Tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử trong bố

Một phần của tài liệu 029 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH hà nội (Trang 37 - 89)

6. Kết cấu khóa luận

1.2.4. Tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử trong bố

cảnh hiện nay

Qua những cơ sở lý luận về dịch vụ Ngân hàng điện tử và phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử được trình bày ở trên, có thể khẳng định chắc chắn rằng, việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử trong bối cảnh hiện nay là một trong những yêu cầu thiết yếu đối với không chỉ Việt Nam mà với toàn hệ thống Ngân hàng của các quốc gia trên thế giới.

Với những vai trò không thể thay thế của ngân hàng nói chung và dịch vụ Ngân hàng điện tử nói riêng trong cuộc sống của con người hiện nay, đặc biệt là dưới những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thì việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử chính là trực tiếp nâng cao điều kiện sống cho con người. Dịch vụ Ngân hàng điện tử phát triển đồng nghĩa với việc các luồng tiền giữa các chủ thể trong nền kinh tế được luân chuyển hiệu quả hơn, Ngân hàng Nhà nước có thể kiểm soát lượng tiền ra vào tốt hơn, tất cả đều hướng tới mục địch cuối cùng mà tất cả các quốc gia đều mong muốn, đó là phát triển toàn diện, lành mạnh nền kinh tế và nâng cao chất lượng sống cho người dân.

So với những sản phẩm, dịch vụ truyền thống được cung cấp trực tiếp tại các ngân hàng, hệ thống Ngân hàng điện tử đang thể hiện được tính ưu việt trên hầu như mọi khía cạnh. Với việc tiết kiệm được thời gian, chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng, khả năng truy cập ở mọi lúc nơi, dường như việc sử dụng dịch Ngân hàng điện tử đã trở thành xu hướng không thể tránh khỏi tại tất cả các quốc gia. Vậy nên, nếu các Ngân hàng không muốn bị bỏ lại phía sau, nếu các quốc gia không muốn đối mặt với tình trạng nền kinh tế trì trệ, thì phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử là một trong những công việc nên được ưu tiên hàng đầu.

Việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử không chỉ là phát triển thêm những sản phẩm, tính năng mới để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, mà còn là thay đổi, xử lý những hạn chế còn đang tồn tại để người dùng có thể tiếp cận dịch vụ tốt hơn. Chỉ khi những nhược điểm của dịch vụ Ngân hàng điện tử, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến rủi ro, bảo mật, ... được giải quyết triệt để thì khách hàng mới có thể yên tâm, tin tưởng sử dụng dịch vụ và ngân hàng mới có thể tiếp tục mở rộng dịch vụ Ngân hàng điện tử. Vì vậy, không chỉ các ngân hàng cần phải lắng nghe và cải thiện chất lượng sản phẩm của mình, mà bản thân với mỗi khách hàng như chúng ta đều cần có trách nhiệm trải nghiệm và đưa ra những phản hồi, đánh giá khách quan nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, bài khóa luận đã tập trung hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến dịch vụ Ngân hàng điện tử và phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại. về dịch vụ Ngân hàng điện tử, có thể khẳng định rằng, với những lợi ích nổi trội hơn hẳn của dịch vụ Ngân hàng điện tử so với dịch vụ ngân hàng truyền thống như tăng doanh thu, tạo khả năng cạnh tranh cho ngân hàng hay tiết kiệm thời gian, đem đến sự thuận tiện trong giao dịch cho khách hàng, thì dịch vụ Ngân hàng điện tử đã và đang thể hiện được những vai trò vô cùng to lớn và không thể thiếu của nó trong cuộc sống con người hiện nay. Mặc khác, hệ thống dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Việt Nam hiện nay vẫn còn đang tồn tại một số những hạn chế cần phải cải thiện, đặc biệt phải kể đến vấn đề bảo mật thông tin cho khách hàng, sự hạn chế trong danh mục sản phẩm cung ứng, hay yêu cầu nguồn lực tài chính của ngân hàng phải đủ lớn để thực hiện công nghệ hóa sản phẩm dịch vụ. Đứng trước thực tế này, việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử trong khoảng thời gian sắp tới là vô cùng cần thiết, không chỉ cho sự tồn tại của các ngân hàng, mà còn vì sự lớn mạnh chung của tổng thể ngành ngân hàng cũng như nền kinh tế Việt Nam.

Để đánh giá sự phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, bài khóa luận sẽ sử dụng hai nhóm chỉ tiêu chính. Thứ nhất là nhóm các chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển quy mô dịch vụ, gồm có sự gia tăng về số lượng khách hàng đăng ký, về khối lượng giao dịch và thu nhập của ngân hàng từ dịch vụ Ngân hàng điện tử. Thứ hai là chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử, được xây dựng dựa trên mô hình SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự (1988). Với việc sử dụng hai nhóm chỉ tiêu này, bài khóa luận hướng tới việc đánh giá sự phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử thông qua cả những số liệu kinh doanh mà ngân hàng cung cấp lẫn cảm nghĩ thật sự của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Điều này sẽ đảm bảo cho những kết quả đạt được và các giải pháp được đề xuất trong bài khóa luận đạt được sự tổng quát và phù hợp với thực tế.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

- CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam - chi nhánh Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam — chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tên quốc tế là: “Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam”, tên viết tắt là: “BIDV”, được thành lập vào ngày 26 tháng 4 năm 1957 tại thành phố Hà Nội. Sau hơn 60 tồn tại và phát triển, BIDV đã trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay với 190 chi nhánh, 871 phòng giao dịch, gần 58,000 máy ATM và POS trên toàn bộ 63 tỉnh thành cả nước. Ve mặt nhân lực, BIDV hiện đang tạo việc làm và thu nhập cho hơn 25000 cán bộ, nhân viên trên toàn hệ thống. Không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước, BIDV còn đang thực hiện kế hoạch vươn mình ra thế giới với việc đặt văn phòng đại diện tại 6 quốc gia (bao gồm: Campuchia, Lào, Cộng hòa Séc, Đài Loan, Nga và Myanmar). Trong những năm tiếp theo, mục tiêu của BIDV là phấn đấu giữ vững vai trò ngân hàng “Big 4” của mình, tiếp tục phát triển và cung cấp tới khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, hiện đại nhất, và gặt hái thêm những giải thưởng, danh hiệu cao quý do Đảng và Nhà nước Việt Nam trao tặng.

BIDV chi nhánh Hà Nội được thành lập vào ngày 26 tháng 05 năm 1957, là một trong những chi nhánh đầu tiên của hệ thống BIDV. Tọa lạc tại số 4B Lê Thánh Tông, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, mục tiêu của chi nhánh là cung cấp các sản phẩm tài chính tốt nhất tới tay khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Xa hơn, BIDV Hà Nội hướng tới hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ kinh doanh, giữ vững vị thế chi nhánh chủ lực trong toàn hệ thống BIDV.

Năm So sánh 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 +/- % +/- % HUY ĐỘNG VỐN 18,306,34 8 19,307,002 18,326,386 1,000,654 5.47 -980,616 -5.08 I Tổ chức 13,779,93 0 12,550,764 10,314,802 -1,229,166 -8.92 -2,235,962 -17.82 1. Không kỳ hạn 543,1 04 6 979,87 24 1,310,2 436,772 4280. 48 330,3 7133. 2. Có kỳ hạn dưới 12 tháng 12,041,81 2 10,148,834 6,904,2 44 -1,892,978 -15.72 -3,244,590 -31.97

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng của từng phòng ban tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam — chi nhánh Hà Nội

Nhìn chung, mô hình tổ chức tại BIDV Hà Nội tương đối phức tap, được chia thành các khối, các phòng ban như sơ đồ bên dưới. Để vận hành bộ máy tương đối “cồng kềnh” này, chi nhánh Hà Nội hiện đang sở hữu số lượng nhân viên lên tới hơn 250 người, trong đó tỉ lệ cán bộ có trình độ cao chiếm khoảng 95% tổng số lượng nhân viên tại chi nhánh.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy BIDV chi nhánh Hà Nội

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam — chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020

Tại thời điểm mức độ cạnh tranh giữa các NHTM vô cùng khốc liệt như hiện nay, ngoài việc tiếp tục cải thiện chất lượng sản phẩm, mở rộng danh mục tiện ích cung ứng, đầu tư và phát triển các dịch vụ hiện đại như NHĐT, thì BIDV Hà Nội vẫn luôn chú trọng tới các hoạt động mang tính chủ đạo của ngân hàng, đó là huy động vốn và sử dụng vốn. Trong giai đoạn 2018 - 2020, chi nhánh đã hoạt động vô cùng tích cực, hiệu quả, không chỉ đáp ứng được xuất sắc mục tiêu tăng trưởng đặt ra bởi Hội sở chính, mà còn xứng đáng với danh hiệu “Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam”.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1. Số liệu huy động vốn của BIDV chi nhánh Hà Nội (2018-2020)

3. Có kỳ hạn 12 tháng trở lên 1,195,0 14 1,422,0 54 2,100,3 34 227,040 19. 00 678,2 80 47. 70

II. Dân cư 4,503,7

60 6,756,2 38 8,011,5 84 2,252,478 50. 01 1,255,346 18. 58 1. Không kỳ hạn 147,5 58 2 266,40 480,066 118,844 5480. 64 213,6 2080. 2. Có kỳ hạn dưới 12 tháng 2,032,4 32 962,674,7 90 3,677,8 642,364 6131. 1,003,094 5037. 3. Có kỳ hạn 12 tháng trở lên 2,323,7 70 3,815,0 40 3,853,6 28 1,491,270 64. 17 38,588 1.01 III. GTCG 22,658 - - -22,658 - 100.00 - - 1. GTCG ngắn hạn 22,658 - - -22,658 - 100.00 - - 2. Trái phiếu chứng chỉ dài hạn - - - - - - -

động vốn chỉ còn 18,326,386 triệu VNĐ, tương đương mức giảm 5.08%. Nguyên nhân cho sự tăng giảm bất thường này đó là những ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 xảy ra vào cuối năm 2019, đã khiến cho chi nhánh Hà Nội gặp khó khăn hơn trong việc huy động tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn từ KHDN.

Đầu tiên là nhóm KHDN, loại tiền gửi không kì hạn (hay còn biết đến với tiền gửi thanh toán) vẫn giữ được xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên mức tăng năm 2020 so với 2019 đã giảm rõ rệt so với mức tăng của năm 2019 so với 2018, từ 80.42% xuống chỉ còn 33.71%. Có thể nói, dịch bệnh Covid 19 hoành hành đã khiến cho các hoạt động mua bán trong nền kinh tế bị chững lại, các doanh nghiệp khi không có nhu cầu giao dịch nhiều thì lượng tiền gửi thanh toán của cũng sẽ ít đi. Vì vậy, để tránh tình trạng ứ đọng tiền mặt tại quỹ, các doanh nghiệp đã lựa chọn cách gửi tiền vào ngân hàng dưới dạng tiền gửi dài hạn, khiến cho chỉ tiêu này tăng mạnh từ 1,195,014 triệu VNĐ vào cuối năm 2018 lên gần gấp đôi vào cuối năm 2020. Tuy nhiên có thể thấy, ngược lại với tiền gửi không kỳ hạn và dài hạn, nguồn huy động vốn từ tiền gửi ngắn hạn của tổ chức tại chi nhánh lại giảm qua các năm, lần lượt giảm 15.72% và 31.97% từ 2018 đến 2020. Lại một lần nữa, có lẽ do tác động của dịch Covid 19 đã khiến cho các doanh nghiệp tại Việt Nam làm ăn khó khăn, vậy nên tiền để các tổ chức gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn cũng sẽ giảm đi, họ sẽ ưu tiên sử dụng tiền này để xoay sở cho những khoản lỗ hoặc phục vụ cho kế hoạch hồi phục lại doanh nghiệp cho khoảng thời gian tiếp theo hậu dịch bệnh.

Không biến động mạnh như nhóm KHDN, nguồn huy động vốn của chi nhánh Hà Nội từ khách hàng cá nhân có xu hướng tăng qua các năm, từ 4,503,760 triệu VNĐ vào cuối năm 2018 lên 6,756,238 triệu VNĐ năm 2019 và 8,011,584 triệu VNĐ cuối năm 2020. Trong đó, khả năng huy động từ các khoản tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn tăng rõ rệt qua các năm, còn lượng tiền chi nhánh huy động từ các khoản tiền gửi dài hạn trong năm 2020 chỉ tăng rất nhỏ, khoảng 1% so với năm 2019. Ngoài ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 ra, lí do khác giải thích cho sự tăng không đồng đều giữa các nguồn tiền gửi của dân cư sẽ được bài khóa luận trình bày ở phần sử dụng vốn tiếp theo.

Một điểm đặc biệt nữa đó là từ năm 2019 trở đi, BIDV chi nhánh Hà Nội không còn huy động từ GTCG nữa. Đây có thể là do những thay đổi về chính sách của chi nhánh.

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn

Trong các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng, hoạt động cho vay có thể coi là chủ chốt, mang tới nhiều lợi nhuận nhất, và tại BIDV chi nhánh Hà Nội cũng vậy. Do đó, để có cái nhìn bao quát nhất về hoạt động sử dụng vốn, bài khóa luận sẽ tập trung phân tích về tình hình dư nợ tín dụng tại BIDV Hà Nội trong những năm gần đây.

Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng của BIDV chi nhánh Hà Nội (2018-2020)

1 Dư nợ theo kỳ hạn 10,637,7 30 11,571,4 97 13,112,1 21 933,767 8.78 1,540,6 24 13. 31 1. Cho vay ngắn hạn 5,393,5 45 846,263,5 627,465,2 870,039 16.13 781,201,6 1919.

2. Cho vay trung và dài hạn 5,244,1

85

5,307,9 13

5,646,8

59 63,728 1.22 338,946 6.39

11. Dư nợ theo đối tượng 10,637,7

30 9711,571,4 2113,112,1 933,767 8.78 241,540,6 3113. 1. Cho vay bán lẻ 1,919,0 96 1,999,0 73 2,179,8 84 79,977 4.17 180,811 9.04

2. Cho vay doanh nghiệp 348,718,6 249,572,4 3710,932,2 853,790 9.79 1,359,8

Chỉ tiêu Năm So sánh 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 +/- % +/- % I Tổng thu nhập 1,015,776 1,086,2 24 1,176,592 70,4 48 6.94 90,3 68 8.32 1. Thu từ lãi 696,62 4 28 757,1 814,664 0460,5 8.69 3657,5 7.60

- Thu từ lãi cho vay 667,34 4 699,2 40 736,592 31,8 96 4.78 37,3 52 5.34

- Thu lãi tiền gửi 21,712 40,6

64 51,456 18,9 52 87.29 10,7 92 26.54 - Thu khác về hoạt động tín dụng 7,568 17,2 24 26,616 9,6 56 127.59 9,392 54.53

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính - BIDV Hà Nội)

Có thể nói, mặc dù đứng trước bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước, vậy nhưng với những phương án thay đổi cơ cấu dư nợ cho vay vô cùng phù hợp, chi nhánh Hà Nội vẫn thực hiện được tốt kế hoạch tăng trưởng tín dụng hàng năm đã đặt ra. Cụ thể, tổng dư nợ cho vay năm 2018 đạt 10,637,730 triệu VNĐ, năm 2019 tăng thêm 933,767 triệu VNĐ giúp cho dư nợ tín dụng tại chi nhánh đạt 11,571,497 triệu VNĐ, và năm 2020 chứng kiến mức tăng vốn vay giúp cho nền kinh tế nhanh chóng phục hồi trạng thái ổn định hậu dịch bệnh Covid 19.

Trước hết là dư nợ theo kỳ hạn, cả cho vay ngắn hạn và trung dài hạn đều có xu hướng tăng lên qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng của cho vay ngắn hạn lại cao hơn hẳn so với cho vay trung và dài hạn. Cụ thể, cho vay ngắn hạn tại chi nhánh Hà Nội tăng mạnh từ 5,393,545 triệu VNĐ năm 2018, lên 6,263,584 triệu VNĐ năm 2019 và đạt mức 7,465,262 triệu VNĐ năm 2020. Con số này tương ứng với mức tăng lần lượt là 16.13% và 19.19% giữa các năm trong giai đoạn. Trong khi đó, tốc độ tăng giữa các năm của chỉ tiêu cho vay trung và dài hạn chỉ đạt lần lượt 1.22% và 6.39%. Có thể thấy do ảnh hưởng của dịch Covid 19, nhu cầu vay ngắn hạn tại chi nhánh Hà Nội đã tăng lên rất mạnh, trong khi nhu cầu vay trung và dài hạn cũng tăng nhưng lại không nhiều. Vậy nên để tránh rủi ro thanh khoản, BIDV Hà Nội đã tập trung huy động tiền vốn từ các nguồn ngắn hạn, hạn chế hơn các nguồn dài hạn

Một phần của tài liệu 029 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH hà nội (Trang 37 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w