Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Láng Hạ

Một phần của tài liệu 139 HOÀN THIỆN CÔNG tác đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN ĐÔNG NAM á (SEABANK) CHI NHÁNH LÁNG HẠ,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 33)

sự Phòng KH doanh nghiệp Phòng KH ca nhân Phòng KH ưu tiên Phòng Giao dịch

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) - Chi nhánh Láng Hạ hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc Chi nhánh; trong đó chức năng nhiệm vụ từng bộ phận bao gồm Giám đốc và các phòng ban của chi nhánh cụ thể như sau:

Ban Giám đốc

Ban Giám đốc Chi nhánh giám sát toàn bộ quá trình kinh doanh của SeABank - Láng Hạ. Có nhiệm vụ tổ chức quản lý, chỉ đạo điều hành các công việc chung tại chi nhánh và các Đơn vị trực thuộc. Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, triển khai và giám sát hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn hiệu quả. Đảm bảo chất lượng danh mục tín dụng do Đơn vị quản lý/phát triển được kiểm soát và tuân thủ đúng quy trình, quy định của SeABank và quy định của Pháp luật hiện hành. Ban Giám đốc Chi nhánh gồm có: Giám đốc Chi nhánh, Phó Giám đốc Vận hành,

Phó Giám đốc Khách hàng cá nhân, Phó Giám đốc Khách hàng doanh nghiệp và Phó Giám đốc Kinh doanh.

Phòng Hành chính - Nhân sự

Phòng Hành chính - Nhân sự có chức năng phối hợp với Khối Quản trị & Phát triển Nguồn nhân lực thực hiện, triển khai các chính sách/đề xuất nhân sự; hỗ trợ công tác tuyển dụng, thực hiện giám sát việc thực hiện các quy định quan hệ lao động tại chi nhánh và các phòng Giao dịch trực thuộc. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của chi nhánh theo đúng các quy định về quản trị nhân sự của SeABank. Ngoài ra, phòng ban này còn chịu trách nhiệm quản lý các công việc, thủ tục hành chính của chi nhánh. Phòng HC-NS gồm có: Truởng phòng, Phó phòng, Truởng khối, cán bộ thuộc khối hành chính và cán bộ thuộc khối nhân sự.

Phòng Hỗ trợ tín dụng

Phòng Hỗ trợ tín dụng có chức năng quản lý, kiểm soát hoạt động hỗ trợ tín dụng tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; kiện toàn hồ sơ tín dụng nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ tới khách hàng nhanh chóng, chính xác. Quản lý tài sản đảm bảo, quản lý và luu trữ hồ sơ, sắp xếp hồ sơ theo danh mục, tạo lập và quản lý hạn mức tín dụng tại chi nhánh. Kiểm tra và đôn đốc cán bộ tín dụng trong việc hoàn thiện hồ sơ và các điều kiện sử dụng hạn mức, giải ngân tín dụng. Nhận biết, kiểm soát, báo cáo các rủi ro phát sinh và đề xuất các biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Phòng Hỗ trợ tín dụng gồm có các chức danh: Truởng phòng, Phó phòng, Truởng nhóm và Chuyên viên Hỗ trợ tín dụng.

Phòng Dịch vụ khách hàng

Phòng Dịch vụ khách hàng có nhiệm vụ xây dụng các tiêu chí về chất luợng phục vụ khách hàng; hỗ trợ các đơn vị kinh doanh nhằm tối uu hóa chất luợng phục vụ. Phòng ban này còn giải quyết các thắc mắc khiếu nại của khách hàng; tiếp nhận và xử lý thông tin (trong phạm vi đuợc ủy quyền) từ khách hàng liên quan đến sản phẩm qua các kênh tổng đài, email, website và các đơn vị, cá nhân nội bộ. Ngoài ra, phòng Dịch vụ khách hàng chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra chất luợng phục vụ và báo cáo tình hình lên lãnh đạo.

T I Khu vực lãi suất 4,538,296,63 6 3,873,445,56 1 1. Doanh thu 18,627,981,569 18,026,146,22 5

Phòng Khách hàng chiến lược gồm có Trưởng phòng và Chuyên viên Khách hàng chiến lược. Phòng Khách hàng chiến lược có nhiệm vụ tìm kiếm, duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng chiến lược. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ khách hàng, tư vấn cho khách hàng chiến lược về các sản phẩm dịch vụ đặc trưng của SeABank. Ngoài ra phòng ban này chịu trách nhiệm xây dựng, đề xuất các chương trình, giải pháp đặc thù phục vụ nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng của đối tượng khách hàng chiến lược (chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp).

Phòng Khách hàng doanh nghiệp

Phòng Khách hàng doanh nghiệp là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp. Phòng này thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với thể lệ hiện hành, quy chế và định hướng của Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank). Đây là bộ phận trực tiếp tìm kiếm, giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ và thúc đẩy mức sử dụng các sản phẩm của khách hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Ngoài ra, phòng còn thực hiện bán chéo các sản phẩm phi tín dụng để đạt chỉ tiêu lợi luận từ phí.

Phòng Khách hàng cá nhân

Phòng Khách hàng cá nhân là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân. Phòng thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với thể lệ hiện hành, quy chế và định hướng của Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank). Đây là bộ phận trực tiếp tìm kiếm, giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. Hỗ trợ và thúc đẩy mức sử dụng các sản phẩm của khách hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Ngoài ra, phòng khách hàng cá nhân còn có nhiệm vụ thu thập các yêu cầu và phản hồi về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng để phát triển sản phẩm của SeABank.

Phòng Khách hàng ưu tiên

Phòng Khách hàng ưu tiên có chức năng, nhiệm vụ tương tự như phòng Khách hàng chiến lược. Tuy nhiên đối tượng khách hàng chủ yếu của phòng này là

khách hàng cá nhân. Phòng thực hiện tìm kiếm, duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng ưu tiên. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ khách hàng, tư vấn cho khách hàng ưu tiên về các sản phẩm dịch vụ đặc trưng của SeABank. Ngoài ra cần phải xây dựng, đề xuất các chương trình, giải pháp đặc thù phục vụ nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng của đối tượng khách hàng chiến lược.

Phòng Giao dịch

Phòng Giao dịch có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh của

chi nhánh; tìm kiếm và thu hút khách hàng, thu thập các thông tin về khách hàng tại địa

bàn. Hoạt động tại phòng Giao dịch giúp tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, phải tích cực phối hợp với các bộ phận khác trong việc triển khai các nghiệp vụ kinh doanh và phát triển quy mô hoạt động của Ngân hàng; báo cáo tình hình hoạt động của phòng giao dịch theo yêu cầu của chi nhánh quản lý, Ban Tổng giám đốc, các bộ phận nghiệp vụ tại Hội sở và các cơ quan khác.

2.1.5. Ket quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh Láng Hạ (2014 - 2015)

7 3. Doanh thu 262,617,829 230,856,26 4 4. Chi phí - 219,620,401 - 191,315,837

III. Khu vực kinh doanh ngoại tệ 8,830,240 12,905,61 2

5. Thu kinh doanh ngoại tệ 8,866,691 12,967,53

5

6. Chi về kinh doanh ngoại hối -36,451 -61,923

V. Thu nhập khác 680,140 420,966

7. Thu nhập từ hoạt động khác 680,140 420,966

8. Chi phí từ hoạt động khác 0 0

VI. Chi phí quản lý -3,321,629,078 -

2,821,201,783

VII. Tổng thu nhập 4,590,804,44

4

3,925,891,60 0

VIII. Lợi nhuận trước thuế 1,269,175,36

6 7 1,104,689,81

X. Lợi nhuận sau thuế 1,269,175,36

35 45 45 lệ 1 Ban Giám đốc 5 1 0.2 3 0.6 1 0. 2 2 P. Hành chính - Nhân sự 13- 3 0.23 8 0.62 2 0.15 3 P. Hỗ trợ tín dụng 9 7 0.78 2 0.22 0 0 4 P. Dịch vụ khách hàng 1Õ - 6 0.6 3 0.3 1 0. 1 5 P. KH chiến luợc 7 3 0.43 4 0.57 0 0 6 P. KH doanh nghiệp ữ~ 8 0.67 3 0.25 1 0.08 7 P. KH cá nhân 15 - 12 0.8 3 0.2 0 0 8- P. KH uu tiên 8 6 0.75 2 0.25 0 0 9 ~~ P. Giao dịch 8 7 0.9 1 0.1 0 0 Tổng cộng 87 54 0.62 29 0.33 4 0,05

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán SeABank)

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm gần nhất, lợi nhuận của chi nhánh năm 2015 tăng khoảng 160 triệu VNĐ so với năm 2014. Tổng thu nhập chi nhánh đạt đuợc năm 2015 khá cao - xấp xỉ 4,6 tỷ đồng, tăng 16.94% so với năm 2014. Doanh thu từ lãi suất, dịch vụ và thu nhập khác tăng mạnh, tuy nhiên doanh thu từ kinh doanh ngoại tệ lại có sự sụt giảm lớn. Chi phí quản lý năm 2015 khoảng hơn 3 tỷ đồng; tăng mạnh 500 triệu VNĐ so với 2014. Mặc dù các khoản mục chi phí khá cao, tuy nhiên tổng thu nhập và lợi nhuận của chi nhánh vẫn tăng. Từ đó có thể thấy chi nhánh Láng Hạ trong những năm gần đây hoạt động khá hiệu quả.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á (SEABANK) - CHI NHÁNH LÁNG HẠ

2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực

2.2.1.1. Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Cơ cấu lao động tính theo độ tuổi tại chi nhánh Láng Hạ đến hết năm 2015 cụ thể nhu sau:

m học cấp 201 3 60 2 0.03 57 0.95 1 0.02 201 4 79 4 0.05 74 0.94 1 0.01 201 5 87 4 0.05 81 0.93 2 0.02 STT Chức danh Số lượng Tỷ lệ 1 Giám đốc/Phó Giám đốc 7 008 2 Truởng/Phó phòng 21 024 3 Truởng nhóm 15 017 4 Chuyên viên 38 044 5 Khác 6 007 Tổng 87 100 (Nguôn: Phòng HCNS - SeABank Láng Hạ)

2.2.1.2. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

cấu lao động theo trình độ chuyên môn tại chi nhánh Láng Hạ năm 2015 cụ thể nhu sau:

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

(Nguôn: Phòng HCNS - SeABank Láng Hạ)

2.2.1.3. Cơ cấu lao động theo chức danh chuyên môn nghiệp vụ

Cơ cấu lao động theo chức danh chuyên môn nghiệp vụ tại chi nhánh Láng Hạ năm 2015 cụ thể nhu sau:

Có thể thấy nguồn nhân lực tại chi nhánh Láng Hạ còn tuơng đối trẻ, trong đó lực luợng lao động có độ tuổi duới 35 tuổi chiếm 62% tổng số lao động toàn chi nhánh. Lực luợng này rất năng động, dễ tiếp cận với các thay đổi về: môi truờng kinh doanh, điều kiện làm việc, khoa học công nghệ... Đây chính là lực luợng nòng cốt trong lực luợng lao động của chi nhánh. Thực tế nhằm đáp ứng đuợc yêu cầu

công việc và nâng cao hiệu quả làm việc; nguồn nhân lực trẻ này cần đuợc đào tạo, bồi duỡng; để có thể trở thành lực luợng kế cận cho cán bộ quản lý trong tuơng lai. Lực luợng lao động có độ tuổi từ 35-45 tuổi chủ yếu là đội ngũ lãnh đạo, quản lý: Giám đốc, truởng phòng, truởng nhóm... Họ là những nguời có kinh nghiệm và thâm niên trong nghề.

Nguồn nhân lực tại chi nhánh Láng Hạ nhìn chung có trình độ cao. Do đặc thù của ngành Ngân hàng là ngành dịch vụ chuyên nghiệp và có quy mô quốc tế; hầu hết nguồn nhân lực tại chi nhánh Láng Hạ đều có trình độ đại học, cao đẳng (chiếm hơn 90%). Hiện nay, số luợng sinh viên ngành tài chính - ngân hàng rất cao, vì vậy lực luợng lao động đa phần có trình độ đại học. Đối tuợng có trình độ cao học thuờng là các quản lý nhu Giám đốc, truởng phòng.

2.2.2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại SeABank Láng Hạ đuợc thực hiện dựa trên Quy chế đào tạo của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. SeABank - Chi nhánh Láng Hạ kết hợp với phòng Nhân sự của Hội sở và TTĐT thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm tối đa hóa hiệu quả đào tạo.

2.2.2.1. Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Sơ đồ 2.3. Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh Láng Hạ

2.2.2.2. Xác định nhu cầu đào tạo

Xác định nhu cầu đào tạo là khâu đầu tiên và quyết định tất cả các công đoạn tiếp theo trong hoạt động đào tạo. Phân tích nhu cầu đào tạo dựa trên sự so sánh giữa năng lực và hiệu quả công việc hiện tại với năng lực và hiệu quả công việc cần có của nguời lao động. Nhu cầu đuợc đánh giá chính xác, hợp lý sẽ giúp chi nhánh bổ sung kịp thời những thiếu sót của nguồn nhân lực, rút ngắn khoảng cách giữa kết quả thực tế công việc và kết quả mong muốn; góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện công việc với chi phí thấp hơn.

Việc xác định nhu cầu đào tạo, chi nhánh đang áp dụng chủ yếu dựa trên thông tin về nhu cầu của TTĐT. TTĐT đánh giá nhu cầu dựa trên nhu cầu cộng đồng, nhu cầu tổ chức và nhu cầu cá nhân.

- Nhu cầu cộng đồng: Tùy thuộc vào từng giai đoạn của nền kinh tế, TTĐT sẽ

xem xét căn cứ vào các yêu cầu, đòi hỏi của thể của ngành Ngân hàng nói chung và các đối tác nói riêng. Ngân hàng là ngành mang đậm tính chất dịch vụ; nhu việc tu vấn, cung cấp và chăm sóc khách hàng sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ... Ngoài ra,

đây cũng là ngành có phạm vi hoạt động và mạng luới bao phủ các tỉnh thành trong cả nuớc. Ngành dịch vụ đặc thù này với môi truờng làm việc chuyên nghiệp đòi hỏi nguời lao động không chỉ đáp ứng các kiến thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phải có các kỹ năng mềm nhu giao tiếp, thuyết trình, xử lý tình huống ...

- Nhu cầu tổ chức: Trong mỗi giai đoạn phát triển, SeABank đua ra các định huớng, mục tiêu và chiến luợc kinh doanh. Theo đó tùy theo từng định huớng, chiến luợc trong các giai đoạn cụ thể; sẽ có những yêu cầu, đòi hỏi đối với cán bộ, nhân viên về kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc... Khi xuất hiện các yêu cầu đối với CBCNV, TTĐT phải có sự so sánh giữa các kiến thức, kỹ năng chuyên môn hiện có và cần có của nguời lao động. TTĐT đã so sánh dựa trên cơ sở các bản phân tích công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc và đánh giá thực hiện công việc; nhằm đem lại kết quả chính xác.

- Nhu cầu cá nhân: TTĐT thông qua việc phỏng vấn hay sử dụng phiếu điều tra, bảng hỏi để xác định nhu cầu đào tạo của nguời lao động. Mỗi cá nhân lại có những mong muốn, nguyện vọng khác nhau. Chính vì vậy, sau khi thu thập thông

tin về nhu cầu qua phỏng vấn hay phiếu điều tra..., TTĐT sẽ phải tổng hợp, phân tích để thiết kế chuơng trình đào tạo linh hoạt và thích hợp với đa số học viên. Do TTĐT nằm riêng biệt với hệ thống ngân hàng SeABank, nên chủ yếu sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin về nhu cầu đào tạo.

Thực tế, chi nhánh cũng có thực hiện xác định nhu cầu đào tạo; tuy nhiên chủ yếu dựa trên nhu cầu công việc và nhu cầu cá nhân nguời lao động. Về phuơng thức xác định tuơng tự nhu TTĐT, nhung nhu cầu cá nhân thuờng đuợc chi nhánh đánh giá bằng cách quan sát quá trình làm việc của nguời lao động hoặc thông qua các cuộc phỏng vấn.

2.2.2.3. Xác định mục tiêu đào tạo

❖Mục tiêu đào tạo tại SeABank chi nhánh Láng Hạ đuợc xác định dựa theo quy chế đào tạo do Ngân hàng TMCP Đông Nam Á ban hành. Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực mà Ngân hàng huớng tới là:

- Quy định các chính sách và thống nhất phuơng thức tiến hành hoạt động đào tạo tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo tại ngân hàng.

- Đào tạo một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và năng lực phù hợp, đáp ứng đuợc yêu cầu của các vị trí công việc tại SeABank, nâng cao hiệu quả làm việc và năng suất lao động của nguời lao động.

- Sử dụng hiệu quả ngân sách đào tạo, đào tạo đúng kỹ năng, đúng đối tuợng

Một phần của tài liệu 139 HOÀN THIỆN CÔNG tác đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN ĐÔNG NAM á (SEABANK) CHI NHÁNH LÁNG HẠ,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w