ninh 73,40 1 Đồng Tháp 72,10 2 Vĩnh Long 71,30 3 Bắc Ninh 70,79 4 Đà Nằng 70,15 5

Bảng 3. 2: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2019 (PCI) Nguồn: pcivietnam. vn

Với điểm số PCI được VCCI cập nhật mới nhất vào năm 2019, đối chiếu với tổng lượng vốn đăng ký năm 2019 thì những tỉnh có chỉ số PCI cao như Quảng Ninh, Đồng Tháp hay Vĩnh Long đều không nhận được nhiều vốn FDI. Năm 2019, Quảng Ninh có 16 dự án cấp mới với hơn 242,11 triệu USD, xếp thứ 23 cả nước; Vĩnh Long

có 18 dự án với 150,50 triệu USD và Đồng Tháp chỉ có 2 dự án với

13,02 triệu USD,

xếp thứ 48 trên cả nước về tổng lượng vốn. Tuy nhiên, nếu đối chiếu lượng

FDI với

chỉ số GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) thì sẽ thấy nhiều sự tương quan

hơn khi mà

những tỉnh thành có GRDP cao và GRDP/đầu người cao thì cũng sẽ thu hút

được một

lượng vốn FDI cao. Theo Cục thống kê của từng địa phương, TP. Hồ Chí

Minh đạt

quy mơ GRDP năm 2020 là 1.372 nghìn tỷ đồng, Hà Nội 1.016 nghìn tỷ

đồng; Bình

Dương: 389,5 nghìn tỷ đồng; Đồng Nai: 366, 6 nghìn tỷ đồng; Bà Rịa - Vũng Tàu

314,2 nghìn tỷ đồng; Hải Phịng 276,6 nghìn tỷ đồng; Bắc Ninh 205,1 nghìn

tỷ đồng.

Đây đều là những tỉnh thành nằm trong top về lượng vốn đầu tư năm 2020

theo số liệu

của Cục Đầu tư nước ngoài. Ngược lại, lượng FDI khá thấp ở những địa

phương có

thu nhập bình qn đầu người thấp. Điều này chứng tỏ FDI khó tác động

trực tiếp đến

vấn đề bất bình đẳng thu nhập và cải thiện đời sống người dân ở những

vùng khó

3.1.1.4 FDI theo hình thức đầu tư

STT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (Triệu USD) 1 100% vốn nước ngoài 23.087 244.580,143 2 Liên doanh 4.017 75.216,714 3 Hợp đồng BOT,BT,BTO 18 14.221,238 4 Hợp đồng hợp tác KD 231 6.141,350 Tổn g 27.353 340.159,445

Bảng 3. 3: Đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam theo hình thức đầu tư (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2018)

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài

Lũy kế đến hết năm 2018, hình thức 100% vốn nước ngồi là hình thức đầu tư chiếm ưu thế nhất với 71,90% tổng vốn đầu tư. Theo sau đó là hình thức liên doanh chiếm 22,11% cùng số dự án đăng ký là 4017 dự án. Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng BOT, BT, BTO chỉ chiếm một phần nhỏ. Tuy số lượng dự án không nhiều nhưng tổng giá trị dự án hơn 20 tỷ USD cũng là một con số lớn, chứng tỏ rằng quy mơ những dự án theo hình thức này lớn hơn nhiều so với những hình thức khác.

Các cam kết trong EVFTA nới lỏng các quy định về tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư trong liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam ở một số ngành dịch vụ như dịch vụ viễn thơng, dịch vụ tài chính, dịch vụ phân phối, dịch vụ vận tải.. .Điều này có thể thúc đẩy hình thức liên doanh phát triển.

Đối với hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi thơng qua M&A, Ơng Châu Việt Bắc - Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) - cho biết, trong thời gian vừa qua cùng với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, hoạt động M&A ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó, việc Việt Nam ký kết EVFTA đã giúp thu hút làn sóng đầu tư từ nước ngồi và một trong những hình thức để hiện thực hóa điều đó là phương thức M&A đã được nhiều doanh nghiệp lựa chọn rót vốn đầu tư.

Giá trị góp vốn mua cổ phần

(Triệu USD)

Biểu đồ 3. g: Tổng giá trị góp vốn mua cổ phần 2016-2020

(Triệu USD)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngồi

Giá trị góp vốn mua cổ phần tăng mạnh qua từng năm. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động M&A đang gia tăng mạnh mẽ. Năm 2020, đại dịch COVID-19 xảy đến và lan rộng trên toàn cầu đã tác động rất lớn đến kinh tế thế giới nói chung và hoạt động M&A nói riêng. Hoạt động M&A tại Việt Nam cũng giảm mạnh do các nhà đầu tư có những phản ứng thận trọng. Tuy nhiên với môi trường pháp lý ổn định, hoạt động M&A tại Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi và năm 2021 bởi các nhà đầu tư và nghiên cứu theo khảo sát của Nhóm Nghiên cứu Diễn đàn M&A Việt Nam (MAF Research) và Viện Nghiên cứu Đầu tư và Mua bán sáp nhập (CMAC Institute).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO VIỆT NAM – EU đến đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI tại VIỆT NAM và một số hàm ý CHÍNH SÁCH (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w